Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

TRUNG THU

Bé đón Rằm Trung thu lần thứ 4:


Theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên

Bé Quỳnh Chi cũng như bao trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo.
Hôm nay ngày 14 tháng 8 âm lịch, bố mẹ đưa Quỳnh Chi đi mua quà Trung Thu:









Bé ăn quà Trung Thu

Bé đang xem người làm Tò He- Trung Thu
Người làm TÒ HE TRUNG THU
Hôm nay bố mẹ sẽ bày cỗ, cùng bé, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. 

Ngày mai trong xóm cũng sẽ tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ thật tuyệt:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

PHIM NGA RẤT HAY- Pусскиe Замечатель­ные фильмы (мелодрама) .

Giới thiệu một số bộ phim xuất sắc của Điện ảnh Nga có thể xem trên YouTube:

-
Дом- (премьера 2011)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=qx7XPAUVE3c

-
Гувернантка.Мелодрама.(2009) - YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=1radCM5RL4c;
-
Стерва-. 2012 г. (А.Чернышов, А.Цветаева) - YouTube;
-
Красавица и Чудовище. (2012). - YouTube;
-
Никогда не забуду тебя - YouTube;
-
Край (Фильм 2010) - YouTube;
-
Bướm thép (có phụ đề tiếng Việt)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=wqJ5sT0jPOo
-
Kremen- 4 серия (Sub Việt)- YouTube:
Phim hình sự Nga cực kỳ hấp dẫn - được coi như một kiểu Rambo Nga: http://www.youtube.com/watch?v=HzB-wy7LJVo
-
Phân đội CCCP (Sub Việt)- YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=x3O4AkWVM8w
-
Однажды в Ростове- 24 серия 


Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

MỘT BÀI THƠ HAY CỦA THUẬN HỮU

Những phút xao lòng



















Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
(
Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng



Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được
Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn


Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn

Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn
Và cảm thấy mình như người có lỗi
(Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn)

Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao long


THUẬN HỮU



 
 

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

NGÀY KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI

Hôm nay là 5/9/2013 ngày khai giảng của Thỏ Con- Quỳnh Chi


Bố mẹ lại đưa con đến trường.
Bố nhớ mấy câu thơ sau đã thuộc từ hồi còn học cấp III   

" Emily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc...
- Ði đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Ðừng có hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ."..


Con thay đổi nhiều, chững chạc hơn, cá tính hơn.
Bố mẹ chúc con một năm học mới vui vẻ, bổ ích và mong con ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, cô giáo; có nhiều bạn tốt ở trường.
Con là kỳ vọng của Bố mẹ.

Một số hình ành ngày khai giảng của con:


   












Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

BÉ QUỲNH CHI ĐI HỌC

Quỳnh Chi  tại trường trong buổi học đầu năm 2013

Quỳnh Chi đã 3 tuổi 7 tháng. 

Thế là một năm đã trôi qua kể từ khi bố lần đầu đưa con đi mẫu giáo- Trường Hoạ mi.
Hôm nay ngày 03/9/2013 bố lại đưa con đi học lớp 3C năm mậu giáo thứ hai;
Con đã lớn hơn nhiều và nói nhiều câu nghĩa mà con chưa hiểu hết...
Càng lớn con càng cá tính mạnh...Bố mong con cứng cáp, dẻo giai như cây liệu chịu được sóng gió cuộc đời... 
Bố mẹ thương con rất nhiều!

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

PHỤ NỮ TÂY CÓ ĐÁNG YÊU?


Trước khi đòi hỏi và chê bai đàn ông Việt để chạy theo đàn ông Tây thì chị em phụ nữ Việt cũng nên nhìn lại bản thân mình. Theo tôi cũng chỉ có đàn ông Việt mới chịu được tính cách của phụ nữ Việt thôi, chứ đàn ông Tây mà nhìn thấu bản chất, chắc họ cũng sẽ chạy mất dép.

Tôi là một người sinh sống ở cả Việt Nam và Mỹ một thời gian dài, tôi cảm thấy hình như các chị em Việt đang quá đánh giá cao tầm bản thân của mình. Các chị em nghĩ chồng Tây dễ lấy thế sao? Thực tế tôi nghĩ phụ nữ Việt so với phụ nữ Tây còn thua nhiều điểm lắm.
Thứ nhất, so về ngoại hình. Tôi thấy từ dáng đến khuôn mặt đều thua phụ nữ Tây như: mũi tẹt, dáng nhỏ làm sao cuốn hút và hấp dẫn như các phụ nữ Tây chứ.
Thứ hai, so về tính cách, tôi càng có thể kể ra cả rổ những thứ chị em ta thua xa chị em Tây như: các bạn gái hay vẫn vỗ ngực tự hào là họ đảm đang, hiền dịu, giàu đức hy sinh. Chuyện này tôi nghĩ chỉ đúng với đời các bà, các mẹ ngày xưa của chúng ta mà thôi.
Phụ nữ Tây đảm đang hơn phụ nữ Việt
Còn chị em bây giờ vụng về thấy ớn, đã thế còn hay kêu ca, đòi hỏi. Các bạn sang Tây mới biết phụ nữ Tây đảm đang gấp ngàn lần phụ nữ Việt. Người nước ngoài họ sống tự lập từ nhỏ, cho nên việc nhà họ rất rành, nấu ăn rất ngon. Mà món ăn Tây làm đòi hỏi công phu lắm chứ không đơn giản là cứ xào, đổ mắm, đổ nước vào là xong.
Nhiều cô còn làm bánh mì, bánh ngọt nhoay nhoáy ấy. Mà phụ nữ Tây không có chuyện vừa làm vừa kêu ca như chị em Việt đâu. Tôi có vài người bạn Việt Nam đã lấy vợ, nghe các cậu ấy than thở về vợ cũng thấy ghê. Lúc nào các cậu đó cũng bị vợ lấy lý do làm việc nhà hầu hạ chồng ra để làm cao, chất vấn.
Phụ nữ Tây không như vậy, họ rất vui vẻ khi nấu nướng cho những người mà mình yêu thương. Ðã kêu ca thì họ không làm. Họ không bao giờ quản chuyện tiền nong của chồng như các chị em Việt hay làm. Chỉ cần góp đủ sinh hoạt phí và lo được cho con cái là ổn. Còn đâu tiền ai nấy giữ. Ðâu có khổ sở như đàn ông Việt, tiền mình làm ra mà lại phải giấu giếm như là tiền đi ăn cắp, phải quỹ đen quỹ đỏ khắp mọi nơi.
Bạn gái hiện tại của tôi cũng là người Mỹ. Ở bên cô ấy, tôi thấy thoải mái, vui vẻ hơn nhiều so với bạn gái người Việt trước đây của tôi. Riêng về điểm này, tôi thấy phụ nữ Việt rất vô lý. Họ không có sự tôn trọng tối thiểu đối với chồng. Nên nhớ vợ chỉ là người bạn đời chứ không phải là mẹ mà o ép. Có nhiều chị em còn giữ hết tiền lương của chồng, rồi hàng ngày “phát tiền” cho chồng như kiểu mẹ đưa tiền quà sáng cho con trước khi đi học.
Về đức hy sinh, tôi thấy phụ nữ Tây còn hơn phụ nữ Việt. Bạn bè Tây của tôi có mẹ ở nhà nội trợ rất nhiều, hy sinh toàn bộ sự nghiệp cho chồng con. Mà cái quý là họ không cho đó là hy sinh, họ tự nguyện và coi công việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình là một công việc cao cả.
Các bà mẹ Tây rất giỏi. Một nách 3, 4 con vẫn nuôi con khôn lớn, đẹp đẽ, giỏi giang, không một lời than thở kêu ca. Còn mấy bạn trẻ Việt bây giờ mới “lên chức” làm mẹ nuôi con mà đã làm như đang đi trả nợ, kêu than ầm ĩ.
Tôi không thích kiểu một vài phụ nữ Việt cứ lấy cái cớ sinh con vất vả ra để hành hạ và đòi hỏi đàn ông. Các bạn sinh con ra, được làm mẹ thì phải lấy đó làm điều hạnh phúc thiêng liêng. Cớ sao lại dùng đứa con ra làm lý do uy hiếp chồng thế?
Phụ nữ Tây đáng yêu hơn phụ nữ Việt
Họ vui vẻ, thân thiện, cư xử thật lòng. Chứ phụ nữ Việt thì bên ngoài tươi cười như hoa nhưng bên trong thì tính toán. Phụ nữ Việt luôn nghi ngờ, luôn đề phòng tất cả những người xung quanh, đặc biệt đối với chồng và gia đình chồng.
Một điểm nữa là phụ nữ Tây không biết nói khích, nói xéo như phụ nữ Việt. Có gì không vừa lòng thì họ bảo thẳng, bàn bạc cách giải quyết sao cho hợp lý. Ðâu có như các chị em phụ nữ ở đây, nếu không được như ý mình là y như rằng sẽ đá thúng đụng nia, sưng sỉa cả ngày.
Ði chơi với phụ nữ nước ngoài tôi thích một điều là họ rất hiểu chuyện. Tôi cũng không hiểu người Việt ta lấy đâu ra quan niệm là đàn ông phải lo kinh tế, đi đâu cũng phải trả tiền dù chỉ là bạn bè, đồng nghiệp bình thường, nếu không trả sẽ bị xem là ki bo, thậm chí còn bị bảo là đàn bà. Vô hình chung, gánh nặng tiền bạc đặt lên vai đàn ông rất nhiều. Nhưng chị em Tây không như vậy. Họ chia tiền, bình đẳng. Phụ nữ bên đó không có thói quen đào mỏ, ỷ lại như nhiều phụ nữ Việt Nam.
Còn về “chuyện ấy”
Phụ nữ Việt còn nhiều quan niệm bảo thủ trong sex và không giỏi bằng phụ nữ nước ngoài. Mặt khác, họ cũng hay lười tập thể dục nên thường sức khỏe rất yếu và thiếu sự chủ động chốn phòng the.
Nhiều chị em Việt khen đàn ông Tây thoáng, không để ý chuyện trinh tiết.Tuy nhiên, người nước ngoài rất coi trọng sự chung thủy trong tình yêu. Ðối với họ, sự đồng điệu về tinh thần rất quan trọng, người yêu phải là tri kỷ của họ. Phụ nữ Việt không thế, cái mà họ quan trọng lại là sự chung thủy về thể xác, còn tinh thần thì lại rất hay phản bội. Biểu hiện là một số người thường xuyên đứng núi này trông núi nọ, so sánh người đàn ông của mình với người khác.
Ðiều này tôi đánh giá là tệ hơn nhiều so với ngoại tình thể xác. Yêu phụ nữ Việt cũng rất mệt mỏi. Một là yêu mà không được đụng đến, yêu chay, tình yêu chẳng khác gì tình bạn. Còn nếu lỡ đụng đến họ rồi thì họ lại bắt đàn ông phải chịu trách nhiệm, biến chuyện tình yêu trở nên nặng nề, trở thành gông cùm trói chân, rất nhàm chán. Tôi thích cách yêu của phụ nữ Tây. Họ thoải mái, thậm chí có thể sống chung với người yêu.
Thật ra họ không hề buông thả chút nào, mà là họ rất cẩn thận. Họ muốn xem xét mọi khía cạnh xem có phù hợp hay không rồi mới tiến đến hôn nhân, một việc đại sự cả đời, mới ký vào bản cam kết ràng buộc nhau về pháp luật.

THEO VNEXPRESS

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT THẾ KỶ 20

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết Con Chó của thân chủ, được giới truyền thông bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.


 



"Thưa quý ngài hội thẩm
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành.
Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.
Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là Con Chó của ta.
Con Chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này.
Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn  là một Con Chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi " ./.

Bản gốc:
"Eulogy on the Dog"                    Tribute to a Dog 

Gentlemen of the jury: The best friend a man has in this world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name, may become traitors to their faith.
The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it the most. A man’s reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads. The one absolutely unselfish friend that a man can have in this selfish world, the one that never deserts him and the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog.
: Gentleman of the jury: A man’s dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only he may be near his master’s side. He will kiss the hand that has no food to offer, he will lick the wounds and sores that come in encounters with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains.
When riches take wings and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him to guard against danger, to fight against his enemies, and when the last scene of all comes, and death takes the master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by his graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad but open in alert watchfulness, faithful and true even to death.

 

Georges Graham Vest
March 4, 1879 - March 3, 1903  
 

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

10 bài học dành cho bố

   Làm cha không hề dễ. Không hề có “hướng dẫn làm cha” nào kèm theo khi bạn chính thức lên chức bố, bạn chỉ có thể tìm hiểu qua cuộc sống hàng ngày cùng con.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 bài học quan trọng mà mỗi người cha cần thấu hiểu trong suốt hành trình nuôi dạy con của mình.
1. Yêu con vô điều kiện
Tình phụ tử không nên đi kèm với một phép thử. Không phải lúc nào bạn cũng có thể thích những gì con bạn làm hay những lời con nói. Bạn có thể ghét một số hành động của con mình nhưng bạn vẫn yêu thương bé, đó là điều không phải bàn cãi. Hãy chắc chắn rằng bé biết mình không bao giờ đánh mất tình yêu của bố. Mỗi ngày bạn nên nói với bé, bạn yêu bé biết bao.
2. Dạy bé qua các ví dụ cụ thể
Trẻ em dễ xem những gì bạn làm hơn là nghe những gì bạn nói. Nếu bạn muốn bé thực sự để tâm đến những bài học cuộc sống của mình, không chỉ nói mà hãy cho bé thấy những ví dụ cụ thể.
3. Không nói dối con
Hãy trung thực với con cái của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải chia sẻ tất cả mọi chi tiết trong cuộc sống với bé, hoặc nói với bé tất cả những tham vọng, những nỗi sợ hãi hay những thất vọng của bạn. Nên nhớ, bé chỉ là con của bạn, không phải là vợ và cũng không phải là cha xứ rửa tội của bạn. Chỉ cần tất cả những gì bạn nói với con là đúng sự thật.
4. Không đòi hỏi sự hoàn hảo
Trẻ em cũng giống như tất cả mọi người, đều mắc sai lầm. Con của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Một trong những cách hữu hiệu mà bé có thể học để trở thành một đứa trẻ tốt hơn và sau này trở thành một người lớn tuyệt vời là học qua những trải nghiệm của chính bé và thử lại những bài học ấy. Hãy tha thứ cho những sai lầm của bé, và sau này bé cũng sẽ biết tha thứ cho bạn.

5. Hãy quan tâm đến bé
 Hãy dành sự quan tâm cho con của bạn. Nếu bé muốn nói điều gì đó với bạn, bạn không nên lắng nghe chỉ bằng một tai. Có thể bạn rất gần gũi với con cái nhưng bé vẫn không nói cho bố tất cả mọi điều bé nghĩ hay bé cảm thấy. Chỉ bằng cách quan tâm chú ý đến bé, bạn mới nắm bắt được những dấu hiệu mà bạn không bao giờ muốn bỏ lỡ, bạn mới kịp thời có được một cái ôm hay những lời khuyến khích động viên vào lúc bé cần nhất.
6. Hãy là một tấm gương
Dù muốn hay không, bạn chính là hình ảnh người đàn ông mà con trai của bạn muốn giống thế khi trưởng thành và con gái của bạn muốn kết hôn với. Hãy chắc chắn rằng bạn xứng đáng với sự tin tưởng của bé, bé sẽ bước theo dấu chân bạn, hoặc chia sẻ cuộc sống với một người giống như bạn. Hãy chính trực, giữ các lời hứa của mình, tập thể dục và ăn uống đúng cách, tận tâm với những việc mình làm, yêu quý và tôn trọng người bạn đời của mình.
7. Không nhạo báng, sỉ nhục và làm bé phải xấu hổ
Con cái cần sự hỗ trợ chứ không cần những chỉ trích của bạn. Có nhiều vấn đề trong cuộc sống hoặc thời thơ ấu có thể khiến con bạn sợ hãi, lo lắng và nghi ngờ. Là một người cha, bạn phải có trách nhiệm nâng đỡ bé, để bé phát triển chứ không phải khiến con mình nhụt chí. Đừng bao giờ cố ý chế nhạo, sỉ nhục khiến con bạn xấu hổ, tự ti. Hãy nhớ quy tắc vàng bạn đối xử với ai như thế nào, người đó sẽ đối xử như thế với bạn.
8. Hãy cười, nhảy múa và ca hát
Cuộc sống có thể gây áp lực, khiến bạn mệt mỏi và chán nản nhưng điều đó không thể ngăn cản bạn tận hưởng những khoảnh khắc quý giá bên con. Hãy chỉ ra cho bé thấy bé đã mang lại niềm vui như thế nào cho bạn. Đừng bao giờ để mình bị cuốn theo những mối bận tâm riêng mà bỏ lỡ những cơ hội được cười vui bên con. Hãy nhảy múa và ca hát với con bất cứ khi nào bạn có thể. Nếu bạn đang bị một điều gì chi phối, gây áp lực, mặc kệ nó, hãy cứ vui vẻ và mỉm cười. Cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ.
9. Chuẩn bị tinh thần cho rủi ro
Trong khi dạy con cách ăn uống hay chơi bóng, đừng quên dạy bé cách chấp nhận rủi ro. Một trong những phương pháp tốt nhất dạy bé việc chấp nhận rủi ro chính là chia sẻ một vài câu chuyện và kinh nghiệm của chính bạn. Không nên gắn bó với một công việc mà bạn đã chán ghét chỉ vì những đồng lương hàng tháng nếu bạn thực sự đã mong muốn có một công việc kinh doanh riêng. Hãy nắm lấy cuộc sống và thực hiện theo những giấc mơ của bạn. Hãy đi tìm những niềm vui. Và hãy chỉ cho con của bạn biết điều đó.
10. Tôn trọng sự lựa chọn của con
Bạn có thể là một thần tượng với con nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ làm theo tất cả những gì bạn làm hay thích tất cả những gì bạn thích. Nếu bạn là một fan cuồng nhiệt của thể thao nhưng con trai hay con gái bạn thích đàn dương cầm hơn, hãy tôn trọng bé và học cách hiểu các bản nhạc của Mozart. Mỗi đứa trẻ là duy nhất. Học những gì khiến con bạn trở nên đặc biệt và khác với mọi người cũng chính là một trong những trách nhiệm quan trọng của một người cha.
Theo Kim Kim

LÀM GÌ?

TÌNH THƯƠNG VÀ NỖI LO CỦA NGƯỜI BỐ


Tất cả các con của bố, bố đều thương: Minh Thuỷ, Sơn và Quỳnh Chi.
Nhưng Quỳnh Chi nhỏ nhất, Bố chưa lo được gì cho con cả, mà con mới hơn 3 tuổi.
Quỳnh Chi được bố chiều hơn, nhưng nó lại hơi cá tính; nghe nói người đầu có 3 xoáy thông minh, nhưng bướng lắm, bố cũng lo...
Sau này lớn lên, trưởng thành các con rồi sẽ hiểu: "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha".
Còn bây giờ thì bố phải lo bày dạy bé Quỳnh Chi như thế nào, trong một môi trường đầy bất trắc, khó lường mà con vẫn lớn nổi thành người như mong mỏi của bố mẹ.  
Bố yêu chiều con liệu có đúng không? Sao nhiều khi con vẫn không nghe bố, hay dẫn dỗi. Mắng con thì bố sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này, vì con là niềm hy vọng của bố và con gái của bố vốn rất nhạy cảm...
Liệu ngạn ngữ: " Thương con cho đòn, ghét con cho ăn" có đúng hoàn toàn?
Có lẽ phải kết hợp cả hai.
Bố phải làm gì đây?

Sáng Chủ nhật ngày 21/7/2013


Hai bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bố chép lại cho con


Tặng mèo con Quỳnh Chi:


Tình cờ lên mạng thấy hai bài thơ về bé hay quá, Bố mạn phép Anh Nguyễn Trọng Tạo copy vào Blog này để đọc cho con nghe:

BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG


Bố mẹ đi làm
Ta đi học nhé
Áo quần sạch sẽ
Bầu trời trong xanh.
Giữ gìn bàn chân
Đừng quên đôi dép.
Giữ gương mặt đẹp
Nhớ đừng giận nhau.
- Thước kẻ bạn đâu?
- Ở trong cặp sách!
- Cây bút bạn đâu?
- Ở trong cặp sách!
- Lọ đầy mực viết?
- Thì ở trên tay!
- Còn bài thơ hay?
- Ở ngay dưới mũ!…
Bạn bè đông đủ
Không thiếu một ai
Con đường thì dài
Đôi chân thì ngắn
Thời giờ nghiêm lắm
Chẳng thích dong chơi
Nhưng mà bạn ơi
Xin đừng chạy vội
Có đoàn có đội
Tới trường cùng nhau
Ai tụt lại sau
Bước mau cho kịp!…

Đại Lải, 4-1983


BÉ TẬP NÓI VẦN

Mẹ ơi, nghe nhé
Con sẽ nói vần…
Chân trời mặc quần
Cởi tràn hạt gạo
Bố ngồi xem báo
Chim sáo tha mồi.
Núi đứng núi ngồi
Rong chơi mây trắng.
Gà con bới nắng
Cu Thắngnhà.
Cây hồng đơm hoa
Cái loa hay nói.
Mèo khoang kêu đói
đối đớp mồi.
Tươi thắm nụ cười
Mồng tơi hoa tím.
Ngoài đồng lúa chín
Nhẵn thín sân nề.
Uốn cong con đê
Ê-ke vuông góc.
Bình vôi trọc lóc
Mái tóc mẹ dài.
Con học thuộc bài
Hoài dạy hát.
Dã tràng xe cát
Chú Đạt làm thơ.
Chẳng thuộc bao giờ
thơ trúc trắc.
Đại Lải, 1983.

Ghi Chú: Không biết Anh Tạo có nhớ nữa không: Mình và Anh Trần Đình Quỳnh người Hương Khê-  người cùng cơ quan và là bạn chiến hữu trong quân đội với Anh Nguyễn Trọng Tạo đã cùng uống rượu tại Khu tập thể Ty Ngoại Thương Nghệ Tĩnh- Quán Bàu TP Vinh khoảng mùa thu năm 1985. Nghe Anh nói chuyện thơ thất là thú vị....

TÔI BẤT ĐẦU LẬP BLOG

                  LÀNG QUAN NỘI BLOG


Bắt đầu một ngày mới














       Tôi thường xuyên lướt và xem nhiều trang web nổi tiếng trên intenet.
      Rất quan tâm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn học, nghệ thuật...
        Thường xem phim Nga trên Yotube không có phụ đề tiêng Việt, Tôi đã sống học tập 5 năm tại TP Kiev, Ucraina - quê hương thứ hai đã ghi dấu những kỹ niệm đẹp của một thời tuổi trẻ sinh viên nông nổi với tình yêu lãng mạn đầu đời với cô bạn gái Nga Lena, ngây thơ, những buổi đi hái ngô tại khu nghỉ mát bên sông Teterev và những biến cố khó quên...
         Thời gian trôi thật nhanh.
        Nhưng tên đường phố Prosveshenhia và Khoa dự bị trường Đại hợp TH quốc gia đỏ mang tên Shepshenco, Kigvidze và Trường Đại học CNN Kiep (KTILP) - Đại lộ Kresatchic TP Kiev, thành phố Ritomir, Vinhixa, sống Teterev... cộng hòa Ucraina, TP Leningrat, Nhà máy dêt Kratsnaia Zaria những địa danh thân quen khác và các bạn học Nga Vitia, Xasha, Lena, Tamara..đã lùi sâu vào dĩ vãng...                               
                      Trường ĐH tổng hợp Đỏ mang tên Taras Shepchenco    
             




Trong ngày lao động Cộng sản cùng Trần Đức Hoàn- quê Hà Nam  


Bộ 3 Nghệ An: Dương Trọng Bảng, Nguyễn văn Thành và Trịnh Văn Huệ trước cổng Ký túc xá Đại học tổng hợp Kiep mang tên Tarat Shepchenco, trên đường Proxveshenie, TP Kiep

            Lao động hái táo tại nông trường cách TP Kiep 200 km cùng 2 sinh viên Thái Bình   

              Đi Picníc cùng các bạn sinh viên khoa Kỹ sư kinh tế Trường CCN Kiev
  Những địa danh khó quên:


                                        Trưởng ĐH TH đỏ Kiev mang tên Taras Shepchenco

                                                       Bách hóa tổng hợp Trung Tâm TP 

                                                                   Đại lọ Kresatchic

                                                                      Chợ đầu bò Kiev
                                                             Cầu tình yêu, CV trung tâm  


  Những năm tháng đầy ắp kỷ niệm vui buồn, khó quên gắn bó với Ty Ngoại Thương Nghệ Tĩnh, Unimex Nghệ An, Công ty ĐTHTKT VL với các Anh là lãnh đạo cấp trên: Trưởng ty Ngoại thương Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Liên hiệp CT XHK Nghệ An Võ Văn Thái và các sếp gần gủi đáng kính đã quá cố: anh Đặng Đình Toản, anh Phạm Văn Viên, nay chỉ còn ông Hoàng Hài...lên đến chức Phó tổng kiểm toán nhà nước mà có 1 lần mình được chúc rượu với ông Vương Đình Huệ TKTNN vào năm 2018 tại Nghi Phong, TP Vinh      
Những ngày đi công việc không biết mỏi với Khách hàng là ông Pukidome ở Tokyo, Yakohama và bị lạc tại Thành Phố cảng Kobe khi đi công tác cùng ông Hồ Xuân Hùng chủ tịch tỉnh Nghệ An năm 1992.  
Và những ngày rong ruổi trên đất nước Triệu Voi với những kết quả công việc không như mong muốn vì quá ngây thơ tin vào những gì mình biết và suy nghĩ về DNNN. Cảm phục trước một quan chức đáng kính- Bí thư tỉnh ủy Trương Đình Tuyển về cái tâm của ông đối với viêc công, sẽ có một bài viết riêng về ông WTO mà mình được gặp khi ông làm Bộ trưởng bộ thương mại ở khu Giảng Võ HN.   
Những cái mốc ghi dấu cuộc đời: 1971- 1974- 1978- 1992- 2002 và 01/07/2013 cũng đã trôi qua.
Nay có điều kiện thời gian, tôi lập trang Blog Làng quan nội là  tên của quê cha đất tổ của bà cô họ Dương.
Tôi viết blog để đúc kết cá nhân, để bày tỏ suy nghĩ về nhân tình thế thái...
Tôi sẽ dành tâm huyết viết cho con gái yêu: QC- Lusky- Krisk- Nuse.
Tôi cũng kỳ vọng Blog này cùng là cơ hội để hội ngộ với những bạn học là sinh viên Trường ĐH Công nghiệp nhẹ Kiev- Ucraina 1971-1976 và các bạn học Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội khoá 1986-1990...
    
"Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn"
(Chế Lan Viên)


Phạm Đình Toái TP Vinh, chiều hè 16/7/2013.