Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

NHŨNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

   TH  Đ‼️Nhiều người chưa biết hết về ĐTDĐ

“Tôi đã dùng ĐTDĐ hơn 20 năm nay từ khi là chiếc đt hòn gạch cùi bắp thô và to, cho đến giờ là chiếc đt thông minh đời mới nhất nhưng đúng quả thật cũng chỉ biết sử dụng được một vài tính năng của nó. Nay đọc được thông tin này mới thấy hiểu biết về chiếc đt mình đang dùng là quá it ỏi. Tôi nghĩ có lẽ nhiều bạn cũng như tôi. Chia sẻ này mong cung cấp thêm cho bạn vài thông tin bổ ích nào đó, mọi người hãy đừng bỏ qua nhé. 
Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình : Mở cửa xe khi bị kẹt chìa khoá ở trong xe , mất chìa khoá xe vẫn lái xe đươc , hết pin vẫn sử dụng điện thoại được..v.v...
Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè…
Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục nếu ta biết được những “tuyệt chiêu” của chiếc ĐTDĐ.
Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi ĐTDĐ lại báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc pin. ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.
Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# và bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng… Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa! Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo đang có 50% dung lượng!
50% là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book... Khi bạn sạc lại pin, lượng pin dự trữ sẽ đầy lại trước khi lượng pin của máy được sạc đầy.
Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112, số này được tất cả các ĐTDĐ công nhận. Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay bất cứ một nơi nào đó, nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bình tĩnh bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.
Khi bạn bấm số 112, ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn!
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng ĐTDĐ của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
- Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
- Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
Mỗi ĐTDĐ đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng. Ở Việt Nam có các công ty như Mobifone, Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Ở Việt Nam thì không biết như thế nào nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.
Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại. Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã qua sử dụng, hãy nhớ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải là người ăn cắp!
***
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất ĐTDĐ của bạn? Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang sử dụng:
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang với… hàng mã để đốt cúng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc pin. Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất trước khi mua!
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.”
***


Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

BỐ MẸ NÊN BIẾT ĐỪNG LÀM HẠI CON CÁI

Con trai đang khoẻ mạnh bỗng dưng qua đời, bố mẹ hối hận khi kiểm tra camera
Hai vợ chồng vội vàng về nhà xem lại camera trong phòng con xem có vấn đề gì không. Rồi anh chị chết đứng khi thủ phạm mà bác sĩ nhắc đến chính là...
Bữa tiệc mừng cả hai vợ chồng Phượng và Cường được thăng chức được tổ chức tưng bừng ở nhà hàng. Mọi người ai cũng tấm tắc khen gia đình anh chị, tài giỏi gì đâu mà lại được cả vợ lẫn chồng.
Gia đình Phượng đúng là mẫu gia đình lý tưởng, vừa giỏi làm kinh tế, vừa giỏi chăm sóc con, chăm sóc cha mẹ. Vợ chồng Phượng nhìn nhau mỉm cười với thành công của mình.
Hình như trong nụ cười ấy, ánh mắt ấy, cả Phượng và Cường dường như không hề chú ý đến sự tồn tại của cậu con trai 6 tuổi đang ngồi ở một góc bàn. Trước mặt nó là đĩa thức ăn đầy ú ụ nhưng nó vẫn không hề mảy may động đến.
Bà giúp việc ngồi bên cạnh không ngừng khen thức ăn ngon và gắp thức ăn vào đĩa cho nó nhưng nó vẫn không hề để tâm. Tâm trí của nó bây giờ đang dồn hết vào cái trò chơi điện tử trên tay rồi. Nó chỉ ngẩng đầu lên khi có ai đó đến hỏi nó, cho nó thứ gì đó và nó nói cảm ơn đúng như lời bố mẹ nó dặn mà thôi.
Mà hình như cũng phải 4 tuần đi học rồi, hôm nay nó mới được ăn cơm cùng với bố mẹ nhưng lại không phải là ngồi chung một bàn mà chỉ là được đi cùng mà thôi. Còn bố mẹ nó đang bận tiếp khách, chúc tụng người ta cơ.
Chiếc điện thoại trên tay chẳng phải là nó muốn chơi ngay từ đầu đâu mà là bố mẹ nó.
Từ ngày bận rộn công việc không thể có thời chơi cùng với nó hay đưa nó đi chơi nữa là đã mua hẳn một chiếc ipad đời xịn để cho nó xem mấy video trò chơi hay mấy bộ phim hoạt hình mà nó thích.
Ban đầu nó cũng không có hứng thú với việc xem này nhưng cứ mỗi lần nó đi qua phòng bố mẹ sau khi học bài xong, đợi bố mẹ kể chuyện cho nghe hoặc chơi cùng với nó là y như rằng bố mẹ nó xua tay:
- Nào con, cầm iPad sang phòng con chơi đi, mau lên, để cho bố mẹ còn làm việc không muộn rồi. Mà xem xong nhớ đi ngủ sớm đấy nhé.
Bố mẹ nó cứ thế ngồi làm việc và chẳng để ý gì tới nó hết. Có khi nó thức không biết là đến khi nào vì bố mẹ nó có dặn rằng lát nữa sau khi nó học xong sẽ sang chơi cùng với nó nhưng rồi nó đợi mãi, đợi mãi mà vẫn chẳng thấy bố mẹ nó đâu.
Đêm đó nó tủi thân, khóc rất nhiều rồi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay. Mà sáng hôm sau, những tưởng rằng đôi mắt hơi sưng của nó sẽ khiến cho bố mẹ nó để ý đến nó thì ai ngờ được bố mẹ nó đã đi từ sớm từ khi nào rồi. R
ồi cũng từ đó, cả ngày nghỉ ở nhà, nó không được bố mẹ cho đi chơi vì bố mẹ nó quá bận rộn, mà đi với bà giúp việc thì nó không thích. Nên đó chính là lý do khiến cho nó làm bạn thân với cái iPad.
"Cứ học bài xong thì nó lại nằm lên giường, tắt hết điện giống như ngủ rồi để xem iPad. Còn bố mẹ nó, cứ nghĩ rằng mình có một đứa con ngoan ngoãn, ăn uống đúng giờ, học hành, ngủ nghỉ cũng đúng giờ. Cho đến một ngày…
Vợ chồng Phượng và Cường rụng rời khi bà giúp việc gọi điện đến báo con anh chị đã nhập viện. Bà giúp việc còn bị anh chị mắng cho một trận xối xả vì tại sao không chăm sóc nó cho tốt, để cho nó ốm mà cũng không biết để báo với anh chị. Nhưng quả thực tối hôm qua nó vẫn còn khỏe mạnh bình thường kia mà.
Ngồi ngoài cửa phòng cấp cứu, cả hai vợ chồng lòng như lửa đốt. Rồi bác sĩ ra thông báo cái điều khiến cho chị ngất lịm tại chỗ còn anh thì quỳ gục. Con anh chị đã qua đời do bị trụy tim. Tại sao lại có chuyện vô lý như vậy được chứ. Bác sĩ nói do con anh chị đã nằm im xem thứ gì đó quá lâu mà không hoạt động.
Anh chị vội vàng về nhà xem lại camera trong phòng con xem có vấn đề gì không. Rồi anh chị chết đứng khi thủ phạm mà bác sĩ nhắc đến chính là chiếc iPad mà anh chị đã mua cho con.
Do không có ai chơi cùng nên thằng bé đã nằm xem iPad cả mấy tiếng đồng hồ trên giường.
Đưa con về mà anh chị không ngừng trách móc mình, nước mắt chị lăn dài, anh thì mặt mũi thất thần. Chuyện xảy đến quá đột ngột, anh chị thực sự vẫn không tin mình đã mất con. Nhưng lỗi do ai ngoài anh chị khi cứ không thể quan tâm đến con thì đưa cho con xem điện thoại. Giá như anh chị có thể quay lại thì…
Theo Khoevadep