Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIÈU MA

VĨNH BIỆT CHA ĐẺ “ MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIÈU MA"

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên, là lính kỹ thuật binh chủng Phòng không - Không quân, làm báo, viết văn với bút danh Thao Trường. 

Mảnh đất lắm người nhiều ma là tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai dòng họ Trịnh và Vũ với cuộc tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn. 

Tác phẩm này như một lời tiên tri về thế giới chúng ta đang sống - thế giới người và ma lẫn lộn. Ma hiện hình trong cả những nơi chúng ta không hề nghĩ tới.

Là một tiểu thuyết nổi tiếng được nhiều bạn đọc, nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm, được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 2011, tác phẩm được chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình dài tập nổi tiếng Đất và Người

 

Ngày 02/10/2024 ông đã rời khỏi mảnh đất 'lắm người nhiều ma' mà ông từng đau đớn, cảnh báo.

 

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

NỘI DUNG GIA PHẢ

 GIA PHẢ VÀ HỆ THỐNG PHÂN CẤP THỨ BẬC TIỀN NHÂN  

 

Nước có sử, nhà có phả. Sử của nước ghi rõ từng thời kỳ với những con người, sự việc của nước nhà; còn gia phả là sử của một dòng họ ghi những việc thuộc dòng họ ấy, bắt đầu từ ông/bà tổ phụ mẫu, người mà những người đang sống biết được, ghi đầy đủ về tổ quán của ông /bà tổ ấy cho đến ngày nay; ghi các thành viên (hậu duệ) của dòng họ, thứ thế (đời), ngày sinh, ngày mất, ghi hành trạng của họ; ghi phả đồ, ngoại phả và phụ khảo.

Nước trong giai đoạn không có sử gọi là huyền sử. Nhà không có phả gọi là huyền phả, tổ tiên, truyền thống dòng họ, con người, sự việc dựa vào ký ức và truyền khẩu, do vậy lâu ngày bị mai một. Có gia phả, mọi việc sẽ rõ ràng, chính xác, lưu truyền mạnh mẽ và trong thời đại internet sẽ lan tỏa khắp thế giới.Người có gia phả sẽ tự tin, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình để củng cố niềm tin, vững bước đi lên trong mọi tình huống. 

Có gia phả, cháu chắt sẽ nắm chắc ngày giỗ ông bà, không cưới gả với người trong họ, nắm rõ thứ thế để giao tiếp, thưa gửi có tôn ti trật tự.

1. Gia phả, Chi họ và Phái họ

- Gia phả gồm có 3 phần:

+ Chính phả: Gồm có 3 phần là phả ký, phả hệ và phả đồ.

+ Ngoại phả: Ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào…

+ Phụ khảo: Ghi địa chí xóm thôn, đình, miếu, lăng, am thờ cúng….

Nghiên cứu, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả là tư liệu quí giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học. 

- Trưởng họ (tộc trưởng) là người con trai trưởng của chi thứ nhất (còn gọi là chi trưởng). Chức trưởng họ do cha truyền con nối. Trường hợp không có con trai thì chức trưởng họ chỉ truyền lại trong nội bộ chi trưởng, không truyền cho các chi bên dưới.

- Chi họ: Là do ông Thủy tổ họ sinh ra và phân chia lần đầu thành các Chi họ (Tuy nhiên, các Chi họ có thể phân chia từ đời thứ hai, hoặc đời tiếp theo)  - Phái: từ các Chi họ tiếp tục phân chia ra thành nhiều phái. Có thể xem ông đầu phái họ là đời thứ 3 của dòng họ

 

2. Hệ thống phân cấp trong gia phả

Người xưa chưa hệ thống hóa thứ tự bằng những con số, chỉ áp dụng phân loại chi nhánh họ theo hệ can chi. Do quen dùng can, chi để tính năm, tính tuổi, người xưa đã áp dụng qua chi nhánh họ để phân loại trưởng thứ như:

Chi Giáp là danh hiệu cho con Trưởng và dòng con cháu về sau;

Chi Ất là danh hiệu cho con thứ hai và dòng con cháu; Chi Bính con thứ ba; Chi Đinh con thứ tư Chi Mậu con thứ năm..v.v.

Cho đến nay chưa có một điển chế thống nhất phân chia các cấp sinh hạ trong dòng tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dựa nguyên lý “Thủy hữu nguyên, mộc hữu bổn” (nước có nguồn, cây có gốc) mà chia huyết thống sinh hạ thành các cấp: Chi (cành, nhánh cây); Phái (dòng nước, nhánh sông)..., trong đó:  

Dòng họ: Là các thế hệ nối tiếp nhau nhiều đời, có cùng chung một nguồn gốc tổ tiên;

Chi họ: Là do ông Thủy tổ họ sinh ra và phân chia lần đầu thành các chi họ. Tuy nhiên, các chi họ có thể phân chia từ đời thứ hai, hoặc đời tiếp theo mới phân chia.

Phái họ: Là từ các chi họ tiếp tục phân chia ra thành nhiều phái. Có thể xem ông đầu phái họ là đời thứ 3 của dòng họ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải được phân chia từ đời thứ 3, thứ 4, thứ 5 hoặc đời tiếp theo mới phân phái.

Cành: Mỗi phái phân ra nhiều cành. Như vậy, con, cháu, chắt… của ông đầu phải là Thủy tổ của mỗi cành họ.

Nhánh:  Là từ cành họ được phân chia ra nhiều nhánh, mỗi nhánh họ đều có nguồn gốc từ một cành, và mỗi cành đều có nhiều nhánh.

Chi nhánh: Là từ mỗi nhánh, tiếp tục phân chia ra nhiều chi nhánh; và còn tiếp tục phân chia thành nhiều nhóm,  có nơi còn gọi là dài.

Như vậy, khái niệm dòng họ, chi họ, phái, cành, nhánh, chi nhánh là thống nhất từ một nguồn gốc do ông Thủy tổ họ sinh ra và là đầu mối của các thế hệ trong một dòng họ thống nhất.

3. Các thứ bậc Tiền nhân

Trong phả cổ hoặc trong cúng tế những bậc quá cố được viết và đọc khác so với khi còn sống. Theo đó, phân thứ bậc các đời thì người xưa áp dụng hệ thống "cửu tộc", hay xưng hô theo Hán-Việt phân chia Thập hệ.

Cha gọi là Hiền khảo, mẹ là Hiền tỷ;

Ông bà nội là Tổ khảo, Tổ tỷ;

Cố (Cụ) là Tằng Tổ khảo, Tằng Tổ tỷ;

Can (Kỵ) là Cao Tổ khảo, Cao Tổ tỷ;

Các bậc trên nữa gọi chung là Tiên Tổ các đời cho đến Thủy Tổ. Một số họ từ bậc Cao Tổ khảo, cứ thêm một bậc lại thêm một chữ “cao”, chẳng hạn: Cao Cao Tổ khảo, Cao Cao Cao Tổ khảo...

3. Cách xưng hô thứ bậc trong Gia tộc theo từ Hán - Việt:

Trong hệ thống gia phả, phân chia Thập hệ (10 thế hệ) như sau :

[+5]. Tiên tổ

[+4]. Cao tổ

[+3]. Tằng tổ

[+2]. Hiển tổ

[+1]. Hiển

[+0]. BẢN THÂN

[-1]. Tử

[-2]. Tôn

[-3]. Tằng tôn

[-4]. Huyền tôn.

Thập hệ này tính theo Nội tộc, tức là theo đằng Cha, Ông nội...

Chữ "Khảo" chỉ đi với người trực hệ và dành cho người đàn ông; chữ "Tỷ" dành cho người đàn bà.

Bậc Hiển bao gồm Cha, chú, bác (trai) đằng nội. Cha là Hiển khảo, chú là Hiển thúc, bác là Hiển bá.

Bậc Hiển tổ bao gồm các ông. Ông nội là Hiển tổ khảo. Các ông khác là Hiển tổ thúc, hiển tổ bá.

Bậc Cao tổ là bậc Cụ (Cố).

Bậc Tiên tổ là bậc Kị (Can).

Tuy vậy không nhất thiết Tiên tổ và Cao tổ có nghĩa là ở vào hàng [-5] và [-4].

Thường theo Gia phả, thì bậc đầu tiên trong Gia tộc sẽ là Tiên tổ, tiếp theo là Cao tổ. Vì vậy nếu gia tộc có nhiều đời thì tiếp theo Cao tổ sẽ không phải là Tằng tổ, mà là các bậc Đệ tam tổ, đệ tứ....

Tiên tổ (khảo) sẽ là người đầu tiên mở ra Gia tộc, một dòng, hoặc một chi họ. Nhưng không nhất thiết phải là tổ của Họ.

Tổ của một họ là Thuỷ tổ, thường không biết được chính xác, ngoại trừ một số ít họ.

Bậc tổ khai nghiệp của Hoàng tộc sẽ là Thái tổ.

Các chức danh tương ứng ngày xưa thì gọi theo hệ thống "cửu tộc" hay "thập hệ".

Thí dụ: Dòng họ Dương Trọng xã Thịnh Sơn,huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An có nguồn gốc:

[-5]. Tiên tổ là cụ ông: Dương Nhất và cụ bà Nguyễn Thị Giám

[-4]. Cao tổ là cụ ông Dương Viết Chính và cụ bà Đậu Thị Trà (đời can)

[-3]. Tằng tổ là cụ ông  Dương Công Bình và cụ bà Phùng Thị Yên ( đời cố)  

[-2]. Hiển tổ là cụ Dương Quý Công và hiển tổ tỷ là cụ bà Thái Thị Đạm ( là đời ông)

[-1]. Hiển khảo là Dương Công Cơ và hiển tỷ là Trần Thị Bằng ( lầ đời cha);

[+0]. Là các 3 chi: Dương Hướng, Dương Trọng Chương Dương Trọng Năng và Bà Cô Dương Thị Đẩu ( la đời con)  

[+1]. Chi Dương Trọng Hanh (Chi Can Ất) tách tứ Chi Trưởng Dương Hướng (Chi Can Giáp)- là đời cháu

[+2]. Nhánh Can Vân, Nhánh Can Phiên và Nhánh Can Hoàn tách từ Chi trưởng (can Giáp Dương Trọng Đỉnh)- là đời chắt   

4. Về cách gọi, đặt tên chữ lót

- Húy (tên đẻ): tên cha mẹ đặt lúc nhỏ để ghi vào sổ sách, gia phả, con cái không được gọi.

- Thụy (hèm): khi chết do vua đặt hoặc do người trước khi chết dặn đặt (Tên sau khi mất đối với đàn ông).

- Hiệu: tên riêng tự chọn sau khi mất đối vỡi đàn bà, thường lấy tên nhà phật.

- Tự: tên theo tập quán từng vùng lúc trưởng thành. Tên tước do vua ban…

- Bí danh: nếu có theo yêu cầu công việc.

5. Về hệ thống phân cấp trong gia phả

Người xưa chưa có quan niệm hệ thống hóa thứ tự bằng những con số cho nên chỉ áp dụng phân loại chi nhánh họ theo hệ can chi. Do quen dùng can, chi để tính năm, tính tuổi, người xưa đã áp dụng qua chi nhánh họ để phân loại trưởng thứ như:

Chi Giáp là danh hiệu cho con Trưởng và dòng con cháu về sau;

Chi Ất là danh hiệu cho con thứ hai và dòng con cháu;

Chi Bính con thứ ba...; Chi Đinh con thứ tư... Chi Mậu con thứ năm...

Cho đến nay chưa có một điển chế thống nhất việc phân chia các cấp sinh hạ trong dòng tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã dựa nguyên lý “Thủy hữu nguyên, mộc hữu bổn” (nước có nguồn, cây có gốc) mà chia huyết thống sinh hạ thành các cấp: Chi (cành, nhánh cây); Phái (dòng nước, nhánh sông)...

Dòng họ: Là các thế hệ nối tiếp nhau nhiều đời, có cùng chung một nguồn gốc tổ tiên;

Chi họ: Là do ông Thủy tổ họ sinh ra và phân chia lần đầu thành các chi họ. Tuy nhiên, các chi họ có thể phân chia từ đời thứ hai, hoặc đời tiếp theo mới phân chia.

Phái họ: Là từ các chi họ tiếp tục phân chia ra thành nhiều phái. Có thể xem ông đầu phái họ là đời thứ 3 của dòng họ. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải được phân chia từ đời thứ 3, mà có thể đời thứ 4, hoặc đời tiếp theo mới phân phái.

Cành: Mỗi phái phân ra nhiều cành. Như vậy, con, cháu, chắt… của ông đầu phải là Thủy tổ của mỗi cành họ.

Nhánh:  Là từ cành họ được phân chia ra nhiều nhánh, mỗi nhánh họ đều có nguồn gốc từ một cành, và mỗi cành đều có nhiều nhánh.

Chi nhánh: Là từ mỗi nhánh, tiếp tục phân chia ra nhiều chi nhánh; và còn tiếp tục phân chia thành nhiều nhóm,  có nơi còn gọi là dài.

Như vậy, khái niệm dòng họ, chi họ, phái, cành, nhánh, chi nhánh là thống nhất từ một nguồn gốc do ông Thủy tổ họ sinh ra và là đầu mối của các thế hệ trong một dòng họ thống nhất.

5. Phong tục cúng giỗ

Theo sách Thọ Mai Gia Lễ thì ông bà ta có tục lệ "Ngũ đại mai thần chủ", tức việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép "Ngũ đại đồng đường".

: Ngũ Đại Mai Thần Chủ

  (ngũ = 5) 

  (đại = đời)

  (mai = mai táng, chôn cất)

  (thần = thần linh, thần hồn) 

  (chủ = chủ nhân, chú 

Cần chú ý là hai chữ "thần chủ" ( ) ghép với nhau là một từ chỉ cái bài vị (tấm thẻ đề tên người chết) đặt trên bàn thờ để thờ. 

"Ngũ đại mai thần chủ" = Năm đời thì đem chôn bài vị.

Xưa không có ảnh, nên ai chết thì làm bài vị, đặt trên bàn thờ để cúng giỗ.

Đây là câu quy định cách cúng giỗ tổ tiên, đến năm đời thì đem bài vị chôn đi, cúng giỗ chung với các bậc tổ tiên.

Trong 5 đời là tính cả đời người chịu trách nhiệm cúng giỗ (đời 1), nên thực tế thì chỉ cúng có 4 đời là: Cao, Tằng, Tổ, Phụ, tức 4 đời tính từ dưới lên là: cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ (hay cố, đời 4) và kỵ (hay can, đời 5). Các đời trên Cao tổ khảo (tức kỵ/can) gọi chung là Tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của Thuỷ tổ. Người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang thần chủ của cụ đời thứ 6 đem đi chôn và sửa lại thần chủ của các đời bên dưới bằng cách nâng lên một bậc, cụ đời 6 được rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia tiên trong các dịp giỗ chạp, tết lễ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Mai Hoa, "Gia phả dòng tộc" Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 2009;

2. Trương Đình Bạch Hồng,"Vài nét về phả học" Viện nghiên cứu lịch sử;

3. Nguyễn Đức Dụ, "Gia phả khảo luận và thực hành", Nhà xuất bản văn hóa 1992;

4. Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí, Hà Nội,  Nhà xuất bản khoa học xã hội 2009.