Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

MÔNG CỔ THOÁT TRUNG

Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào?      
Đất nước Mông Cổ tươi đẹp, con người hiền hòa, đôn hậu.
Đất nước Mông Cổ tươi đẹp, con người hiền hòa, đôn hậu.
Lựa chọn thứ nhất: thống nhất các bộ tộc
Dưới áp lực của các bộ tộc Tartar, Khiết Đan, Mãn Châu và Turk, từ thế kỷ 12, các bộ lạc Mông Cổ phân tán đã bắt đầu có ý thức hợp nhất. Sau gần một thế kỷ thăng trầm, cuối cùng năm 1206, trong một cuộc họp toàn thể các bộ tộc Mông Cổ, các thủ lĩnh đã chọn Thiết Mộc Chân (Temujin) và bầu ông làm Đại Hãn (thủ lĩnh tối cao) với danh hiệu Thành Cát Tư Hãn (Genjis Khan).
Sau cuộc nhất thống các bộ tộc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn và con cháu đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt tàn bạo khắp Châu Á và Châu Âu. Họ đã thành công nhờ sức hành quân bền bỉ vô song, kỷ luật sắt, tổ chức quân đội và chiến thuật giao tranh hiện đại, vũ khí tinh xảo của người Mông Cổ và kỹ thuật phá thành Trung Hoa hiệu quả. Trong các thế kỷ 13-14, một Đế Quốc Mông Cổ mênh mông được hình thành với thủ đô ban đầu ở Karakorum (Trung Á).
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 1
Thiết Mộc Chân (Temujin) được bầu làm Đại Hãn (thủ lĩnh tối cao) với danh hiệu Thành Cát Tư Hãn (Genjis Khan).
Đế quốc Mông Cổ từng có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trải dài từ biển Nhật Bản phía Đông đến Đông Âu phía Tây, từ Siberia phía Bắc đến vịnh Oman và Đông Nam Á ở phía Nam, bao gồm phần lớn lãnh thổ Châu Á (China, Nam Siberia, Trung Á, Trung Đông, Tây Tạng, Caucasus) và một phần lãnh thổ Châu Âu.
Tóm lại, việc thống nhất thành công các bộ tộc Mông Cổ và bầu được Đại Hản, không những cho phép người Mông Cổ bảo tồn được dân tộc, mà còn đưa dân tộc Mông Cổ lên một tầm vóc mới về tổ chức chính trị xã hội (chuyển sang chế độ phong kiến, hình thành các đô thị lớn), và văn hóa (tiếp nhận rất nhiều thành tựu văn hóa khoa học kỹ thuật của cả Trung Hoa lẫn Châu Âu).
Mặt khác, phải nói rằng việc hình thành Đế quốc Mông Cổ cũng là sự bắt đầu quá trình suy vong của dân tộc này. Đơn giản là vì việc quản lý một đế quốc như vậy vượt quá xa khả năng của họ. Về sau người Mông Cổ đành phải chấp nhận cơ chế tản quyền tự trị cống nạp.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 2
Bản đồ thể hiện biên giới của Đế quốc Mông Cổ trong thế kỷ XIII so với các khu vực người Mông Cổ hiện nay (đỏ).
Lựa chọn thứ hai: thoát Trung
Hốt Tất Liệt cháu Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được Trung Quốc và thành lập nhà Nguyên (1271-1368). Xuất phát từ trinh độ văn minh thấp hơn hẳn Trung Quốc, sau một thời gian ngắn không thành công trong việc “du mục hóa” China, và dưới áp lực của phong trào phục quốc Trung Hoa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo, người Mông Cổ lập tức tháo chạy khỏi China.
Phải nói rằng việc “rút chân” kịp thời ra khỏi Trung Quốc, là một sự lựa chọn rất sáng suốt. Sau hơn 80 năm thống trị Trung Hoa người Mông Cổ rất ít bị (chịu) Hán hóa, họ bảo tồn được hầu như nguyên vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình.
Điều này hoàn toàn khác với người Mãn Châu một ngoại tộc thống trị Trung Hoa dưới thời nhà Thanh (1644-1912). Cùng xuất phát từ trình độ văn minh thấp hơn hẳn văn minh China như người Mông Cổ, nhưng lại có tham vọng chinh phục Trung Quốc bằng cách “hòa mình” vào văn hóa Trung Hoa, nên họ đã có kết cục khá bi thảm.
Mặc dù từng có những minh quân như Khang Hy, Càn Long, sau 268 năm “nấn ná” ở Trung Quốc, người Mãn Châu đã bị Hán hóa và “hòa tan” hầu như toàn phần, nghĩa là đánh mất hết cả lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình. Điều thú vị nhất, là trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), người Mông Cổ còn truyền bá kinh nghiệm lịch sử này cho người Nhật.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 3
Những đội quân Mông Cổ từng một thời làm mưa làm gió khắp Á - Âu.
Lựa chọn thứ ba: trong những cái xấu chọn cái ít xấu nhất
Sau triều đại nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ rút về phía Bắc thành lập triều đại Bắc Nguyên (1368-1635) trên phần lãnh thổ Mông Cổ và Nội Mông (Trung Quốc hiện nay). Đây cũng là thời kỳ mà Phật giáo Mật Tông (Lamaism) từ Tây Tạng bắt đầu xâm nhập vào Mông Cổ
Triều đại Bắc Nguyên tuy giữ được độc lập đối với nhà Minh và các quốc gia Trung Á khác, nhưng đã mất hoàn toàn hào quang của Đế quốc Mông Cổ và dần suy yếu do những mâu thuẫn nội bộ.
Năm 1635, Đại Hãn Bắc Nguyên chính thức đầu hàng Mãn Châu, và trở thành một bộ phận China từ 1644 khi nhà Thanh chính thức thành lập. Sau đó, dần dần Mông Cổ trở thành một tỉnh ngoại vi lạc hậu của nhà Thanh. Họ chỉ thoát khỏi sự cai trị của Trung Hoa vào năm 1911, khi nhà Thanh sụp đổ trong Cách mạng Tân Hợi. Sau năm 1911 ở Mông Cổ đã thiết lập chế độ quân chủ Đại Hãn (1911-1924).
Xukhe Bator là người có công lớn nhất trong việc đưa Mông Cổ hoàn toàn thoát khỏi Trung Quốc lạc hậu, nửa phong kiến và nửa thuộc địa lúc đó
. Xuất thân là một chiến binh trẻ tuổi (sinh 1893), Xukhe Bator nổi tiếng là một chỉ huy dũng cảm và có học thức trong quân đội Đại Hãn.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 4
Xukhe Bator là Tổng chỉ huy đầu tiên của quân đội nhân dân Mông Cổ theo mô hình Hồng quân Liên Xô.
Nhận thức được sự vượt trội về mọi mặt của nước Nga, của Liên Xô so với Trung Quốc phong kiến, Xukhe Bator đã cùng với các đồng chí như Choibansan tiếp cận được các lãnh đạo Liên Xô (kể cả Lenin). Được sự giúp đỡ của Liên Xô họ thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (1921) và Quân đội Nhân dân Mông Cổ theo mô hình ĐCS và Hồng quân Liên Xô.
Ông Xukhe Bator là Tổng chỉ huy đầu tiên của quân đội này. Được sự hỗ trợ của Liên Xô, Quân đội Nhân dân Mông Cổ của Xukhe Bator và các đồng chí đã đuổi được Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc ra khỏi Mông Cổ. Ngày 11/07/1921 Mông Cổ chính thức tuyên bố độc lập. Cũng từ đó Mông Cổ chính thức bước vào kỷ nguyên Liên Xô hóa toàn diện, thậm chí cả chữ viết Mông Cổ cũng dùng mẫu tự Kiril.
Trong khoảng thời gian kỷ lục bốn mươi năm (1925-1965), Mông Cổ đã từ một nước phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp chăn nuôi du mục lạc hậu trở thành một quốc gia nông công nghiệp có nền chăn nuôi khá phát triển, gần như Liên Xô hồi đó.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 5
Đường phố xây dựng kiểu Liên Xô sạch đẹp
Thời kỳ Xô Viết, Mông Cổ thường được gọi là nước Cộng hòa thứ 16 của Liên Xô. Thực tế Mông Cổ đã thực sự trở thành một bản sao không tồi về mọi phương diện, và được giúp đỡ toàn diện mọi mặt của Liên Xô. Sau Thế chiến 2, từ khoảng 1950 thủ đô Ulan Bator bắt đấu được quy hoạch, các căn hộ kiểu Xô Viết đã thay thế hầu hết các khu nhà yurt (nhà lều truyền thống Mông Cổ). Liên Xô thường xuyên tư vấn và hỗ trợ kinh phí xây dựng. Hầu hết các công trình tại Ulan Bator hiện nay được xây dựng trong thời kỳ từ 1960 đến 1985.
Vì vậy, tuy đô thị Mông Cổ phát triển gần như từ số không, nhưng nhìn chung cũng khá khang trang. Đặc biệt là tránh được tình trạng nhà ổ chuột, nhà ống, cũng như quy hoạch nhôm nham ở phần lớn các đô thị Châu Á đương thời.
Đa số người Mông Cổ đã được chuyển đến sống trong các khu chung cư có đầy đủ điện nước và các tiện nghi tối thiểu, cũng như được sử dụng các phương tiện công cộng, được biết đến nhà hát, rạp chiếu bóng, nhạc viện …
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 6
Đa số người Mông Cổ đã được chuyển đến sống trong các khu chung cư có đầy đủ điện nước và các tiện nghi.
Đồng thời giống như các nước thuộc Liên Xô thời kỳ đó, giáo dục Mông Cổ phát triển vượt bậc, trẻ em được đi học ở các trường thuộc một nền giáo dục hiện đại bao gồm hệ thống các nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học được trang bị đầy đủ.
Tóm lại, bị “kẹp chặt” giữa China và Liên Xô, giới tinh hoa Mông Cổ luôn nói đùa một cách cay đắng “nếu không có nước Nga, Mông Cổ từ lâu đã là “Nội Mông mở rộng”. Còn nếu không có China, từ lâu Mông Cổ đã trở thành “nước Cộng hòa tự trị Mông Cổ” thuộc LB Nga”.
Tuy nhiên phải nói rằng trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với người Mông Cổ, việc ngả về Liên Xô là một lựa chọn thành công. Lựa chọn này vừa tạo cho Mông Cổ khả năng phát triển tăng tốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa tránh cho Mông Cổ nguy cơ bị đồng hóa nếu trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Vào những năm 1990, cùng với phong trào dân chủ hóa xã hội và mở cửa sang Phương Tây, trong thế hệ trẻ Mông Cổ khá nhiều người (đặc biệt là những người chưa bao giờ từng phải đốt phân bò khô để sưởi ấm lều trại trong mùa đông) đã phủ nhận sự lựa chọn này. Họ cho rằng Liên Xô đã kìm hãm và làm “méo mó” sự phát triển tự nhiên đáng lẽ có thể rất huy hoàng của Mông Cổ, tương tự như trường hợp Cộng hòa dân chủ Đức và Czech(?).


Hiện nay ở Mông Cổ thường xuyên có khoảng từ 20-25.000 lao động nhập cư Trung Quốc làm việc trong các công ty khai khoáng hoặc xây dựng. Nhìn chung Sở di trú Mông Cổ theo dõi rất chăm chú những người này. Trường hợp không có giấy phép lao động, hoặc thị thực nhập cảnh quá hạn, đối tượng sẽ bị trục xuất cưỡng bức trong vòng 6 giờ.
Giờ đây Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị.
Giờ đây Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị.


Lựa chọn tứ tư: đi vào dòng chảy của nhân loại
Như tất cả các nước thuộc Liên Xô thời kỳ Brehznev làm làm Tổng bí thư đảng (1964-1982), ở Mông Cổ đó là một giai đoạn kinh tế trì trệ, đi kèm với sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ trong giới lãnh đạo. Năm 1984, Yumjaagiin Tsedenbal, Tổng bí Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (ĐNDCMMC), chiến hữu của Brehznev, người lãnh đạo Mông Cổ hơn 40 năm bị hạ bệ, do phản đối việc Liên Xô bình thường hóa và thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.
Được truyền cảm hứng từ những cải cách ở Liên Xô, phái cải cách trong ĐNDCMMC do Tổng bí thư mới Jambyn Batmönkh dẫn dắt, đã thực hiện hàng loạt cải cách kinh tế.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 1
Cách tốt nhất để hiểu người Mông Cổ, là đắm mình vào thiên nhiên kỳ vỹ của họ.
Tuy nhiên trong con mắt các đảng viên trẻ của ĐNDCMMC, những điều này là chưa đủ. Tháng 11/1989, do ảnh hưởng từ Liên Xô, những cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa xã hội đã bắt đầu. Người khởi xướng của phong trào này là nhà hoạt động trẻ tuổi Tsakhiagiin Elbegdorj, vốn là sinh viên Trường Quan hệ Quốc tế Moskva danh tiếng.
Tsakhiagiin Elbegdorj bắt đầu tuyên truyền các ý tưởng cải tổ kinh tế và dân chủ hóa xã hội của Liên Xô. Ông đã cùng 2 người khác là Dari Sukhbaatar và Chimediin Enkhee thành lập Phong trào dân chủ. Ngày 10/12/1989, cuộc tuần hành rầm rộ diễn ra trước Trung tâm Văn hóa thanh niên tại Ulan Bator. Tại đây, Elbegdorj tuyên bố thành lập Liên hiệp (Đảng) Dân chủ Mông Cổ.
Trong khoảng từ tháng 12/1989 đến 07/03/1990, tại Ulan Bator và một số thành phố Mông Cổ khác, đã diễn ra nhiều cuộc diễu hành (cả khi ngoài trời là – 30 độ C) với hơn 100.000 người tham dự. Những cuộc diễu hành này đã kết thúc vào ngày 09/03/1990 với việc người cầm đầu Chính phủ của ĐNDCMMC Jambul Batmönkh tuyên bố từ chức. Jambul Batmönkh cũng là người kiên quyết chống lại mọi biện pháp đàn áp đối với những người dân diễu hành.
Cùng ngày 09/03/1990 đã diễn ra các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo ĐNDCMMC và những người lãnh đạo đối lập. Chính phủ mới tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên tại Mông Cổ sẽ được tổ chức vào 07/1990, mở đường cho cuộc bầu cử nhiều đảng phái đầu tiên tại Mông Cổ.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 2
Thủ đô Ulaanbaatar (hay còn gọi là Ulan Bator), nằm cạnh bờ sông Tuul, là thành phố lớn nhất Mông Cổ và cũng thuộc top 20 thành phố lạnh nhất trên thế giới. 
Những sự kiện này về sau được gọi là Cách mạng Mông Cổ 1990. Ngày 29/07/1990 cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở Mông Cổ được tổ chức. Trong cuộc bầu cử này, ĐNDCMMC thắng 357/430 ghế tại Đại Hural (Thượng Nghị viện) và 31 trong số 53 ghế tại Tiểu Hural (Hạ Nghị viện). Đây là kết quả của việc ĐNDCMMC có một vị thế rất vững chắc ở các khu vực nông thôn.
Vào tháng 11/1991, Đại Hural bắt đầu thảo luận về một Hiến pháp mới, có hiệu lực từ 12/02/1992. Hiến pháp xác định Mông Cổ là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, Hiến pháp đảm bảo một số quyền tự do dân chủ, bao gồm việc bổ nhiệm chính phủ và nhánh hành pháp, việc thiết lập một cơ quan lập pháp đơn viện là Đại Hural Quốc gia.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, ứng cử viên đối lập Punsalmaagiin Ochirbat đắc cử. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên mà những người không thuộc ĐCMNDMC giành thắng lợi. Từ đó đến nay (2019) trải qua nhiều thăng trầm, Mông Cổ nhịp nhàng chuyển sang chế độ đại nghị với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó ĐNDCMMC là chính đảng lớn nhất.
Khối Liên minh Dân chủ dưới quyền đồng lãnh đạo của Tsakhiagiin Elbegdorj, Chủ tịch Đảng Dân chủ Mông Cổ giành được đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên vào năm 1996. Còn bản thân Tsakhiagiin Elbegdorj cũng chỉ trở thành Tổng thống Mông Cổ lần đầu tiên năm 2009.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 3
Các trẻ em sống trên vùng thảo nguyên Mông Cổ vào khoảng 14-15 tuổi sẽ được những người đàn ông lớn tuổi hơn trong gia đình truyền lại cách điều khiển ngựa và tập cách bắn cung. 
Định hướng đi vào dòng chủ lưu của nhân loại của Mông Cổ càng rõ nét hơn, sau thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 07/2017 của ứng cử viên của Đảng Dân chủ Haltmaagiin Battulga, cựu vô địch thế giới môn sambo (1989) và là một trong những doanh nhân giàu nhất ở Mông Cổ (tài sản cá nhân 1.2 tỷ USD).
Chương trình tranh cử của ông bao gồm việc phát triển sâu rộng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chống tham nhũng và đặc biệt là kêu gọi chống lại sự bành trướng bá quyền của láng giềng trong công nghiệp khai khoáng (ngành kinh tế chính của Mông Cổ) đã mang lại thắng lợi cho Haltmaagiin Battulga.
Sau khi trở thành Tổng thống Mông Cổ, ưu tiên hàng đầu trong đường lối chính trị kinh tế đối ngoại của Haltmaagiin Battulga, là mở rộng quan hệ thương mại với Nga, để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng còn quan trọng hơn, là mở rộng quan hệ với “người hàng xóm thứ ba” (Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Turkey, Ấn Độ, Úc, Việt Nam …), để cân bằng ảnh hưởng và giảm phụ thuộc vào cả Trung Quốc lẫn Nga.
Tuy nhiên, Haltmaagiin Battulga và các nhà lãnh đạo Mông Cổ khác không có ý định tham gia vào bất cứ liên minh chính trị quân sự nào nhằm chống lại Nga và Trung Quốc.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 4
Chim đại bàng – loài chim được gọi là “thủ lĩnh bầu trời” ở Mông Cổ, từ 4000 năm nay luôn được nuôi dưỡng và huấn luyệ để trở thành bạn đồng hành của những thợ săn người Kyrgyz và Kazakhs. Họ thường sống xung quanh dãy Altai bởi chim đại bàng dễ bị bệnh khi gặp phải nhiều tiếng ồn. 
Qua hệ với nước láng giềng Trung Quốc
Như đã nói ở trên, người Mông Cổ rất lo ngại và phẫn nộ trước sự bành trướng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, trước hết là trong công nghiệp khai khoáng. Khác với người Nga được tôn trọng, vì nhiều lý do lịch sử và văn hóa, trong đời sống thường nhật, không ít người Mông Cổ công khai bầy tỏ thái độ không thích, kỳ thị với người Trung Quốc.
Chẳng hạn, thường là công dân Trung Quốc bị khám xét kỹ lưỡng hơn rất nhiều khi đi qua các trạm biên phòng và hải quan. Hay là người Mông Cổ thường không chào đón, mặn mà việc kết hôn với người Trung Quốc.
Hiện nay ở Mông Cổ thường xuyên có khoảng từ 20-25.000 lao động nhập cư Trung Quốc làm việc trong các công ty khai khoáng hoặc xây dựng. Nhìn chung Sở di trú Mông Cổ theo dõi rất chăm chú những người này. Trường hợp không có giấy phép lao động, hoặc thị thực nhập cảnh quá hạn, đối tượng sẽ bị trục xuất cưỡng bức trong vòng 6 giờ.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 5
Những nước láng giềng luôn khổ sở vì Trung Quốc. Trong ảnh: Lính Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Chính quyền Mông Cổ kiểm soát được tương đối chặt biên giới Mông Cổ - Trung Quốc (dài tổng cộng 4677km). Vì vậy, biên giới Mông Cổ - Trung Quốc hoàn toàn không phải là “thiên đường” cho buôn bán tiểu ngạch và hàng nhập lậu.
Đương kim tổng thống Mông Cổ Haltmaagiin Battulga có vợ gốc Nga (quốc tịch Mông Cổ), và sử dụng thành thạo tiếng Nga và tiếng Anh. Cả nhà Tổng thống sống trong một căn hộ của riêng gia đình ở ngay gần dinh tổng thống. Hàng ngày Haltmaagiin Battulga đi bộ đến Văn phòng làm việc.
Cách tốt nhất để hiểu người Mông Cổ, là đắm mình vào thiên nhiên kỳ vỹ của họ. Lần đầu tiên tôi đến Mông Cổ vào giữa mùa đông, và lập tức bị mê hoặc, choáng ngợp. Bầu trời mênh mang xanh ngắt không một gợn mây, nắng vàng chói chang trên thảo nguyên, trời lạnh thấu xương (- 40 độ C), mà các cô gái và lũ trẻ má hồng hây hây vẫn thản nhiên từ tốn dạo chơi.
Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị (riêng Ulan Bator 1.3 triệu người). Mông Cổ là một đất nước toàn núi đồi, thảo nguyên và sa mạc nhưng lại giầu khoáng sản: đồng, thiếc, kẽm, vàng, molibden, volfram, uranium và than đá.
Tổng cộng có khoảng 75 khu quặng mỏ có giá trị khai thác công nghiệp. Tổng giá trị 10 khu mỏ tiềm năng nhất ước lượng là 2750 tỷ USD.
Những năm 2000-2012, Mông Cổ có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội từ 13-15% năm. Từ sau 2012, kinh tế Mông Cổ bắt đầu chững lại. Cụ thể năm 2018, tốc độ tăng trưởng là 5.8%.
Cơ cấu kinh tế (đóng góp GDP): chăn nuôi trồng trọt 16.6% (42% lao động), khai khoáng 20% (4% lao động), gia công chế tạo 7.2% (6% lao động), dịch vụ 44.8% (48%).
Năm 2017, doanh số xuất khẩu của Mông Cổ là 6.201 tỷ USD (đối tác chính gồm có TQ 73%, Anh và Thụy Sỹ 9.7%, Nga, Ý, Hàn Quốc dưới 1%). Nhập khẩu là 4.335 tỷ USD (đối tác chính gồm có Trung Quốc 31.6%, Nga 27.8%, Nhật Bản 8.7%, Hàn Quốc 4.6% và Mỹ 4.4%).
Theo IMF năm 2018, GDP (PPP) trung bình người của Mông Cổ là 13.447 USD. Năm 2018, chỉ số HDI (Human Development Index) của Mông Cổ là 0.741, xếp hạng 92.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

NHÀ Ở CỦA CỐ TÁC GIẢ MÀU TÍM HOA SIM

Cận cảnh ngôi nhà xập xệ của cố tác giả "Màu tím hoa sim"

15:56, 09/08/2019

Hiện nay căn nhà cũ của cố tác giả “Màu tím hoa sim” ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng.


Keyword đầu tiên có dấu
Căn nhà cũ của cố nhà thơ Hữu Loan ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) bị xuống cấp nghiêm trọng
Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan (2/4/1916-18/3/2010) là một nhà thơ Việt Nam, quê ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông nổi tiếng với bài thơ “Màu tím hoa sim” do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống pháp. Năm 2004, Công ty điện tử Vitek VTB mua bản quyền với giá 100 triệu đồng.

Keyword đầu tiên có dấu
Ngôi nhà đã không sử dụng từ những năm 1993- 1994, cửa đóng then cài
Nhà thơ Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1946).
Nhà thơ Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm 1949, bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ “Màu tím hoa sim” ra đời kể về câu chuyện tình của mình với người vợ trẻ.
Những vần thơ đầy cảm xúc đau thương nhưng vô cùng chân thực rung động lòng người gần một thế kỷ qua. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ “Hoa lúa” viết năm 1955 chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này. Ngày 18/5/2013, bà Nhu mất vì bạo bệnh.
Được xây dựng cách đây 60 năm, căn nhà cũ do chính tay nhà thơ Hữu Loan xây dựng đã xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều người cho rằng cần phải có biện pháp trung tu để trở thành một điểm đến thăm cố hương của tác giả "Màu tím hoa sim" bất hủ.
Dưới đây là những hình ảnh mà Pv Báo Giao thông ghi nhận tại nơi ở của cố tác giả "Màu tím hoa sim":

Keyword đầu tiên có dấu
Cổng nhà của tác giả "Màu tím hoa sim" nằm sâu trong con hẻm nhỏ của thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

Keyword đầu tiên có dấu
Qua cổng, bên trái là căn nhà tầng do Hội văn học nghệ thuật tài trợ xây dựng từ năm 1992 và giờ cũng là nơi thờ tự cố nhà thơ Hữu Loan cùng 2 người vợ




Keyword đầu tiên có dấu
Những bức tường trát bằng hồ không theo hàng lối sau khi được xây dựng lại vào cuối năm 1980



Keyword đầu tiên có dấu

Chiếc bể ngày xưa cố nhà thơ xây đựng nước phục vụ sinh hoạt cho cả gia đình


Keyword đầu tiên có dấu
Ông Vũ cho biết, để làm chiếc cối đá cho mẹ làm bánh, cố nhà thơ phải lên núi lấy đá mang về đục đẽo ngày đêm


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

AI LÀ NGƯỜI XÂM CHIẾM VIỆT NAM

Bác bỏ luận điệu “Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘lãng tử hồi đầu’”

Hồ Anh Hải (Văn Hóa Nghệ An) 

5 năm trước, ngày 02/5/2014,Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí.
Chính phủ ta đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông. Ngày 11/5, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 24, Thủ tướng ta kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, tuyên bố Việt Nam sẽ nghiên cứu mọi phương án bảo vệ chủ quyền, kể cả phương án kiện TQ lên tòa án quốc tế. Trong các ngày 12-14/5 đồng bào ta một số nơi tự phát tổ chức biểu tình phản đối TQ.
Hành động ngang ngược của TQ đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Trước phản ứng quyết liệt của Việt Nam và thế giới, ngày 18/6 Ủy viên Quốc vụ TQ (chức vụ trên Bộ trưởng, dưới Phó Thủ tướng) Dương Khiết Trì đến Hà Nội hội đàm với Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhằm giảm tình hình căng thẳng. Ngày 16/7, TQ rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Cuộc đấu tranh chống lại vụ TQ đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại.
Mặc dù trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng TQ luôn tuyên truyền rằng Việt Nam mới là kẻ quấy rối họ thực thi chủ quyền. Ngày 19/6/2014, “Nhân dân Nhật báo”cơ quan ngôn luận của Nhà nước TQ đăng bài “Trung Quốc khuyên Việt Nam: Kẻ hư hỏng nên tỉnh ngộ trở về”(TQ phụng khuyên Việt Nam “Lãng tử hồi đầu”) [1]. Tác giả bài báo lời lẽ xách ménày là bà Tô Hiểu Huy (苏晓晖Su Xiao Hui), Phó Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế của TQ. 
Xin đọc một số câu trong bài báo này (chúng tôi in đậm những chỗ cần chú ý):
Trong tình hình Việt Nam mạnh mẽ quấy nhiễu công việc bình thường của công ty TQ tại quần đảo Tây Sa[Việt Nam gọi là Hoàng Sa], gây nên tình thế căng thẳng liên tục nâng cấp, Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì đã đến Việt Nam hội đàm với Trưởng đoàn Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương TQ-VN. Trong hội đàm, hai bên đều tỏ ý coi trọng mối quan hệ song phương và ý muốn quản lý kiểm soát tình hình trên biển; tình thế căng thẳng suýt bùng nổ đã dần dần được hòa hoãn...
Chuyến đi của Dương Khiết Trì cho thấy “TQ một lần nữa tạo cơ hội cho Việt Nam ghìm ngựa trước vực thẳm.Trước đó TQ đã nhiều lần nghiêm chỉnh tuyên bố quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của TQ, không tồn tại bất cứ tranh chấp nào, và yêu cầu Việt Nam ngừng quấy rối tác nghiệp [thăm dò dầu khí, xây đắp đảo...] của phía TQ... Trong hội đàm, Dương Khiết Trì một lần nữa nói rõ giới hạn cuối cùng đối với Việt Nam, TQ mong muốn Việt Nam từ bỏ dã tâm không thiết thực, ngừng tạo ra các tranh chấp mới, quản lý được bất đồng, tránh gây thiệt hại lớn hơn cho mối quan hệ song phương. TQ bỏ ra rất nhiều công sức khuyên Việt Nam Lãng tử hồi đầu, nhưng Việt Nam có thể đi cùng TQ hay không thì vẫn là vấn đề chưa biết....
Câu cuối cùng viết mập mờ, không rõ đây là lời Dương Khiết Trì hay lời Tô Hiểu Huy; nhưng đã đăng trên “Nhân dân Nhật báo” thì chắc chắn là quan điểm của Nhà nước TQ.
Chữ Hán “Lãng tử” là đứa con/em hư hỏng, bỏ nhà đi lêu lổng. “Lãng tử hồi đầu” là đứa con/em hư hỏng [đã đến lúc] ăn năn hối lỗi, cải tà quy chính, trở về với gia đình.
Trước thái độ nước lớn kẻ cả nói trên của TQ, chúng ta cần trả lời: Việt Nam đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước mình là hoàn toàn chính đáng, không có gì phải ăn năn hối cải và chẳng có cái gia đìnhnào để chúng ta trở vềcả.
Tại TQ lâu nay vẫn lưu hành một quan điểm lịch sử cho rằng, Việt Nam vốn là đất của TQ, về sau lợi dụng cơ hội nội bộ TQ loạn lạc mà tách ra thành một quốc gia riêng; dân tộc Việt Nam vốn là một trong các tộc người bị tộc Hoa Hạ ở Trung nguyên gọi vơ đũa cả nắm là «Bách Việt», như Mân Việt, Ngô Việt, Lạc Việt...; trong khi các tộc này đều phục tùng sự «chinh phục» [thực ra là xâm lược và cai trị, cướp bóc, đồng hóa] của tộc Hoa Hạ thì tộc Việt Nam lại cứng đầu cứng cổ tách ra khỏi «gia đình Bách Việt», độc lập với TQ; nay đã đến lúc Việt Nam - đứa con hư hỏng bỏ nhà ra đi này nên sớm hối cải, trở về với «gia đình» [nói cách khác, trở thành nước chư hầu của TQ].
Không ít dân mạng TQ tuyên truyền quan điểm nói người Việt Nam vốn là người TQ, sống trên đất TQ, có vương triều đầu tiên là triều Triệu Đà nước Nam Việt, hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân của nước này chính là miền Bắc Việt Nam; về sau Việt Nam giành độc lập, tách ra thành một quốc gia nhưng vẫn triều cống TQ, nhận làm một «phiên quốc» [nước phên giậu] của TQ, cho tới khi bị Pháp chiếm (1884). Sử chính thống Việt Nam không coi nhà Triệu là vương triều của mình, chứng tỏ họ không còn coi TQ là «tôn chủ quốc» [chính quốc, nước mẹ] của mình, như thế là vong ân phụ nghĩa....
Các quan điểm kể trên hoàn toàn trái với sự thật lịch sử, cần dứt khoát bác bỏ.  Dưới đây xin trình bày quan điểm của chúng tôi về các vấn đề đó.
1- Lãnh thổ Việt Nam không phải là đất của Trung Quốc.
Sau khi đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà, năm 1428, Lê Lợi ra «Bình Ngô Đại cáo» tuyên bố: «Như nước Đại Việt ta thủa trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác…»
Đúng là «bờ cõi đã chia»: mảnh đất chữ S này trước đời Tần là một vùng đất riêng biệt, người phương Bắc chưa hề đặt chân tới. Thiên nhiên rào chắn mảnh đất này cả bốn phía: phía Tây có dãy Trường Sơn ngăn cách; phía Đông và Nam được biển bọc kín, phía Bắc có dãy Thập vạn đại sơn hiểm trở. Việt Nam cách rất xa vùng Trung nguyên TQ - nơi sinh ra tộc Hoa Hạ (từ triều Hán trở đi gọi là tộc Hán) và từ đời Tần xuất hiện đế chế Trung Hoa cùng chủ nghĩa Đại Hán. Chỉ sau khi bị nhà Tần chiếm (214 TCN), nước ta bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc và từ đó mới bắt đầu tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa. Đất nước này dù bị TQ cai trị hơn 1000 năm và về sau bị Pháp cai trị 80 năm nhưng vẫn là đất của dân tộc Việt Nam. Nếu nói lãnh thổ nào từng bị TQ chiếm đóng đều là lãnh thổ TQ thì cả châu Âu và TQ đều là lãnh thổ của Mông Cổ chăng?
Quá trình bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán khởi đầu bằng việc Tần Thủy Hoàng «chinh phục, thống nhất 6 nước», thực chất là xâm chiếm lãnh thổ 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề trong các năm 230-221 TCN nhằm biến nước Tần thành một đế quốc lớn mạnh. Quân Tần giết người như giết ngóe, dã man tới mức dù nước Hàn đã đầu hàng nhưng chúng vẫn «Ngũ mã phanh thây» vua nước Hàn và xử chém hàng trăm nghìn tù binh nước Triệu; dân thường bị giết nhiều vô kể. Thủ đoạn tàn ác này khiến các nước xung quanh sợ hãi, nhanh chóng đầu hàng khi bị quân nhà Tần xâm chiếm.
Năm 219 TCN, nhà Tần cho 50 vạn quân đánh xuống phía Nam Trường Giang, quê hương của các bộ lạc «Bách Việt», trong đó có vùng Lĩnh Nam ở phía Nam dãy Ngũ Lĩnh. Cuộc chiến này ác liệt hơn cuộc chiến chiếm 6 nước trước đó, nhất là khi gặp sự chống cự của người Lạc Việt ở Quảng Tây. Đến năm 214 TCN, nhà Tần mới chiếm được Lĩnh Nam sau khi mất hơn 10 vạn lính. Từ con số này có thể suy ra bao nhiêu vạn dân Bách Việt từng chết dưới tay quân Tần. Một số bộ lạc Bách Việt phải di tản, nhờ thế tồn tại và trở thành các dân tộc thiểu số ngày nay ở TQ; ví dụ người Lạc Việt, nay là dân tộc Tráng. Các bộ tộc ở lại dần dần bị tiêu diệt hoặc đồng hóa.
Hầu hết các vương triều TQ đều ra sức tăng số dân nước mình bằng chủ trương giết dân ở các vùng chiếm được - chủ yếu giết đàn ông và đưa nhiều người Hán đến định cư. Mấy nghìn năm qua, chúng liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh và đồng hóa các dân tộc thua trận, biến họ thành người Hán.[2] Kết quả là từ một nước Tần ở hai tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc hơn 2.200 năm trước, hiện nay, tộc Hán chiếm 92% trong số 1.300 triệu người sống trên lục địa rộng 9,6 triệu km2 và còn muốn chiếm 90% diện tích biển Đông. Ngày nay, người TQ tự hào với công trạng ấy, cho dù tổ tiên họ phải trả giá bằng hàng trăm triệu sinh mạng - điều này cho thấy tư tưởng nước lớn «Đại nhất thống» đã ăn sâu vào đầu óc họ như thế nào.
2- Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc và không thuộc cộng đồng Bách Việt.
2.1- Xét về mặt ngôn ngữ-tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các dân tộc. Thời cổ, tổ tiên ta ở xa cách TQ cho nên tiếng Việt Nam thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, khác hẳn tiếng Hán và tiếng của các tộc Bách Việt đều thuộc ngữ hệ Hán-Tạng.
Tiếng Việt có những âm và thanh điệu không có trong tiếng Hán, như âm b, đ, v, g, nh, ng, ư,... , thanh điệu nặng và ngã
Tiếng Việt có số lượng âm tiết (syllable) nhiều gấp khoảng 15 lần (ngót 18 nghìn so với hơn 1000 âm tiết) [3]; nghĩa là có hơn chục nghìn âm tiết mà tiếng Hán không có, người Hán không phát âm được. Vì thế chữ Hán không thể ghi được tiếng Việt và tiếng Việt không thể nào là một phương ngữ của Hán ngữ. Mặc dù Việt ngữ dùng chữ Hán hai nghìn năm nhưng người TQ không thể nghe hiểu bất kỳ bài văn thơ chữ Hán nào đọc bằng tiếng Việt.
Hán ngữ nghèo âm tiết nên chỉ có thể dùng chữ viết loại ghi ý (ví dụ chữ Hán), mà không thể dùng chữ viết loại ghi âm như chữ Quốc ngữ Việt Nam.
Các tộc Bách Việt như Mân Việt, Ngô Việt, Vu Việt, Lạc Việt… đều nói một trong các thứ tiếng địa phương (phương ngữ) của Hán ngữ, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, và chữ Hán ghi được các phương ngữ đó. 
Tháng 11/2016, TQ công bố kết quả công trình «Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt» quy mô nhà nước, kéo dài 8 năm, do sử gia nổi tiếng TQ Lương Đình Vọng chủ trì, xác định 8 dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng [Zhuangdong] là Tráng, Đồng, Bố Y, Lê, Thái, Thủy, Mục Lão và Mao Nam có tổ tiên chung là người Lạc Việt; trong đó tộc Tráng (Zhuangzu, chữ Tráng viết là Bouxcuengh) đông nhất, là hậu duệ chính gốc của người Lạc Việt [4]; tiếng nói của họ, tức tiếng Lạc Việt, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, khác với ngữ hệ của tiếng Việt Nam.
Thời xưa một số người Tráng di cư đến Việt Nam làm thành dân tộc Tày-Nùng, hiện có 2,7 triệu người. Tiếng Tày-Nùng chính là tiếng Tráng, người Kinh nghe không hiểu.
Về ngữ pháp, một khác biệt rất rõ là tiếng Việt đặt tính ngữ sau danh từ, ngược với Hán ngữ, ta gọi là nói ngược. Ví dụ «Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc» trong Hán ngữ phải đặt tính ngữ «Nhân dân Trung Quốc» lên trước «Ngân hàng», thành «Zhongguo Renmin Yinhang». Tráng ngữ cũng viết «Cunghgoz Yinzminz Yinzhangz» theo thứ tự hệt như Hán ngữ. Trong tiếng Việt, trạng ngữ chỉ thời gian có thể đặt trước hoặc sau chủ ngữ nhưng trong tiếng Hán bao giờ cũng phải đặt trước chủ ngữ.
Lẽ thường các dân tộc ở gần nhau đều có ngôn ngữ giống nhau. Sự khác biệt ngôn ngữ quá lớn kể trên giữa tiếng Việt với tiếng của các tộc Bách Việt là bằng chứng rõ nhất cho thấy dân tộc ta thời xưa không ở gần cộng đồng các tộc Bách Việt.
Dĩ nhiên, sau hơn 10 thế kỷ là quận, huyện của TQ và gần 2.000 năm dùng chữ Hán, ngôn ngữ Việt chịu ảnh hưởng lớn của Hán ngữ, khoảng 60% từ vựng tiếng Việt có gốc chữ Hán.
2.2- Xét về thể hình. Người Việt Nam thuộc chủng người thấp nhỏ, phụ nữ thanh mảnh, khác với người Bách Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang… Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nước ta cho thấy hệ gene của người Việt Nam khác rất xa hệ gene của người Hán. [5]
2.3- Xét về văn hóa. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Hán sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nhưng nền văn hóa của dân tộc ta vẫn có nhiều điểm khác. Nổi bật nhất là sự khác biệt về văn hóa chính trị: Người Việt Nam coi độc lập dân tộc là lẽ sống cao nhất; dù bị nước ngoài chiếm đóng cai trị nhưng dân tộc ta xưa nay chưa hề ngừng đấu tranh giành độc lập và chống đồng hóa. Độc lập dân tộc đã trở thành đòi hỏi cao nhất, trên hết; đối với người Việt Nam «Không có gì quý hơn độc lập tự do» (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt Nam đều coi các vương triều TQ cai trị mình là chính quyền của kẻ địch, và không ngừng chống lại chúng. Quan điểm đó hoàn toàn chính đáng. Triệu Đà người Hán quê Hà Bắc, xa Việt Nam hàng nghìn dặm vô cớ đem quân đánh chiếm nước ta đang sống trong hòa bình, gây ra cảnh chết chóc tàn phá đau thương, rõ ràng là kẻ xâm lược. Triều đình nước Nam Việt của Triệu Đà đóng đô tại Phiên Ngung, toàn bộ quan lại, quân đội là người TQ, quan quân cai trị Việt Nam cũng đều là người TQ; chúng chỉ lo áp bức bóc lột dân ta, sao có thể coi nhà Triệu là vương triều của Việt Nam?
Với quan điểm trên, tổ tiên ta, kể cả phụ nữ, đã không ngừng nổi dậy đánh đuổi giặc xâm lược: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), ... Khúc Thừa Dụ (năm 905) và kết thúc bằng chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền (năm 938).
Có sử gia TQ nói Mã Viện diệt khởi nghĩa Hai Bà Trưng là «công việc nội bộ» TQ, tương tự việc đàn áp mọi cuộc nổi dậy khác của nông dân TQ, không thể gọi là xâm lược [6]. Thật vô lý. Dân tộc ta đang sống yên lành bỗng dưng bị bọn người phương Bắc vô cớ đánh chiếm nước ta rồi sáp nhập làm quận, huyện của chúng. Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc chiếm đóng là chính nghĩa. Mã Viện đánh nước ta, rõ ràng là xâm lược.
Đặc biệt hơn cả là, dù bị chính quyền cai trị ép phải học và dùng chữ Hán suốt cả nghìn năm nhưng do hiểu rõ nguy cơ để mất tiếng mẹ đẻ thì sẽ để mất nòi giống dân tộc mình nên tổ tiên ta đã tìm mọi cách giữ nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng nền văn hóa tiếng Việt, nhờ thế dân tộc ta không bị Hán hóa. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Thời thuộc Pháp, dân ta cũng đấu tranh thắng lợi đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ buộc người Việt học tiếng Pháp từ bậc tiểu học; nhờ vậy sau 80 năm Pháp thuộc dân ta vẫn không nói tiếng Pháp như các thuộc địa Pháp khác.
Nhưng các tộc Bách Việt như Ngô Việt, Mân Việt… đều khá dễ dàng chấp nhận sự chiếm đóng, cai trị và đồng hóa của nhà Tần. Tộc Lạc Việt có đánh trả và lánh về vùng núi Quảng Tây, nhờ vậy giữ được tiếng nói; nhưng sau đó họ không dám nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược. Ngày nay, họ trở thành một dân tộc thiểu số ở TQ, sống trong Khu Tự trị dân tộc Tráng, không được là một quốc gia độc lập như Việt Nam.
Ngay cả dân tộc Hán đông người nhất thế giới khi bị ngoại tộc (Mông tộc, Mãn tộc…) xâm lược cũng chịu để cho kẻ địch cai trị hàng trăm năm mà không vùng lên đánh đuổi; giới quan lại người Hán ngoan ngoãn làm tôi tớ cho vua chúa ngoại tộc, giúp chúng áp bức bóc lột đồng bào mình, ép họ phải theo văn hóa ngoại tộc. Thời Mãn Thanh, đàn ông TQ phải để đuôi sam theo kiểu tóc tộc Mãn, các triều thần phải khúm núm tự xưng là «nô tài» trước Hoàng đế người Mãn. Chính quyền với đội ngũ quan lại cơ sở hầu hết là người Hán thời kỳ đầu còn bỏ chữ Hán, dùng chữ Mãn, và từng chặt đầu hàng triệu đàn ông TQ không chịu để đuôi sam. Hán tộc và các tộc Bách Việt đều coi nhà Nguyên và nhà Thanh là vương triều của mình, tuy thực ra đó chỉ là vương triều thực dân; thậm chí coi hoàng đế Thành Cát Tư Hãn của đế quốc Mông Cổ là anh hùng, coi Khang Hy là minh quân của người TQ. 
Tóm lại, từ những khác biệt nhiều mặt kể trên, có thể khẳng định: Người Việt Nam thời cổ không phải là người di cư từ phương Bắc xuống; trước khi nhà Tần xâm lược Việt Nam, dân ta không có quan hệ với các tộc người ở bên kia biên giới phía Bắc. Dân tộc ta không phải là thành viên của cộng đồng Bách Việt. Tổ tiên ta chưa bao giờ ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc và trên thực tế đã giành được những thắng lợi vĩ đại, giữ được nguyên vẹn nòi giống và lãnh thổ. Chúng ta kiên quyết giữ vững truyền thông đó, không cho phép bất cứ kẻ nào xâm phạm đất nước này.
Ghi chú:

[1]  党报:中国再给越南机会奉劝浪子早回头        (2014.6.19  人民日报海外版 )

       http://mil.news.sina.com.cn/2014-06-19/0808785650.html

[2]  http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Toc-nguoi-Han-Mot-ban-sac-duoc-kien-tao-16429

[3]  http://tiasang.com.vn/-van-hoa/-van-hoa/Lam-ban-ve-tinh--ghi-y-cua-chu-Han-Nhan-doc-“Nghien-cuu-chu-Han-hien-dai-cua-the-ky-XX”-17438

[4] 《骆越方国研究》发布  (2016.11.07  人民网-文化频道)

[6]  越南反华情结:教科书写“越南史就是中国侵略史”

      http://history.sohu.com/20140402/n397568099.shtml                                                  

---------

      

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI MỸ

Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ 

Đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, bà mẹ trong câu chuyện dưới đây đã phải công nhận sự khác biệt giữa cách nuôi dạy con cái của người phương Đông và người phương Tây.

    Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà
    Sau một lần cho một nữ sinh người Mỹ ở nhờ 7 ngày, bà mẹ Trung Quốc này vô cùng ngạc nhiên với thái độ chững chạc của cô bé. Con gái của chị Tiền Nguyệt Hàng, sống tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc nhân dịp tham gia vào một chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học ở Mỹ đã dẫn một cô bạn 15 tuổi da trắng, cao lớn đến sống ở nhà mình trong 1 tuần. Phải nói, những gì cô bé ngoại quốc kia để lại trong chị đều là ấn tượng sâu sắc và khác biệt hẳn so với cô con gái cùng tuổi của mình. Câu chuyện được chị Tiền Nguyệt Hàng chia sẻ trên trang cá nhân từ năm 2016 nhưng gần đây, vì tính hữu ích của bài viết mà được nhiều tờ báo mạng chia sẻ rộng rãi.
    Lần bất ngờ đầu tiên
    Đó là một cô bé có làn da trắng sáng, dáng người cao gầy và cao hơn hẳn con gái tôi một cái đầu. Lần đầu gặp, cô bé không hề ngại ngùng mà đã rất tự nhiên. Cô bé chào tôi bằng câu tiếng Trung mới học được. Ngay từ đầu, tôi đã thấy ở cô bé có sự lôi cuốn kì lạ.
    Bữa sáng đầu tiên, tôi "chiêu đãi" món bánh bao và hoành thánh Dương Châu. Cô bé người Mỹ không ngần ngại việc dùng đũa giống chúng tôi dù tôi đã chuẩn bị sẵn dao đĩa. Khi ăn xong, tôi vô cùng bất ngờ khi nhận được lời khen của cô bé: "Đây là bữa sáng ngon nhất mà cháu từng ăn, rất cảm ơn cô ạ!". 
    Mười mấy năm nấu cho con gái mình ăn, tôi chưa bao giờ nhận được lời khen. Cảm giác nhận được lời khen thật sự tuyệt vời. Dường như giữa tôi với cô bé đã không còn khoảng cách của đất nước Mỹ xa xôi và Trung Quốc nữa.
    Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà - Ảnh 1.
    Lần bất ngờ thứ hai
    Bữa tôi, tôi làm vài món được "đánh giá" cao nhất như trứng chiên cà chua, sườn xào chua ngọt. Trong bữa ăn, chúng tôi trò chuyện rôm rả. Dùng xong bữa, tôi đứng lên thu dọn chén đũa như thường lệ. Cô bé người Mỹ vội đứng dậy: "Cháu có thể giúp cô không ạ?"
    Tôi vô cùng bất ngờ vì ngày ngày, con gái tôi cũng ăn cơm cùng gia đình nhưng chưa bao giờ chủ động nói giúp tôi. Dù vậy, tôi cũng từ chối lời giúp đỡ của cháu: "Không cần đâu, hai đứa cứ ngồi chơi đi". Có thể do con gái tôi vốn dĩ đã quen thuộc với sự bận rộn "luôn chân luôn tay" của mẹ rồi. Còn cô bé người Mỹ kia phản ứng như thể đó là một thói quen hằng ngày.
    Lần bất ngờ thứ ba
    Hôm sau đó, tôi vô tình nhìn thấy cuốn hộ chiếu của cô học sinh Mỹ đã cũ mèm. Tôi tò mò hỏi: "Cháu đi qua bao nhiêu quốc gia rồi?". Cô bé cũng thật thà trả lời: "Đây là cuốn hộ chiếu thứ ba của cháu đấy ạ, cháu đã đi khoảng 30 nước rồi". Lần này, tôi cũng vô cùng ngạc nhiên, một cô bé 15 tuổi gầy gò này sao có thể làm được điều phi thường vậy? Bố mẹ cô bé không lo lắng sao?
    Thấy phản ứng của tôi quá đỗi bất ngờ, cô bé giải thích: "Vào các kì nghỉ, trường sẽ tổ chức cho chúng những chuyến đi vừa để tham quan vừa để học tập thêm ạ. Đây là lần đầu tiên cháu đến Trung Quốc". Chưa hết tò mò, tôi hỏi thêm: "Đi nhiều như thế, việc học cháu làm thế nào?". Cô con gái của tôi vào mỗi kì nghỉ gần như toàn thời gian tham gia vào các lớp học thêm.
    "Việc học trên lớp của chúng cháu rất nặng, mỗi ngày bài về nhà chiếm khoảng 5 tiếng". Cô con gái tôi đã há hốc miệng khi nghe thấy số thời gian làm bài tập mỗi ngày là 5 tiếng.
    Gia cảnh của cô bé cũng khá vất vả. Bố làm ở công ty riêng, mẹ ở nhà nội trợ. Người mẹ ở nhà đảm đương mọi việc, kiêm luôn cả việc chăm sóc cỏ vườn nhà, bảo dưỡng hồ bơi… Anh trai cô bé nhận rửa chén bát và làm vệ sinh nhà cửa giúp đỡ mẹ còn cô bé chịu trách nhiệm chăm sóc vật nuôi trong nhà là hai chú chó và ba chú mèo. Mỗi thành viên trong nhà được phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng.
    Còn gia đình tôi, bố mẹ đi làm hằng ngày. Ngoài ra, mẹ vẫn phải lo mọi sinh hoạt cho cả nhà, từ việc nhỏ đến việc lớn, con gái chỉ lo mỗi việc học và không hề phải động tay vào bất cứ việc gì.
    Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà - Ảnh 2.
    Lần bất ngờ thứ tư
    Bữa cơm cuối với gia đình chúng tôi, tôi và chồng quyết định đưa cô bé ngoại quốc và con gái đến nhà hàng sang trọng nhất của Nam Kinh để thưởng thức "gà hầm" – một trong những món ăn nổi tiếng nhất Trung Quốc.Tuy nhiên, sau khi biết món ăn này được làm từ vi cá mập, cô bé đã kiên quyết từ chối: "Cháu xin phép không ăn món này, động vật cần được bảo vệ".Vợ chồng tôi lúc ấy quá bối rối nên cứ nhìn nhau mãi, thấy mình còn không bằng một đứa trẻ 15 tuổi. Cảm giác nể phục xen lẫn với sự xấu hổ khiến tôi toát mồ hôi.
    Lần bất ngờ thứ năm
    Sau bữa ăn, con gái tôi hẹn thêm 2 người nữa đến khu vui chơi. Khi về nhà, con bé háo hức nói với tôi: "Mẹ ơi, bạn người Mỹ giỏi quá. Hai đứa bạn con trò nào cũng muốn chơi còn cô bạn kia đi quan sát một vòng xem trò nào có lợi thế nhất thì mới chọn. Vì thế, bạn ấy thắng rất nhiều xu, sau đó còn chia cho bọn con một chút rồi mới đi tìm những trò chơi khác".
    Dù đã bất ngờ nhiều lần nhưng lần này cũng không ngoại lệ, tôi vẫn ngạc nhiên hết sức. Một cô bé còn nhỏ nhưng đã biết làm thế nào để có lợi ích lớn nhất, luôn suy nghĩ kĩ lưỡng để chọn lựa tốt nhất. Từ trước tới giờ, tôi chưa từng gặp một cô bé nhỏ tuổi nào mà lại có những suy nghĩ chín chắn đến như vậy, quả thật đáng nể phục. 
    Con gái nói một câu làm tôi cứ suy nghĩ mãi: "Mẹ ơi, cứ thế này thì chúng ta chỉ có thể làm công cho họ mãi mà thôi".
    Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà - Ảnh 3.
    Bài học tôi nhận ra
    Gặp được cô bé người Mỹ, tôi quả thấy cách nuôi dạy của mình có nhiều vấn đề. Và dường như cách dạy con của các ông bố bà mẹ châu Á cũng mắc những lỗi sai giống như tôi.
    Yêu thương con không sai nhưng quá nuông chiều, bao bọc quá mức khiến con cái bị động, rồi dần dần trở nên vô dụng và vô tình. Con cái đã quen với cách bố mẹ đối xử nên mặc định chúng cần được cung phụng như vậy dù ở bất cứ đâu và với bất cứ ai. Thậm chí, nhiều đứa trẻ không biết được giới hạn của mình nên đã đẩy bố mẹ vào những tình huống khó xử.
    Cách giáo dục trẻ theo một khuôn mẫu của bố mẹ cũng đã làm cho con trẻ mất đi tinh thần tự lập, hạn chế sự sáng tạo, mà đáng nhẽ ra đó phải là điểm mạnh của chúng. Bản tính của trẻ nhỏ là tự do, thiên tính của chúng là tự nhiên, ấy vậy mà bố mẹ vô tình vì tình yêu quá mức đã kìm hãm bản tính và thiên tính của chúng. Như vậy, chẳng khác nào, chính người lớn đã tước đi sức sống và động lực trưởng thành của trẻ.
    Các bố mẹ ạ, hãy cứ để con trẻ được phát triển tự do và tự nhiên như những cây cỏ dại. Đừng ép chúng trở thành cây bonsai quá sớm…

    Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

    CÚN CON DUKY

    VĂN TẢ DUKY CỦA KRISK SAU KHI SUÝT BỊ MẤT CÚN  


    Duky là món quà mà bố tặng em nhân ngày sinh nhật.

    Duky là chú cún con dễ thương. Chú có bộ lông nâu đỏ mềm mượt như tơ, hai mắt tròn xoe như hai hòn bi ve. Cún con rất nhanh nhẹn và lanh lợi. Hai cái tai phe phẩy trên đầu như hai cái quạt. Chân Duky không cao nhưng chú chạy nhanh như thỏ. Những lần chơi đùa cùng em chú đều thích chí đứng lên bằng hai chân sau và chân trước vẫy vẫy như hai bàn tay...

    Duky đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Hàng ngày, mỗi khi em đi học về đều thấy chú đứng đợi sẵn ở cửa cổng. Vừa nhìn thấy em, đôi mắt Duky bỗng sáng lên rực rỡ, chan chứa niềm vui. Em vỗ nhẹ xoa đầu đôi mắt chú lim dim vui sướng....

    Mỗi lần có khách đến, chú sủa vang ba tiếng để báo hiệu. Lúc chú sủa trông có vẻ dữ tợn nhưng chỉ cần một tiếng quát của mẹ em là chú im bặt.

    Em mong muốn Duky sẽ gắn bó thật lâu với gia đình em.

    Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

    TA ĐƯỢC GÌ ?

    Cả một đời xuôi ngược, cuối cùng ta được gì?

    Trên thế gian này rốt cuộc thứ gì thuộc về bạn?

    1. Vợ là của bạn ư? Không phải.

    Tuy hai người cùng nhau trải qua thử thách, cùng sẻ chia niềm vui, gần nhau về thể xác, yêu thương nhau nhưng rồi sẽ có một ngày phải chia ly.

    Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm thì có thể nhưng cùng chết thì tuyệt đối không, đi đến răng long đầu bạc chẳng qua cũng chỉ là một mơ ước đẹp đẽ.

    2. Con cái là của bạn sao? Không phải.

    Tuy cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống sâu đậm, có tình thân cốt nhục không thể đứt lìa, nhưng cũng chỉ là niềm vui đoàn tụ, hiếu thảo, chăm nom, lo lắng mà thôi.

    Khi bạn đi sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể đưa tiễn bạn chứ không thể nào đưa bạn trở lại nhân gian được.

    3. Tiền bạc là của bạn à? Không phải.

    Tuy bạn liều mạng kiếm tiền, nhưng cũng nghĩ đủ cách để tiêu tiền, ngay cả khi bạn có bao nhiêu cái tài khoản trong ngân hàng thì tiền bạc cũng vẫn là thứ sinh ra không mang đến, chết cũng không mang theo được.

    4. Nhà và xe là của bạn sao? Không phải.

    Tuy bạn sống ấm áp, thoải mái nhưng ngày mà bạn lìa đời thì những thứ này chẳng còn là gì nữa.

    Dù có bao nhiêu tài sản, thì nó vẫn là thứ “khi sinh không mang đến, khi chết không đem theo”.

     

    Vậy thì rốt cuộc cái gì mới là của bạn?

    1. Cơ thể của bạn

    Chỉ có cơ thể mới là thứ không bao giờ rời xa bạn, sẽ cùng bạn đi hết cả cuộc đời.

    Chỉ có cơ thể mới có thể toàn lực bảo vệ bạn cho đến khi cạn kiệt sức lực.

    Cơ thể của bạn càng khỏe thì con đường mà nó đi cùng bạn sẽ càng dài.

    Không có cơ thể thì cuộc đời bạn đã kết thúc rồi.

    Vì vậy, bạn phải xem “cơ thể” – thứ duy nhất thuộc về bạn là vật quý vô giá, phải yêu thương nó, thỏa mãn mọi yêu cầu của nó.

    Bạn đừng bao giờ bỏ bê những việc có thể bảo vệ cơ thể như: luyện tập, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, phòng trị bệnh, giữ vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái, không bị tổn thương,v.v.

    2. Cơ thể khỏe mạnh

    Cơ thể có khỏe mạnh thì cuộc sống mới có chất lượng. Cơ thể khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ dài lâu. Không có một cơ thể khỏe mạnh tức là không có sự sống. Có sự sống thì mới có tất cả. Không có sự sống thì mọi thứ đều không phải là của bạn.

    Vì vậy chỉ cần chúng ta còn sống thì chính là may mắn, cần phải biết trân trọng.

    3. Đối với sức khỏe, sự phiến diện còn đáng sợ hơn là vô tâm

    Sai lầm lớn nhất trong đời là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân.

    Đau thương lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để đổi lấy ưu phiền.

    Sự lãng phí lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để giải biết những việc phiền sức cho chính mình tạo nên.

    Không có bất cứ thứ gì so bì được với sức khỏe. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy quý trọng những gì mà mình đang có.

     

    Tiêu chuẩn cuộc đời mới của con người trong thời đại mới

    1. Người thông minh nhất: thích chơi, luôn vui vẻ, luôn rộng lượng, luôn hài hước.

    2. Người ngờ nghệch nhất: luôn gấp gáp, luôn nóng giận, luôn buồn bực, luôn tăng ca.

    3. Người khỏe mạnh nhất: luôn đi, luôn vận động, luôn luyện tập, thích giúp đỡ.

    4. Người vui vẻ nhất: luôn nói, thích cười, thích liên hệ với mọi người, không có sức khỏe thì mọi thứ đều là con số không.

    Ngọc Trúc

    Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

    HOA HẬU LAN KHUÊ- XỨNG DANH CON CHÁU HAI BÀ

    HOA HẬU LAN KHUÊ TUYÊN BỐ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM TẠI CHUNG KẾT HOA HẬU TẠI TRUNG QUỐC


    Lan Khuê bị đuổi khỏi đêm chung kết Hoa hậu tại Trung Quốc vì tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?


    Hoa hậu Lan Khuê đã vì lợi ích dân tộc và đất nước mà bỏ qua lợi ích bản thân một hành động cần được tuyên dương.
    Lan Khuê đã m.ấ.t quyền thi ứng x.ử trong đêm chung kê’t Miss World, tại nước chủ nhà Trung Quốc vì cô can đảm lồng ghép hình ảnh bản đồ Việt Nam khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vào video giới thiệu bản thân.
    Do đó, cô không được vào Top 5+1 để thi ứng xử như thông báo ban đầu

    Bất chấp thiệt thòi cho bản thân, cô đã làm một việc đáng trân quí!
    Bên cạnh đó, Lan Khuê còn vô cớ bị loại ra khỏi tiết mục múa mở màn Dances of the world trong đêm chung kê’t, dù trước đó đã được chọn biểu diễn.
    Đại diện Việt Nam là một trong 5 thí sinh được lựa chọn sẽ trình diễn điệu múa của đất nước mình nhưng phần trình diễn của Việt Nam đã bị thay thế bởi nước chủ nhà Trung Quốc, cũng làm cho khán giả đặt câu hỏi tại sao?

    Đại diện Trung Quốc tại cuộc thi năm nay bị chê kém să’c.
    Mất đi vị trí vai trò “first face” với tiết mục múa mở màn Dances of the world ở phút 89 không một lời giải thích từ BTC từng khiến Lan Khuê khóc cạn nước mắt.
    Nhưng cô ga’i sinh năm 1992 vẫn khiến mọi người tự hào vì thành tích Top 11 của mình mang lại, đặc biệt cô nhận được lời khen đầy lòng can đảm khi mang câu chuyện khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương Tổ quốc Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam tuyên bố trước toàn thế giới.
    Viết trên trang Fb của mình, Lan Khuê chia sẻ:
    “Điều gì không giết được tôi sẽ khiến tôi mạnh mẽ hơn.
    Tôi vẫn tồn tại và vẫy vùng ở tận đáy vì tôi biết có biết bao con người ở đất nước tôi đang ngày đêm chung tay, đoàn kê’t vì dải băng Việt Nam mà tôi đang đeo.
    Tôi khóc cạn nước mắt khi tôi không được xuất hiện mở màn Dances of The World.
    Tôi sững sờ với điểm số khi các phần thi của mình đều được đ.a’nh giá cao và nhận được sự trầm trồ từ các thí sinh. Nhưng không sao sóng gió đã đi qua.
    Mọi thứ đã ở lại phía sau. Những sóng gió này là động lực để tôi phải làm điều gì trong tương lai để tiếng nói của đất nước tôi mạnh mẽ hơn, có trọng lượng hơn.”
    Vâng, Lan Khuê của chúng ta đấy, một nhân cách đáng trọng, một tự hào chung cho phụ nữ Việt Nam nhưng quan trọng hơn cũng là một chứng cứ làm không ít người bẽ bàng.

    Nguồn: https://tokhoe.com/song-khoe/lan-khue-bi-duoi-khoi-dem-chung-ket-hoa-hau-tai-trung-quoc-vi-tuyen-bo-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam-212315.htm