Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

QUÊ HƯƠNG MỖI NGƯỜI CHỈ MỘT

HỒN QUÊ  -  

                  QUÊ HƯƠNG NẾU AI KHÔNG NHỚ...


Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày...”, những vần thơ của Đỗ Trung Quân, được Giáp Văn Thạch phổ nhạc, đã trở thành một ca khúc rất nổi tiếng và được ưa thích trong vòng 20 năm nay.



Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn, là tác giả của nhiều thi phẩm đã được phổ nhạc như “Hương tràm” (1978, Vũ Hoàng phổ nhạc), “Chút tình đầu” (1984, Vũ Hoàng phổ nhạc thành “Phượng hồng”), “Khúc mưa” (1988, Phú Quang phổ nhạc)... Tuy nhiên, nhắc đến Đỗ Trung Quân, có lẽ đa số sẽ nghĩ ngay đến “Bài học đầu cho con”, ra đời năm 1986.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà thơ cho biết bài thơ được đăng lần đầu năm 1986 ở báo “Khăn quàng đỏ”, và đây là món quà tặng bé Quỳnh Anh, ái nữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới lên 1 tuổi.

Cũng theo Đỗ Trung Quân, trong lần đầu đăng tải, BTV Việt Nga (con của nhà thơ Lê Giang) đã bỏ một vài đoạn và thêm câu cuối cùng “Sẽ không lớn nổi thành người” vào bài và nhạc sĩ Giáp Văn Thạch khi phổ nhạc đã sử dụng bản đó, khiến ca khúc tự nhiên mang sắc thái răn dạy nhuốm màu chính trị, yếu tố làm cho nhiều người xa xứ không bằng lòng và nhà thơ cũng tỏ ra tiếc vì điều đó.


Khi Đỗ Trung Quân cho đăng lại vào năm 1991 ở trong tập thơ “Cỏ hoa cần gặp”, tác giả đã đưa lại nguyên bản như sau: 

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
 
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa đêm mưa
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ...



Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

CĂN BỆCH GIẢ DỐI KHÓ SỬA

Hãy vì một nền giáo dục có đạo đức

  •   Dương Quốc Việt


Biếm họa. Nguồn Tuổi trẻ cười
      Thực trạng giáo dục nước nhà, chỉ trừ những kẻ vô cảm nhất, hay những kẻ đang trục lợi từ sự yếu kém của nó, mới không thấu. Người ta đặt cho giáo dục rất nhiều mục tiêu cao cả, không sai! Nhưng thật khó hiểu, thật khôi hài, là ở chỗ, những phẩm chất tối thiểu-căn cốt nhất, mà bất cứ một nền giáo dục bình thường nào cũng cần phải có, thì nền giáo dục của ta dường như vẫn chưa đạt được, và ít thấy chuyển biến. Liệu có phải chăng mọi thứ sẽ đồng thời - cùngđược thay đổi trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo”?
      Án Anh (578-501 TCN)-một nhân vật lịch sử làm quan dưới hai triều vua: Tề Trang công (553-548 TCN) và Tề Cảnh công (547-490 TCN) thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, một lần đi sứ nước Sở, Sở vương muốn làm bẽ mặt nước Tề, nên trong lúc đang tiếp ông, đã ngầm sai mấy người lính dắt một tù nhân đingang qua. Khi đó Sở vương liền gọi hỏi-tên kia là người nước nào, bị tội gì, thì một người lính cho biết- tội phạm chính là người nước Tề, bị bắt vì tội trộm ngựa. Sở vương cho họ lui rồi quay sang hỏi Án Anh-người nước Tề hay trộm cắp vậy sao? Án Anh đáp: "Cây quýt trồng ở phương Bắc vốn cho quả ngọt, trái sai, nhưng khi đem trồng ở phương Nam thì quả lại thành chua, đã thế lại còn ít quả nữa. Tại sao thế? Đó là do phong thổ vậy. Người nước Tề giữ đạo luân thường, xưa nay vốn không trộm cắp, nhưng khi sang làm dân nước Sở lại sinh tật xấu. Tại sao thế? Âu cũng là do phong thổ vậy". Sở vương nghe mà đành phải chịu phục.
     Câu chuyện nổi tiếng trên, được viết ra nhằm nói về cái tài xử thế và ngoại giao của một vị quan nước Tề, dẫu vậy nó đã để lại một thông điệp lớn rằng-môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính con người sống ở đó. Vậy người ta cần phải làm những gì, để kiến tạo ra môi trường, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, trước hết được phát triển lành mạnh, và tiếp đó là có được những phẩm chất cao quýkhác?
Hơn thế nữa,trong thời đại ngày nay, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, cạnh tranh ảnh hưởng,là điều sống còn, mặt khác tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, chưa kể còn bị lấn chiếm, chèn ép bởi ngoại bang, thì rõ ràng chúng ta chỉ còn có thể trông cậy vào “tài nguyên con người”. Vì thế cần phải biếtxây dựng và “tái tạo” không ngừng nghỉcho nguồn tài nguyên này, phát triển theo kịp văn minh của thời đại.
     Thử hỏi một xã hội mà căn bệnh giả dối kéo dài, diễn ra trong mọi ngóc ngách của đời sống, thì những cá nhân sống trong đó sẽ ra sao? Khoa học hiện đại đã chứng minh, và lịch sử nhân loại đã xác nhận rằng, một trong những tác hại rất lớn của môi trường xã hội giả dối, là hủy diệt khả năng sáng tạo, cũng như hủy diệt nhân tài. Ở những thời đại như vậy, dường như nhân tài không xuất hiện, nguyên khí bị tổn thất nặng nề, hiện trạng suy thoái xã hội vì thế mà kéo dài, thậm chí nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
     Và một việc làm thường thấy, để một xã hội thoát khỏi tình trạng suy thoái, người ta đầu tư vào giáo dục. Khỏi phải nhắc lại những lợi ích căn bản mà một nền giáo dục tốt mang lại. Cũng như chưa cần bàn đến những mục tiêu lớn lao khác, mà mọi quốc gia tiên tiến đòi hỏi ở nền giáo dục của họ.Điều cấp bách-chúng ta cần phải làm ngay, đó là xây dựng một nền giáo dục có đạo đức, đào tạo ra những con người có đạo đức. Hãy cần bắt đầu như thế! Và rõ ràng rằng, mục tiêu cốt lõi này, nếu chưa làm được, thì mọi mục tiêu khác, sẽ chỉ là hoang tưởng.
     Bởi theo ý niệm truyền thống thì “đạo” bao hàm “thiên đạo”-đạo trời, còn “đức” là chỉ việc con người thuận theo “đạo”. Như vậy "vô đạo đức", cũng có nghĩa là "chống trời"-bạo nghịch - bất chấp quy luật của tạo hóa. Vì thế đạo đức là nền tảng của mọi thứ, khi đạo đức vẫn còn bất ổn, thì đừng bao giờ nghĩ đến việc có nền khoa học, nền văn học, nền kinh tế, nền giáo dục... phát triển. Rằng đây cũng là một định luật, mà những thực thể muốn tồn tại và phát triển trong thế giới này, cần phải sớm nhận ra.
      Cuối cùng người viết cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội hôm nay, là một hiểm họa to lớn đối với dân tộc. Để cứu vãn tình trạng này, trước hết đòi hỏi những người lãnh đạo đất nước phải thấu hiểu, phải đặt quốc gia-dân tộc lên trên tất cả, để tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt cần phải thức tỉnh cộng đồng nhận thức rõ, nguy cơ này, là một nguy cơ khủng khiếp nhất, có ảnh hưởng sống còn đến giống nòi, đến sự tồn vong của dân tộc. Và ngoài việc quyết liệt giải quyết những vấn đề cấp bách của thể chế, thì cần làm cho được-để có một nền giáo dục lành mạnh, một nền giáo dục có đạo đức.
   

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT ĐỘC LẬP VỚI NGƯỜI HÁN

Bất ngờ về nguồn gốc bộ gen người Việt


TO - Nghiên cứu này có nhiều điểm mới được phát hiện về y sinh và nguồn gốc người Việt, trong đó có những điểm rất bất ngờ là có thể người Việt chúng ta có khởi nguồn từ... châu Phi và độc lập với người Hán.

Công bố nghiên cứu bộ gen người Việt: Bất ngờ về nguồn gốc - Ảnh 1.
Đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc người Việt - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây là nghiên cứu lớn về bộ gen người Việt và trước khi được công bố chính thức tại VN, nhóm nghiên cứu đã gửi công trình này tới tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation.

Người Việt bắt nguồn từ châu Phi?
Ông Nguyễn Thanh Liêm, viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về hệ gen người Việt Nam, cho hay điều mà ông thấy bất ngờ ở kết quả nghiên cứu là về nhân chủng học, bộ gen người Việt có nhiều điểm tương đồng với bộ gen của người Thái Lan và là bộ gen ít bị pha trộn.
"Cùng sống trong một khu vực rộng lớn mà người Việt có tiếng nói riêng, nhưng bộ gen của quần thể người Kinh Việt Nam tương đồng với quần thể người Thái Lan, chứng tỏ có những quan hệ về di truyền. Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt "nằm cạnh" một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc. 
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ thêm nguồn gốc tổ tiên của người Việt, một vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi nhưng lại thiếu các bằng chứng khách quan về nghiên cứu bộ gen" - ông Liêm cho hay.
Vậy thì tổ tiên của người Việt chúng ta ở đâu? Theo PGS Lê Sỹ Vinh - chuyên gia phân tích hệ gen, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tổ tiên người Việt nằm trong nhóm người (hiện đại) đã di cư từ châu Phi từ 200.000 năm trước, khoảng 40.000 - 60.000 năm trước đã đến cư trú tại Đông Nam Á, trong đó có VN, sau đó tiếp tục di cư lên các nước Đông Á. 
PGS Vinh cho rằng trước đây một số học giả cho rằng nguồn gốc người Việt là người Hán ở phía Bắc Trung Quốc, nhưng giả thuyết mới là tổ tiên chúng ta di cư từ phía biển vào, đến Đông Nam Á trước khi đến Trung Quốc. 
"Nghiên cứu hệ gen người liên quan nhiều đến y, sinh học, nhưng cũng liên quan đến lịch sử và nhân chủng học" - PGS Vinh nhận xét.
Công bố nghiên cứu bộ gen người Việt: Bất ngờ về nguồn gốc - Ảnh 2.
Ước mơ có "lá tử vi sinh học"
Theo nhóm nghiên cứu, những nghiên cứu đầu tiên về hệ gen người của các nhà khoa học trước đây bắt đầu từ năm 1990 và đến năm 2003 mới giải xong trình tự bộ gen đầu tiên, chi phí của công trình kéo dài 13 năm này lên tới 2,7 tỉ USD. 
Sau đó, có một nghiên cứu 1.000 bộ gen của 26 dân tộc trên thế giới, trong đó có 101 người Kinh sống ở TP.HCM, thực hiện từ 2008 - 2015 được các nhà khoa học quốc tế thực hiện.
Tại VN mới có những nghiên cứu quy mô nhỏ, giải trình tự một vài bộ gen người. Đến 2016, nhóm các nhà khoa học do GS Nguyễn Thanh Liêm đứng đầu đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu này. 
Trong đó, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu gen của 305 người có 3 đời là người Kinh và không mắc các bệnh di truyền, thực hiện giải trình tự gen trên hệ thống máy giải trình tự hiện đại nhất. Đến cuối năm 2018, công trình hoàn thành và tháng 5-2019 nghiên cứu được chấp nhận đăng tải trên tạp chí Human Mutation.
"Y học hiện nay là y học cá thể, trước đây cùng một căn bệnh sẽ có một phác đồ chung, nhưng nếu điều trị dựa trên cơ sở tham chiếu "cuốn từ điển" là bộ gen từng người sẽ cho kết quả tốt hơn nhiều. Trước đây từng có những chỉ định thuốc tốt cho bệnh nhân này nhưng bệnh nhân kia lại không vì có gen kháng lại. Hoặc có thuốc có người dùng khỏe lại, nhưng có bệnh nhân dùng bị điếc luôn. Nếu có một "lá tử vi sinh học" cho từng người, xem nguy cơ bệnh của từng người mà phòng từ sớm thì sẽ rất tốt, ví dụ như bệnh nhân đó có nguy cơ mắc tim mạch, đột tử hay ung thư, từ đó có ứng xử phù hợp" - ông Liêm nói.
Sau nghiên cứu này, một nghiên cứu khác sẽ tiếp nối, với cỡ mẫu là 1.000 bộ gen người Việt. Tuy nhiên, nghiên cứu trên 305 người kể trên là lần đầu tiên có một nghiên cứu quy mô về bộ gen người Việt với những ứng dụng tiềm năng có ích cho người Việt chúng ta. 
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã giải mã một câu chuyện trong lịch sử: dù có nhiều khu vực biên giới chung và mối quan hệ lâu đời nhưng hệ gen của người Việt lại không có sự giao thoa nhiều hay chịu ảnh hưởng từ hệ gen người Hán.
Bộ gen người Việt có nhiều khác biệt
Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp và độ đo khác nhau để phân tích mối quan hệ giữa các quần thể người.
So sánh hệ gen người Kinh với hệ gen các quần thể người khác trên thế giới cho thấy hệ gen người Việt có sự đa dạng cao so với hệ gen các quần thể người khác. Kết quả chỉ ra sự khác biệt lớn về tần suất xuất hiện của nhiều biến đổi di truyền.
Ví dụ, có đến 1.24 triệu biến đổi xuất hiện phổ biến ở người Kinh, nhưng xuất hiện rất ít ở các quần thể người khác.
Đáng chú ý, nghiên cứu này phát hiện ra hơn 700.000 biến đổi di truyền trên người Kinh chưa được ghi nhận ở bất cứ quần thể người nào khác trên thế giới.
So sánh các biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh trong nghiên cứu này với các biến đổi di truyền ở quần thể người Hán Trung Quốc công bố trong dự án 1.000 hệ gen người trên thế giới cho thấy sự khác nhau về bộ gen của người Việt so với bộ gen của người Hán, nhất là người Hán phía Bắc Trung Quốc, khoảng 1/3 số lượng biến đổi di truyền ở quần thể người Kinh không xuất hiện trong quần thể người Hán Trung Quốc và ngược lại.
Theo tôi, cơ sở dữ liệu này đóng góp lớn cho tri thức về hệ gen người trên thế giới, đặc biệt là cho người châu Á.
Ông NGUYỄN THANH LIÊM
Kết quả đáng khích lệ
Theo PGS Đồng Văn Quyền - phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ VN:
Phân tích được bộ gen con người là hết sức có ý nghĩa về mặt khoa học, các nước phát triển trên thế giới đều có dự án giải mã bộ gen.
Cách đây 10 năm Viện Công nghệ sinh học đã có dự án phân tích bộ gen thi thể người Việt, nhưng mới tập trung đối tượng người dân tộc thiểu số. Hiện chúng tôi bắt đầu giải mã gen người, nhưng mới chọn đối tượng đặc thù để nghiên cứu.
Việc phân tích giải mã bộ gen người hiện không còn khó khăn vì có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện công nghệ, nhưng có ý nghĩa lớn về khoa học nói chung và y học nói riêng.
Thông qua việc giải mã bộ gen, sẽ hỗ trợ y học cá thể hướng đến những bệnh di truyền, bệnh liên quan đến trao đổi chất, dị ứng thuốc, trong đó có thể phát hiện những bệnh về di truyền, dự đoán sớm nguy cơ thông qua việc so sánh gen của người bệnh với người thân, gia đình để phát hiện những đột biến gen gây bệnh, giúp việc chữa trị và phòng bệnh.
Hoặc như đối với việc sử dụng thuốc, tác dụng cùng một loại thuốc trên những người khác nhau sẽ khác nhau, dẫn đến tác dụng của thuốc biến đổi mà một trong những nguyên nhân là từ gen...
Giải mã bộ gen sẽ giúp so sánh, tìm ra được những biến dị để có được lộ trình phù hợp, phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Việc phân tích được nguồn gen sẽ mang đến tiềm năng to lớn trong chẩn đoán, chữa bệnh, tuy nhiên, số mẫu gen giải mã chỉ 305 chưa phải là nhiều, vì bệnh của con người chủ yếu là bệnh đa gen, do đó cần phải có con số càng lớn thì độ tin cậy mới càng cao. Cần đa dạng mẫu gen.
Với điều kiện khoa học hiện nay, muốn dựa vào việc giải mã gen để phát triển y học, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người Việt, cần tiếp tục nghiên cứu, vì con số 305 bộ gen chưa có ý nghĩa nhiều về khoa học, chưa đủ để thu được những thông tin mong muốn.
Tuy nhiên đây cũng là thành công lớn, là kết quả ban đầu đáng khích lệ, có thể gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo.
THANH

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

SỨC MẠNH CỦA MỸ CÒN NGUYÊN

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, sức mạnh của Mỹ còn nguyên!

"Khi ông Trump "đánh" vào các nền kinh tế của nhiều nước lớn vừa qua mà không ai làm gì được nước Mỹ thì tức là nước Mỹ vẫn mạnh thật. Sức mạnh ấy không phải do Tổng thống Trump tạo ra mà do các Tổng thống tiền nhiệm tạo ra. Nước Mỹ vẫn vĩ đại như cũ, chỉ có điều là phải làm thế nào để giữ cho sự vĩ đại ấy đứng yên". 

Tiếp tục chia sẻ với Dân Trí xung quanh chủ đề của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, chuyên gia, luật sư và nhà tư vấn kinh tế Việt Nam Nguyễn Trần Bạt cho rằng: Tổng thống Trump là người thức tỉnh nước Mỹ về sự mất cảnh giác trong toàn cầu hóa.


Ông Nguyễn Trần Bạt: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, sức mạnh của Mỹ còn nguyên! - 1
Luật sư, nhà tư vấn kinh tế, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, nhà sáng lập InvestConsult Group

Thưa ông, Mỹ đang phong tỏa một số hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, điều này được cho sẽ tác động đến Việt Nam vì một số doanh nghiệp Việt có sử dụng phần cứng, phần mềm của nước này, ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?
- Tôi nghĩ chúng ta có thể bị tác động đấy, hiện nay doanh nghiệp Việt theo tôi biết mới chỉ mua và mua được những thứ phù hợp với túi tiền của mình. Chúng ta liệu có tiền để mua các công nghệ thuần túy phương Tây không? Ưu thế của Huawei là giá cả phù hợp và công nghệ của họ là rất mạnh, đến mức người Mỹ sợ và phải gây chiến.

Cuộc chiến tranh thương mại và công nghệ của Mỹ với Trung Quốc thể hiện đầy đủ sự giác ngộ của người Mỹ đối với tiến bộ khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Làm cho thiên hạ ngại mình là cả một sự cố gắng khổng lồ.
Công nghệ của Huawei không thuần sở hữu của Trung Quốc, nó là công nghệ được biến đổi từ nhiều sự khôn khéo thương mại. Nhờ sự khôn khéo thương mại mà Huawei có được các thành tựu về công nghệ và chúng ta đến mua hàng của họ.
Người Mỹ là công nghệ nguồn, Huawei là công nghệ F1, nó cũng có những sáng tạo riêng của nó để khắc phục các thiếu sót của quá trình trước. Còn chúng ta chỉ có khả năng mua công nghệ thế hệ F2 trở đi.
Trong thương mại, chúng ta không có quyền lựa chọn chỉ đi theo ai đơn thuần bởi vì chúng ta không có tiền. Cho nên chúng ta càng phải khôn ngoan. Nếu không đủ tiềm lực để tính toán lợi ích của quốc gia mình, thì ít nhất chúng ta cũng phải đủ khôn ngoan để các công ty tự lo cho quyền lợi của họ.
Bí mật công nghệ là vũ khí nên rất khó đem đổi trác, trong thời đại cách mạng 4.0, nhiều người tin Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ nguồn!? Còn ông, ông có tin vào điều này với một vài doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện nay?
- Tiếp cận với công nghệ nguồn là vô cùng khó, các nước thiết lập hàng rào kỹ thuật đảm bảo lợi ích quốc gia rất ghê gớm. Chúng ta phải tính hết tất cả mọi chuyện, phải có chính sách thật khôn ngoan cho các công ty, phải khuyến khích các công ty tự làm, tự đảm bảo sự cân bằng lợi ích của mình.
Bên cạnh đó, Chính phủ phải luôn ý thức về vai trò của mình trong việc nâng đỡ, hỗ trợ các công ty trong quá trình cạnh tranh quốc tế.
Báo chí thế giới cho rằng để Trung Quốc trở thành một đối trọng với Mỹ về công nghệ, thương mại như hiện nay là sai lầm của Mỹ trong nhiều năm khi Đảng Dân chủ cầm quyền, cụ thể là là do cựu Tổng tống Barack Obama. Ở nhiệm kỳ của Tổng thống Donal Trump, nước Mỹ thực sự thể hiện vị thế siêu cường của mình. Ông có quan điểm gì về vấn đề này?
- Tôi không thích nhận định của báo chí quốc tế. Đấy là một nhận định làm rạn nứt các quan hệ chính trị trong lòng nước Mỹ và làm cho người Mỹ khó chịu.
Giai đoạn trước, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người Mỹ ở trong thế được giải phóng ra khỏi sự ràng buộc của chiến tranh lạnh và phát triển một cách tự do.
Các Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ có điều kiện thuận lợi hơn, chỉ có điều là họ hơi quá đà vào một vài nhiệm kỳ gần đây nên đã mất cảnh giác. Người ta đổ cho Tổng thống Obama, nhưng ông ấy cũng không phải là người có lỗi hoàn toàn về chuyện này. Nói cho cùng, sự "lạc quan tếu", coi nước Mỹ không thể bị ai vượt qua về kinh tế, công nghệ của người Mỹ đã dẫn đến hệ quả này.
Tôi cho rằng, không phải đến thời Tổng thống Obama mới vậy, thời Tổng thống Clinton, thời Tổng thống Bush, người Mỹ đã vậy rồi, cho nên năm 2008 mới có khủng hoảng tài chính.
Hơn nữa, tất cả các nền chính trị lớn bao giờ cũng có quán tính, chừng nào còn chưa lăn hết năng lượng của nó thì người ta chưa thức tỉnh. Tổng thống Donald Trump là ranh giới của sự thức tỉnh của người Mỹ về sự mất cảnh giác trong quá trình toàn cầu hóa.
Có thể khen Tổng thống Trump thông minh nhưng đừng chê Tổng thống Obama và các Tổng thống trước, bởi vì nói cho cùng họ đã tạo ra một nước Mỹ mà cho đến khi xuất hiện cuộc chiến tranh thương mại như thế này người ta mới hiểu hết được về sức mạnh của nó.
Có thể Tổng thống Obama cũng không hiểu hết về sức mạnh của nước Mỹ, cho nên sự khiêm tốn của ông ấy làm cho người ta có cảm giác ông ấy sai.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đến Trump, người Mỹ mới thức tỉnh, mới giật mình rằng thế giới không còn là riêng của mình nữa. Nhưng, tình hình cũng không bi quan đến mức nước Mỹ suy thoái hay yếu đi nhanh chóng.
Khi ông Trump "đánh" vào các nền kinh tế của nhiều nước lớn vừa qua mà không ai làm gì được nước Mỹ thì tức là nước Mỹ vẫn mạnh thật. Sức mạnh ấy không phải do Tổng thống Trump tạo ra mà do các Tổng thống tiền nhiệm tạo ra. Nước Mỹ vẫn vĩ đại như cũ, chỉ có điều là phải làm thế nào để giữ cho sự vĩ đại ấy đứng yên.
Nhiều người cho rằng nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump thay đổi mọi quy luật thương mại song và đa phương, họ sẵn sàn rút lui các thỏa thuận, đáp trả thương mại các nước khác để ngăn chặn cường quốc kinh tế mới nổi, ông có đồng tình hay không?
- Tất cả các quốc gia đều dùng các bộ luật quốc tế, Trump cũng không đi ra ngoài chuyện ấy, chỉ có cái là ông ấy phá vỡ các thỏa thuận chứ không phải phá vỡ các luật lệ.
Chiến tranh thương mại là một cuộc chiến tranh rất đúng luật, nhưng nó phá vỡ các thỏa thuận có sẵn. Các dự thỏa thuận có thể được luật hóa hoặc không, cho nên tồn tại một sự nhầm lẫn quốc tế rằng cái gì đã thỏa thuận là thành luật.
Bây giờ ông Trump phá vỡ các thỏa thuận chứ không phá vỡ hệ thống luật lệ. Phá vỡ các thỏa thuận một cách rất đúng luật, đấy chính là sự thông minh của ôngTrump.
Có những người nhắc đến Tổng thống Trump thì hay nói đến bản tính của "một con buôn" vì luôn tìm lợi ích kinh tế cho người Mỹ trong các vấn đề song và đa phương, đây cũng là cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc thần túy, bảo hộ, ông nghĩ sao?
- Chẳng có gì đáng chê, vì mục đích sâu xa của quan hệ thương mại là cho đi và nhận lại, tất cả những cái đấy đều là khen. Tất cả các nhà kinh doanh đều vĩ đại.
Phương pháp luận của một nhà kinh doanh giúp Tổng thống Trump đến gần thực tế kinh tế hơn so với nhiều nhà chính trị khác, làm cho ông ấy tự tin hơn trong các kế sách và tạo ra các bất ngờ có chất lượng khi thương lượng hoặc xung đột thương mại.
Với tư cách là nhà lãnh đạo một quốc gia trong công cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, thì Trump là một Tổng thống xuất sắc. Ông ấy không chừa bất cứ đối tác nào, ông ấy sẵn sàng phá vỡ các cam kết có sẵn đối với người châu Âu, sẵn sàng phạt các đồng minh của mình như Mexico hay rút chân khỏi TPP khi không thấy lợi ích nước Mỹ, doanh nghiệp Mỹ...
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguyễn Tuyền (Thực hiện)

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

XỨNG DANH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

7 NỖI LO HAY " THẤT TRẢM SỚ" CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÕ THỊ DUNG


Sáng 28/3, Đại biểu Võ Thị Dung đã khiến nghị trường sôi động hẳn lên khi đề cập tới 7 vấn đề hệ trọng mà đất nước đang phải đối mặt:
Thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm. Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, nhưng họ thì ngày càng lấn tới. Đó là nỗi lo lớn về đại sự quốc gia.
Thứ hai là nỗi lo nội xâm, quốc nạn tham nhũng lớn, nhỏ, tham nhũng vặt ngày càng gia tăng, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Việc gì cũng phải lót tay, phải lại quả, việc gì cũng phải có phong bì… gây nên một nếp sống nguy hại cho xã hội. Tình trạng lãng phí cũng là quốc nạn gắn với tham nhũng làm cản trở sự phát triển đi lên của đất nước.
Thứ ba là nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội. Đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật, chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến trong một bộ phận xã hội. Tính tham lam, ích kỷ, tệ dối trá, lừa đảo, cướp giật, giết người… mất an toàn trong vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tệ nạn khác đang tạo ra sự bất an cho nhân dân.
Thứ tư là nỗi lo tụt hậu kinh tế. Năng suất lao động thấp, cộng với lãng phí cạn kiệt tài nguyên và các tiềm năng nguồn lực của đất nước; lo sự đổi mới chưa triệt để, chưa theo kịp sự phát triển của thế giới rất năng động và sáng tạo.
Thứ năm là nỗi lo về nợ công quá cao chưa có biện pháp giải quyết căn cơ, có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Lo bội chi ngân sách lớn và triền miên do còn tiêu xài quá đà, lãng phí chưa chịu dừng.
Thứ sáu là nỗi lo văn hóa dân tộc đang bị thiếu hụt xuống cấp. Con người thiếu hụt văn hóa thì làm sao có văn hóa.
Thứ bảy là nỗi lo thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành, dẫn đến tùy tiện, buông lỏng, qua loa, đại khái trong thực hiện, giảm hiệu lực chủ trương, chính sách pháp luật, làm trật tự xã hội suy yếu và mất dần động lực phát triển.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

MỘT BÀI THƠ SEX HAY


MỘT BÀI THƠ HAY VỀ SEX CỦA “TRÀ GỪNG GỪNG”

 
Một bài thơ tả về 1 cuộc tình chớp nhoáng giữa “1 nạ dòng” với 1 “trai tân” sex tới độ nếu Hồ Xuân Hương có sống lại cũng sẽ vái tác giả này cả nón...Không tin các vị chú ý 2 câu này:
Mắt em vừa khuyết lưỡi liềm
Nõn nà eo chị nét đường đê cong..

Con đê ngăn lũ và con đê chữ nghĩa bị cong vênh lên trong cuộc tình này thì chỉ thơ của HXH mới sánh được...
  

BIẾT RẰNG CHỊ ĐÃ CÓ CHỒNG

Biết rằng chị đã có chồng
Em nghe hương lúa vẫn nồng như xưa
Bõm bì em lội dưới mưa
Chị ra đầu ngõ chị đưa em về
Em cười típ mắt ngô nghê
Tay chị ấm cả lối quê đường làng
Hai ta như sợi rơm vàng
Xoăn vào nỗi nhớ mơ màng đồng chiêm
Mắt em vừa khuyết lưỡi liềm
Nõn nà eo chị dáng triền đê cong

Dù cho chị đã có chồng
Diêu Bông em cứ nặng lòng thì sao?
Mây buông cánh yếm đi nào
Nồng nàn gió khẽ ru vào...ngẩn ngơ
Em nào tiếc cả giấc mơ
Dù ai xé toạc câu thơ yên bình!
Trăng thanh vẫn sáng sân đình
Suốt đời em chỉ yêu mình chị thôi!
( Chị ơi! Má nám mất rồi
Chân chim khóe mắt-đồi mồi chấm bi
Chị đừng tiếc tuổi xuân thì
Khi mà em đã bước đi chung đường
Diêu Bông đã hóa giọt sương
Khung trời ảo mộng hóa thương thật thà )
Bao giờ chị mới nhận ra.....?

Trà Gừng Gừng : 7/5/16


Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

ĐÀN ÔNG MONG MUỐN CÓ CON TRAI

Người đàn ông này mong muốn có hai đứa con trai. Giấc mơ của anh ta cuối cùng đã thành sự thẬt!



Niềm khích lệ và tấm gương của sự kiên trì cho các quý ông    

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Bảy đại nguy cơ của Trung Quốc
  •   Khắc Trung
  • Thứ sáu, 01 Tháng 3 2019 16:47 

   
                          
Một cảng hàng hóa ở Giang Tô, TQ tháng 7 2018. ẢNh TTXVN  

  
       Trước thềm Xuân Kỷ Hợi - 2019, từ ngày 21 đến 24/01/2019, Tập Cận Bình triệu tập người phụ trách chủ yếu đảng chính quân các tỉnh thành khu tự trị toàn quốc về dự “lớp nghiên cứu chuyên đề ngăn chặn hóa giải nguy cơ lớn”. Trong phát biểu ý kiến tại “lớp nghiên cứu…”, Tập Cận Bình nêu lên “7 đại nguy cơ” mà Trung Cộng phải đối mặt: nguy cơ chính trị, nguy cơ ý thức hệ, nguy cơ kinh tế, nguy cơ khoa học công nghệ, nguy cơ xã hội, nguy cơ môi trường bên ngoài, nguy cơ xây dựng đảng. Trong 7 đại nguy cơ đó, thì 5 nguy cơ chính trị, ý thức hệ, xã hội, môi trường bên ngoài, xây dựng đảng, thực chất cũng là nguy cơ về chính trị. Đồng thời Tập Cận Bình lại buột miệng nói ra “cần vừa cảnh giác cao độ sự kiện “Thiên nga đen”, càng phải đề phòng phạm phải “tê giác xám”.
       Nói như vậy là vì, cái gọi là nguy cơ ý thức hệ là chỉ Trung Cộng rất dễ bị các trào lưu tư tưởng khác như trào lưu tư tưởng dân chủ bùng lên, hoặc bị ảnh hưởng của tình hình Vênêzuêla gần đây, nên cấm các báo chí nhà nước, các trang mạng xã hội không được đưa tin!
       Cái gọi là nguy cơ xã hội, là chỉ hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề dễ gây mất ổn định xã hội. Như các mặt yếu kém của kinh tế Trung Quốc, nhất là tình hình dịch lợn tràn lan cả nước hiện nay (Tết năm con Lợn, nhưng không được đưa tin, nói về con Lợn trong cả dịp Tết), hoặc tình hình làn sóng thất nghiệp, thải công nhân ở các khu công nghiệp, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng cam go, có nhiều cuộc tập họp đông người, nhất là hàng ngàn cựu chiến binh lên Bắc Kinh yêu cầu giải quyết chế độ chính sách…
      Cái gọi là nguy cơ môi trường bên ngoài là chỉ quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi, cuộc chiến thương mại đang đi vào đối kháng toàn diện, tình trạng Trung Cộng ngày càng lâm vào thế cô lập trong quan hệ quốc tế.
     Cái gọi là nguy cơ xây dựng đảng, là chỉ tình trạng các quan chức, đảng viên, tướng tá quân đội không nghe lời, không phục tùng, thậm chí hai mặt hai lòng không còn là cá biệt. Như hiện nay, ở nhiều nơi, người đứng đầu cấp ủy địa phương, cấp ủy bộ ngành, đơn vị quân đội, v.v… cũng làm theo Tập Cận Bình là tự xưng mình là “hạt nhân” lãnh đạo của cấp ủy đơn vị.
     Vì vậy mà bốn mặt này đặt ngang với nguy cơ chính trị, còn lại hai nguy cơ:
     Cái gọi là nguy cơ kinh tế, trong tình hình kinh tế đang trượt dốc mạnh, làn sóng công nhân thất nghiệp, xí nghiệp đóng cửa, dân chúng bất mãn sẽ nguy khốn đến chính quyền Trung Cộng. Bởi vì, từ vụ “lục tứ” (ngày 04/6)  thảm sát tại quảng trường Thiên An môn năm 1989 đến nay, “tính hợp pháp” duy nhất của chính quyền Trung Cộng là được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Nhưng hiện nay, cái cơ sở duy nhất này đang lung lay, không thể không lo sợ.
     Cái gọi là nguy cơ khoa học công nghệ là chỉ, với sự chế tài của Mỹ và phương Tây, các tập đoàn công nghệ cao như Huawei, Zte, Tấn Hoa, v.v… không cách gì giữ được vị thế chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao đã có, từ đó không thể giúp Trung Cộng duy trì công trình “Thiên võng” (lưới trời) và công trình “Thiên nhãn” (mắt trời) dẫn đến đánh mất sự linh nghiệm, hiệu nghiệm lực khổng chế đối với  1,4 tỷ dân Trung Quốc và cả thế giới.
     Kỳ thực hai mặt này, cũng là nguy cơ chính trị.
    Cái gọi là sự kiện “Thiên nga đen” là chỉ sự kiện bất ngờ xẩy ra không lường trước được, với xác suất rất thấp nhưng gây chấn động rất lớn. Như cuộc chiến thương mại, cuộc chiến khoa học công nghệ đã gây sốc lớn đến các mặt chính trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc mà trước đó không ngờ tới.
      Cái gọi là sự kiện “Tê giác xám” là chỉ sự kiện nhìn bề ngoài có vẻ bình thường, yên ổn, nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lớn. Như tình trạng bong bóng nhà đất, đồng nhân dân tệ mất giá nặng nề, vấn đề nợ công chồng chất, và nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng khác, cùng tác động cộng hưởng và chưa biết sẽ nổ tung lúc nào.
      Không chỉ có thế, các chuyên gia, học giả phân tích thực trạng tình hình đã cho rằng Trung Quốc đang lâm vào thời điểm Minsky, do sự kiện “Thiên nga đen” và “Tê giác xám” cùng tác động sẽ gây ra.
      Các đại nguy cơ đó, không phải một ngày, một tháng, một năm mà phát sinh được, mà là những vấn đề đã tích lũy trong quá trình dài, nhất là từ sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, có nhiều vấn đề hết sức cam go, đủ để cấu thành thách thức, xung đột với chính quyền Trung Cộng như:
      1) Trong thời kỳ dài kinh tế nằm trong trạng thái sụt giảm dần. Trong 40 năm cải cách, tốc độ tăng trường từ trên 10% năm giảm dần, nay chỉ còn trên dưới 6%;
      2) Phân phối thu nhập không công bằng và phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng;
      3) Tập đoàn lợi ích quyền quí ngày một phát triển và ngoan cố. Hậu quả lớn nhất của cải cách mở cửa là đã hình thành những tập đoàn lợi ích đủ cỡ lớn bé. Phần lớn trong họ đã xuất hiện hình thức nhất thể hóa Quan Thương. Quyền lực thâm nhập toàn diện vào hoạt động kinh tế thương mại, đã hình thành cái gọi là chủ nghĩa tư bản quan gia hoặc quyền quí. Các chính sách và quyết sách của chính phủ phần lớn đều bị thế lực quyền quí này chi phối.
      4) Nông thôn suy bại, thành thị lưu động. Trung Quốc vẫn là một xã hội kết cấu nhị nguyên, thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất là nông thôn ngày càng suy bại, lạc hậu, thành thị ngày càng phồn vinh, hiện đại. Nhưng cái “thành thị hóa” này là giả, không có nội dung thực chất, mà là tiến hành bằng sự trả giá tước đoạt nông thôn. Cư dân thành thị phần lớn là lưu động, không ổn định
      5) Phân hóa xã hội và đối lập giai tầng. Không chỉ phân hóa và đối lập thành thị nông thôn, mà còn phân hóa và đối lập giữa quan với dân, giữa tầng lớp dưới dân thường với tầng lớp trên tinh anh, giữa các nhóm phái tư tưởng khác nhau với tầng lớp tri thức. Cố kết hóa tầng trên với  tan vụn hóa tầng dưới. Sự xung đột va chạm giữa nội bộ mỗi tầng lớp. Tất cả dẫn đến ngày càng khó chỉnh hợp cả xã hội lại với nhau của nhà cầm quyền.
      6) Chính trị mạng viễn thông. Sự xuất hiện mạng viễn thông đã làm thay đổi sinh thái xã hội Trung Quốc, nâng cao ý thức dân quyền trong dân chúng, đã hình thành “chính trị mạng” riêng có của Trung Quốc. Có mạng xã hội đã giảm các cuộc tụ tập đông người, nhưng không hề giảm sức ép của xã hội cư dân mạng đối với các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Từ đó xuất hiện cuộc đấu tranh giữa khổng chế mạng và quyền tự do mạng ngày càng quyết liệt, đó cũng là vấn đề “chính trị mạng” riêng có ở Trung Quốc đang xuất hiện.
      7) Mâu thuẫn Dân tộc, Tôn giáo ngày càng tăng. Vấn đề mâu thuẫn Dân tộc chủ yếu tập trung ở hai vùng Dân tộc lớn là Tây Tạng và Tân Cương vẫn tiếp tục căng thẳng. Còn vấn đề Tôn giáo (cả Thiên chúa giáo và Phật giáo) thì gần đây với chính sách Trung Quốc hóa tôn giáo của Tập Cận Bình, đã triển khai việc phá dỡ các biểu tượng của Tôn giáo như “chữ thập ác“, tượng chúa Giê su, cờ tôn giáo, thay vào đó buộc phải treo ảnh, tượng Tập Cận Bình, cờ 5 sao trong các nhà thờ Thiên chúa giáo. Các chùa Phật giáo cũng phải treo cờ 5 sao, ảnh Tập Cận Bình, dỡ bỏ tượng Phật, đưa tượng Khổng tử vào thay thế, gây xáo động lớn xã hội.
      8) Thiếu sự đồng thuận giữa tham nhũng và chính trị trong xã hội. Tham nhũng vừa là hậu quả của lạm dụng quyền lực vừa là sự thất bại trị lý quốc gia của đảng cầm quyền. Đồng thời cũng đánh mất sự đồng thuận của công chúng đối với chính quyền, nhất là trong tình trạng tham nhũng của Trung Cộng đã mất kiểm soát như hiện nay.
     9) Địa duyên chính trị đang ngày càng xấu đi. Với chính sách khuếch trương ra ngoài của Tập Cận Bình dẫn đến môi trường bên ngoài và địa duyên chính trị của Trung Quốc ngày càng tồi tệ, thậm chí đã tạo ra tứ bề thọ địch, Trung Cộng ngày càng bị cô lập, ngày càng tăng thù bớt bạn trên trường quốc tế.
      Như vậy 7 đại nguy cơ và “Thiên nga đen”, “Tê giác xám” mà Tập Cận Bình nêu lên đều là “đại nguy cơ chính trị”. Nói “nguy cơ chính trị”, thực chất là “nguy cơ chính quyền”, “nguy cơ cầm quyền”, nhất là dễ xẩy ra cuộc “cách mạng màu”. “Đại nguy cơ này” rơi vào đầu ai ? Ai là chủ thể gánh chịu? Chính là đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ), vị thế cầm quyền của Đảng CSTQ là chủ thể gánh chịu, chứ không phải là nhân dân Trung Quốc, càng không phải là quốc gia Trung Quốc. Trước tình hình như vậy, Tập Cận Bình không thể không lo, không thể không sợ.
      Nhất là năm 2019 đối với Trung Cộng có nhiều ngày kỷ niệm quan trọng như, 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, 100 năm phong trào “ngũ tứ”, 30 năm vụ thảm sát Thiên An môn … Hơn nữa, trong thời điểm cụ thể này lại là lúc các địa phương đang tiến hành “Hai Hội” (Đại hội Nhân đại và Đại hội Mặt trận), còn ở Trung ương, hội nghị TW4 đáng lẽ họp từ tháng 10/2018, nhưng vẫn chưa họp được, mà lại tổ chức “lớp nghiên cứu thảo luận” này là rất không bình thường, không có kế hoạch trước. Như vậy, đúng là trong tình thế quá nguy kịch, không thể không họp, càng không thể để lùi.
      Có ý kiến cho rằng, phải chăng Tập Cận Bình đã được cơ quan tình báo báo cho biết tình hình Vênêzuêla, nên đã họp gấp, để củng cố tinh thần đội ngũ, cảnh giác với “cách mạng màu”, thế mà ngày họp lại đúng ngày xẩy ra tình hình Vênêzuêla. Cũng có ý kiến cho rằng, trong dư luận xã hội Trung Quốc hiện nay đang lan truyền hiệu ứng “phùng cửu tất loạn”, “phùng cửu tất biến” (gặp năm có số cuối là 9 tất loạn, tất biến động), nên tầng cao Trung Cộng như chim sợ cành cong khi bước vào năm có số 9 năm 2019 này. (Năm 1949 xây dựng chính quyền Trung Cộng; năm 1959 xẩy ra nạn đói lớn trong 3 năm liền trên cả nước; năm 1969 xẩy ra cuộc chiến biên giới Trung - Xô; năm 1979 xẩy ra cuộc chiến xâm chiếm biên giới Việt Nam; năm 1989 xẩy ra vụ thảm sát Thiên An môn; năm 1999 mở đầu cuộc trấn áp Pháp luân công; năm 2009 xẩy ra sự kiện 7.5 Tây Tạng, Tân Cương; năm nay 2019 sẽ xẩy ra chuyện gì đang đồn đoán. Như vậy cứ 10 năm lại xẩy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Có thể nói, đó là qui luật lịch sử của Trung Cộng, chứ không phải là mê tín).
      Để ứng phó với các đại nguy cơ, tại lớp nghiên cứu, Tập Cận Bình nêu lên mấy tư tưởng chỉ đạo: vấn đề bảo đảm “an toàn chính trị” của chính quyền là số 1; phải có tư duy kiên trì ngưỡng cuối cùng; phải sẵn sàng bài tính xấu nhất; phải giữ vững 4 tự tin; hai bảo vệ, …
      Nội hàm “an toàn chính trị” là gì ? Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Công an, tại Hội nghị Cục trưởng Công an toàn quốc ngày 17/01/2019 nói: “Kiên quyết bảo vệ an toàn chính trị quốc gia lấy bảo vệ an toàn chính quyền, an toàn chế độ làm hạt nhân, kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng CSTQ và chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta”. Các nhà phân tích cho rằng, cảm giác không thật an toàn của chính quyền Tập Cận Bình tựa như chưa bao giờ nặng nề như thế, nói ra thật khó tin. Từ Đại hội 19 đến nay, có thể nói Tập Cận Bình đã leo lên đỉnh cao quyền lực, thế nhưng quá lạc sinh bi, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, kinh tế đi vào giá lạnh, khủng hoảng xã hội tứ bề, lòng dân ngày càng bất mãn, tập quyền cá nhân siêu cấp, đâu đâu cũng thấy nguy cơ. Cách đây không lâu, còn cao giọng Mỹ - Trung cần cùng nhau quản thế giới, thậm chí mới mấy tháng trước, đầy khí khái anh hùng “lấy răng đáp trả răng”, “sẵn sàng nghênh đánh đến cùng”, … thì nay lại đưa ra những ngôn từ khác thường đến thế.
       Cho nên nói “an toàn chính trị”, thực chất là “an toàn hạt nhân chính trị”, mà “hạt nhân chính trị” là “nhất tôn” (bậc bề trên duy nhất) Tập Cận Bình. Để bảo vệ “nhất tôn”, ngay sau ngày kết thúc “lớp nghiên cứu…”, ngày 25/01/2019, Cục chính trị TW đã họp và ra hai văn kiện quan trọng. Văn kiện thứ nhất là “Ý kiến về Tăng cường xây dựng chính trị của Đảng”, nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xây dựng chính trị của Đảng là “bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương Đảng”, “tổ chức Đảng các cấp và quảng đại đảng viên, cán bộ trước sau phải giữ vững sự nhất trí cao độ với TW Đảng lấy đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, bảo đảm ý chí thống nhất, hành động thống nhất, nhịp đi thống nhất toàn Đảng tiến lên phía trước”. Văn kiện thứ hai là “Điều lệ thỉnh thị báo cáo sự việc quan trọng Đảng CSTQ” yêu cầu đảng viên các cấp Đảng CSTQ “phải thực hiện đúng việc thỉnh thị báo cáo với TW”. Trước đây, tổ chức Đảng các cấp được phân cấp việc thỉnh thị báo cáo theo quyền hạn được phân cấp của mỗi cấp, thì nay tất cả việc thỉnh thị báo cáo đều thống nhất về TW, mà thực chất là về “Hạt nhân” của TW. Cũng có nghĩa là Tập Cận Bình không chỉ tập trung quyền lực về chức danh, vị trí, mà nay tiến thêm một bước cao hơn, có tính quyết định hơn là quyền được toàn Đảng thỉnh thị, báo cáo, cũng có nghĩa là, toàn Đảng không được tự do tùy tiện có ý kiến, có hành động nếu chưa thỉnh thị, báo cáo, chưa được Tập Cận Bình cho phép (Năm 1953, Mao cũng bắt đầu thực hiện quyền lực này). Đó là trên văn bản ghi như thế, còn trong thực tiễn phức tạp hiện nay của Đảng CSTQ và cả xã hội TQ, liệu có thực hiện được hay không lại là một chuyện khác.
      Về tư duy “kiên trì giữ vững giới hạn (làn ranh, ngưỡng) cuối cùng”, “sẵn sàng bài tính trong tình huống xấu nhất” là thế nào? Trên văn bản chữ nghĩa không thấy nói rõ. Nhưng từ lịch sử cầm quyền của Trung Cộng sẽ hiểu rõ sự nhất quán về ý chí chính trị của kẻ đương quyền là “không tiếc lựa chọn mọi thủ đoạn để giữ vững chính quyền”. Cái gọi là “tư duy ngưỡng cuối cùng của Tập Cận Bình” là một thứ diễn đạt mới nhất về ý chí này, nói toạc ra là để giữ chặt ngưỡng chính trị cuối cùng của chính quyền Trung Cộng, Tập sẽ không thương tiếc đột thủng ngưỡng cuối cùng của đạo đức, văn hóa (như Mao đã làm cách mạng văn hóa, Đặng đã làm cuộc thảm sát Thiển An môn, gây chiến với Việt Nam …). Ngày nay rất nhiều người đều rõ, lô gích của nhân tính là, kẻ cầm quyền không bao giờ tự động buông quyền lực. Vấn đề là ở chỗ, Tập Cận Bình để giữ chặt chính quyền Trung Cộng, hoặc chỉ là để bảo vệ quyền vị cá nhân sẽ đột phá mức nào, đi bao xa về làn ranh cuối cùng đạo đức? Hiện nay, xem ra ý nguyện của Tập là muốn đi rất xa, ít nhất là xa hơn nhiều so với ý nghĩ của nhiều người vốn từng nghĩ đến. Chính vì tham vọng lớn lao, mà Tập đã nhiều lần vượt qua làn ranh cuối cùng, và đã phạm không ít sai lầm chiến lược quan trọng về đối nội, đối ngoại, dẫn đến đã làm tăng khả năng xẩy ra một cuộc “cách mạng màu”. Nhưng Tập Cận Bình và những người thuộc “quân nhà Tập” không nghĩ vậy, mà lô gich của họ là: nếu anh không tỏ ra tư thế “thà để tôi phụ người thiên hạ, chứ không để người thiên hạ phụ tôi” thì đã xẩy ra nhiều chuyện rồi. Đằng sau kiểu tư duy này là ẩn chứa lợi ích nhóm cực lớn và căn nguyên lịch sử, văn hóa và xã hội sâu sắc. Từ khi Tập lên nắm quyền, Tập đã phá vỡ nhiều giới hạn cuối cùng của thời Giang, Hồ nắm quyền, vậy tới đây, liệu Tập có dám vượt qua ngưỡng cuối cùng đạo đức như Mao, Đặng không? Nhiều ý kiến cho rằng, nay thời đại đã khác, sự lựa chọn của Tập chịu sức ép của ngoại bộ và cả nội bộ là không hề nhỏ, không hề yếu ớt. Nếu Tập làm liều, thì Tập sẽ là người bị thảm bại trước tiên.
     Từ những góc nhìn như trên để thấy, những đại nguy cơ mà Tập nêu lên là có thật, và không đứng im, không hề giảm, mà đang ngày càng mở rộng, càng cam go hơn. Những lo lắng, khủng hoảng, tâm trạng bất an của Tập và tầng cao Trung Cộng hiện đang ngày càng nặng nề cũng là sự thật. Những tư tưởng, giải pháp, bài thuốc của Tập đưa ra để hóa giải các đại nguy cơ là không tương ứng với trọng bệnh cũng là sự thật. Con bệnh không khỏi bệnh, nhưng không chết, vẫn sống ngắc ngoải một thời gian, có lẽ cũng là sự thật trong bối cảnh hiện nay./.
Hà Nội, 10/02/2019    
(Nguồn : Tổng hợp từ ý kiến các nhà phân tích trong và ngoài Trung Quốc trên các trang mạng Apolo, BBc, Apple, Đại kỷ nguyên, Boxun,… trong 2 tháng qua).