Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

NHÀ NGÓI 3 GIAN Ở THỊ TRẤN ĐÔ LƯƠNG

 Nhà ba gian ngói đỏ ở Nghệ An, càng vào bên trong càng bất ngờ

 Ngôi nhà lợp mái ngói đỏ tươi nổi bật giữa làng quê xứ Nghệ bởi kiến trúc vừa lạ vừa quen: bên ngoài mang kiến trúc truyền thống nhưng bên trong lại tiện nghi, hiện đại.


“3 gian” là công trình có tên được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà truyền thống ở vùng nông thôn Việt Nam, được kiến trúc sư Nguyễn Khắc Phước thiết kế cho cặp vợ chồng trẻ và 2 con nhỏ ở thị trấn Đô Lương (tỉnh Nghệ An).

Nhấn để p

Giữa những ngôi nhà nhuốm màu thời gian ở làng quê, nhà “3 gian” nổi bật với vẻ ngoài độc đáo.


Nhấn để phóng to ảnh

Mong muốn gìn giữ được tinh thần và tinh hoa văn hóa, bản sắc nông thôn Việt Nam, kiến trúc sư đã lựa chọn thiết kế phần mái thành 3 mái lệch giống hệt nhau, lợp ngói đỏ tươi, đại diện cho 3 không gian chính trong một ngôi nhà truyền thống.

Nhấn để phóng to ảnh


 Từ cấu trúc ngôi nhà ở 3 gian truyền thống, kiến trúc sư và các cộng sự đã tổ hợp, sắp xếp lại “3 trong 1” vào khu đất dài và hẹp.

Nhấn để phóng to ảnh


Căn nhà mái ngói truyền thống đẹp bình yên 

để phóng to ảnh

Với kinh phí xây dựng khá hạn hẹp và nhân lực là đội ngũ thi công địa phương nên kiến trúc sư lựa chọn cấu trúc không gian tối giản, dễ thi công mà vẫn mang lại hiệu quả tối ưu cho ngôi nhà hiện đại kết hợp yếu tố truyền thống.

Nhấn để phóng to ảnh

Gia chủ chọn lựa đồ đạc trong nhà với chất liệu chủ đạo là gỗ có màu nâu trầm, vừa tôn vẻ hiện đại, vừa mang đến sự ấm cúng, gần gũi.



Từ những bộ bàn ghế ở phòng khách cho đến phòng bếp hay kệ tủ đều làm từ gỗ với tông màu “ton sur ton” tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng.



Khu vực bếp thiết kế tối giản, ngăn nắp.



Nh
Hệ cửa kính trong suốt đón sáng tối đa.

Không chỉ gây ấn tượng với diện mạo “có 1-0-2” mà ngôi nhà “3 gian” còn được thiết kế hài hòa không gian sống bên trong, vừa hiện đại lại truyền thống, vừa lạ mà lại quen, truyền tải đúng tinh thần làng quê Việt đương đại mà kiến trúc sư và gia chủ mong muốn.

Thảo Trinh

 

 

KHÔNG HỌC TIẾNG ANH Ở TRUNG TÂM VẪN ĐỖ ĐẠI HỌC HARVERD!

 Mẹ là bác sĩ nuôi dạy 2 cô con gái đỗ Đại học Harvard: 

 

Là bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da khá nổi tiếng tại Hà Nội, chị Lã Thanh Hà (thường được biết đến là bác sĩ Lã Hà) được các phụ huynh khác "hâm mộ" vì vừa có chuyên môn giỏi, vừa là một người mẹ dạy con tài ba. Cả 2 cô con gái của chị đều học tại Đại học Harvard (Mỹ) - ngôi trường đại học danh giá số 1 thế giới.

Vợ chồng bác sĩ Lã Hà và 2 con gái Tôn Hà Anh, Tôn Hiền Anh.

Cụ thể, con gái cả của chị Lã Hà là Tôn Hà Anh từng được 5 trường đại học danh giá trên thế giới trao học bổng toàn phần (Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley). Hà Anh đã lựa chọn học Đại học Harvard. Rồi 7 năm sau, cô con gái thứ hai là em Tôn Hiền Anh cũng được nhận suất học bổng toàn phần tại ngôi trường lừng danh này.

Là mẹ của 2 cô con gái tài giỏi, khi được hỏi về bí quyết dạy con, bác sĩ Lã Hà cho biết mình không "dạy" mà chủ động làm gương trong học tập, nghiên cứu, hành động, giao tiếp và công việc, từ đó truyền cho các con nguồn cảm hứng đối với việc học hành, trau dồi tri thức.

Với bác sĩ Lã Thanh Hà, cách giáo dục con là luôn cố gắng lồng ghép những bài học vào các câu chuyện cuộc sống thực tế. Nữ bác sĩ kể, ngày con gái đầu chừng 2 tuổi, giữa trưa hè cháy bỏng da, thấy con xoè tay khoe có quả cam. Mẹ hỏi con lấy cam ở đâu thì cô bé Hà Anh nói lấy ở chỗ bác bán cam đằng kia trong lúc mẹ đang bận rộn mua đồ trong chợ.

Ngay lập tức, chị Lã Hà bắt Hà Anh đi đem trả quả cam ấy lại cho người bán hàng. Đồng thời, chị giải thích cho con của mình rằng, để có một quả cam, các bác nông dân cần bỏ rất nhiều công sức, thời gian, với nhiều công đoạn chờ mãi mới ra được quả cam đi bán, sau đó lấy tiền mua gạo để nuôi gia đình.

Đó chỉ một trong hàng nghìn những câu chuyện về cách dạy con của bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard. Bởi chị luôn tâm niệm, bản thân không nên gượng ép con phải làm thế này thế khác. Mà chính các bậc phụ huynh phải gieo lên trong các con những bài học đầu tiên về lòng yêu thương, tính nhân văn và trách nhiệm của mỗi con người đối với xã hội. Từ đó, cả Hà Anh và Hiền Anh dần khôn lớn, trưởng thành qua từng ngày!

"Từ trước đến nay, hay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, tôi luôn dạy các con của mình luôn phải có ý thức với cộng đồng. Có thể nhiều gia đình khác sẽ khuyên răn con đủ điều, phải cẩn thận để mình không bị lây nhiễm bệnh. Còn với tôi lại dạy ngược lại: "Con phải cố gắng phòng tránh bệnh, vì nếu con bị bệnh sẽ lây sang cho nhiều người". 

Qua đó, các con sẽ chú ý thực hiện tốt các biện pháp chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Bởi Hà Anh và Hiền Anh sẽ cảm thấy vô cùng dằn vặt khi vì mình thiếu ý thức mà khiến nhiều người khác bị lây bệnh", bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard lấy ví dụ.

Bên cạnh đó, chị cũng kịch liệt phản đối cách giáo dục con bằng những lời mắng chửi hay sử dụng đòn roi. Bác sĩ Lã Hà chia sẻ: "Mỗi đứa trẻ sinh ra như những tờ giấy trắng, đúng - sai, phải - trái đều do bố mẹ, gia đình, thầy/cô giáo, xã hội,... 

Việc giáo dục bằng bạo lực, nếu đem ra để dạy con cái là điều không nên, bởi lẽ việc dạy như thế sẽ làm con vô cùng rối bời, không biết mình sai do đâu mà bị đánh... Chính vì vậy, mới có chuyện, có thể hôm nay con sợ nhưng ngày mai cháu lại tái diễn những điều không được làm ấy!. 

Thay vì đánh con, các bậc phụ huynh hãy giải thích cho các con hiểu. Có thể một lần các cháu chưa hiểu, nhưng nhiều lần với nhiều ví dụ trong đời sống, tôi tin các con sẽ hiểu. Để rồi những lần sau, các cháu tránh và không tái phạm nữa!", bác sĩ Lã Hà nhắn gửi đến các bậc phụ huynh.

Ở thời điểm hiện tại, chị Lã Hà được biết đến là một giảng viên tận tâm tại trường Học viện Y dược Cổ Truyền Việt Nam, một bác sĩ về thẩm mỹ da giỏi và có con là những cô gái vàng. Cùng với những giá trị đạo đức và nhân văn, chị là một người phụ nữ hiện đại, năng động và cởi mở. Thế nhưng, ít ai biết rằng, trong quá khứ nữ bác sĩ này cũng đã từng phải đau đầu khi chịu những định kiến về việc sinh con một bề là con gái.

"Bố chồng tôi là người miền Trung, thậm chí ông đã từng nói thẳng với tôi 'Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô', nghĩa là các cụ rất coi trọng việc sinh con trai. Trước những mong muốn của bố mẹ chồng về việc sinh thêm một cháu trai, tôi vẫn lắng nghe ý kiến của các cụ, nhưng quyết không sinh thêm nữa!". 

Giải thích về lý do, bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard tâm sự: "Thứ nhất, vì tôi là người làm nhà nước, thời điểm đó mỗi cặp vợ chồng quy định chỉ được đẻ 2 con. Thứ hai, là vì quan điểm sống của tôi, dù con gái hay con trai thì cũng đều là con. Miễn sao vợ chồng mình nuôi dạy các con ngoan ngoãn, khôn lớn, học hành giỏi giang, khi trưởng thành trở thành những người có ích cho xã hội!".

Với quan niệm đó, theo thời gian các con của vợ chồng chị Lã Hà dần lớn và sống yêu thương, hiếu thảo với mọi người, đặc biệt là ông bà nội. "Năm ấy, con gái tôi 3 tuổi, khi ông bước xuống cầu thang, cháu đã chạy lon ton lại và nói: 'Ông ơi! Ông vịn và vai cháu mà đi cho khỏi ngã…'. 

Sau đó, ông đã dành những lời khen ngợi cho đứa cháu của mình: "Con bé này còn nhỏ mà đã sống hiếu nghĩa". Có lẽ chỉ bằng những hành động nho nhỏ diễn ra hàng ngày như vậy, cũng giúp cho bố mẹ chồng tôi dần thay đổi quan điểm về việc sinh con gái không giúp ích gì được cho ông bà, bố mẹ mai sau. Từ đó, các cụ không những không gây áp lực về việc sinh thêm con trai mà còn rất yêu quý 2 cô cháu gái ngoan ngoãn hiếu thảo với ông bà", chị Hà kể.

Bên cạnh đó, bà mẹ Hà Nội có 2 con đỗ Harvard cũng chia sẻ thêm, trong xã hội hiện đại không chỉ có nhiều những người đàn ông giỏi giang, thành đạt mà chị em phụ nữ cũng không hề kém cạnh. Họ là những nhà chính trị gia nổi tiếng, doanh nhân vừa xinh đẹp, thông minh và vô cùng thành công. Chính những tấm gương ấy đã thôi thúc chị và các con luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Bởi chị luôn quan niệm, bằng sự nỗ lực ấy thì mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, để dần có bình đẳng giới, từ đó đem lại một xã hội tốt đẹp hơn!

"Trong văn hoá Việt Nam, có lẽ quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn chưa thể thay đổi! Nhưng nếu được, mỗi người trong chúng ta hãy thay đổi góc nhìn một chút, biết đâu sẽ trở nên hài hoà, phù hợp. Rồi lâu dần những định kiến ấy sẽ được xoá nhoà", chị Lã Hà chia sẻ.

Chị Lã Hà có được những tư tưởng cởi mở, tiến bộ cùng cách giải quyết hợp lý trong mọi vấn đề như vậy, có lẽ là nhờ có kiến thức và có kỹ năng. Một phần được truyền lại từ truyền thống gia đình, một phần khác là do đọc sách. Bởi vậy, nữ bác sĩ luôn quan niệm rằng, sống nhờ giao tiếp xã hội, sống nhờ môi trường gia đình và sống nhờ rất nhiều vào đọc sách.

Theo bác sĩ Lã Hà, việc lựa chọn sách như thế nào lại vô cùng quan trọng! Có những thứ mình mất rất nhiều thời gian để đọc, để nghiền ngẫm. Cũng vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, chị đã định hướng cho các con đọc sách và coi đó là công việc cần thiết, việc nên làm vào mỗi sáng thức giấc.

Nữ bác sĩ đã chọn những quyển sách văn học nước ngoài và những cuốn có giá trị nhân văn, để gieo lên trong các con tình yêu thương về gia đình, quê hương, đất nước. Bởi chị cho rằng, những cuốn kinh điển ấy được viết ra và nổi tiếng như vậy thì người ta đã chắt lọc rất nhiều những tinh hoa trong đó. Chính vì vậy, ở nhà chị Lã Hà có sẵn một tủ sách, phần nhiều là sách văn học châu Âu như: "Những người khốn khổ", "Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà", "Hội chợ phù hoa", "Không gia đình," "Những tấm lòng cao cả"...

https://kenh14cdn.com/2020/9/21/photo-11-16006572164901055577893.png

Hà Anh - con gái cả của chị Lã Hà.

"Tôi không cho con của mình đi học tiếng Anh ở trung tâm! Bằng việc học hỏi kinh nghiệm của những phụ huynh đi trước, tôi được khuyên nên tìm những băng đĩa bằng tiếng Anh của người bản xứ cho các con nghe để luyện phát âm thật chuẩn. 

Sau đó, tôi đã tự tay đi chọn những bằng đĩa chuẩn người bản xứ để mua về cho con nghe. Khi có tình yêu với tiếng Anh, tôi thuê 1 cô giáo về nhà 1 tuần chỉ dạy các con 2 từ tiếng Anh, để các cháu nhớ từ vựng! Rồi lớn dần, các con tự học, đọc thêm các kiến thức về ngữ pháp….", chị Lã Hà tiết lộ bí quyết.

Ngay từ khi còn nhỏ, gia đình luôn chú trọng đến việc đọc sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học nước ngoài. Vì vậy, khi Hà Anh và Hiền Anh đã có một chút "vốn" tiếng Anh, các cháu đều tìm đến những cuốn sách nguyên bản được viết bằng tiếng Anh để đọc. Theo các con của chị Lã Hà thì cách này vô cùng hiệu quả, các con không chỉ nuôi dưỡng được đam mê đọc mà còn trau dồi thêm vốn ngoại ngữ: "Cả Hiền Anh và Hà Anh đều xem việc đọc sách tiếng Anh là một trong những cách học ngoại ngữ hiệu quả", chị Lã Hà cho hay.

Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện 2 cô con gái xinh đẹp, giỏi giang của chị Lã Hà đỗ trường Harvard khiến nhiều người ngưỡng mộ và thầm ước được giống vậy! Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc để cô con gái thứ 2 - Hiền Anh sang Mỹ theo học tại trường Đại học Harvard là một trong những quyết định khó khăn đối với vợ chồng chị.

"Vợ chồng tôi đã xa con gái đầu từ khi cháu 16 tuổi, bởi vậy khi con gái út ít đỗ Harvard, chúng tôi vừa mừng vừa thương con. Bởi không muốn xa tiếp tục phải xa con nữa, chỉ muốn Hiền Anh thi đỗ rồi học trường Đại học Y Hà Nội, để trở thành bác sĩ", chị Hà tâm sự.

Tiết lộ về lý do có phần "lạ đời" như vậy, chị Lã Hà chia sẻ: "Thứ nhất, tôi muốn con học gần nhà, được nhìn thấy con mỗi ngày. Thứ hai, tôi nhận thấy Hiền Anh là một người khéo tay, kiên trì, cẩn thận, có tư duy và biết yêu thương, đồng cảm với mọi người. Bởi vậy, nếu cháu trở thành bác sĩ cháu sẽ là người bác sĩ vừa có năng lực chuyên môn tốt, vừa có tâm với nghề".

https://kenh14cdn.com/2020/9/21/photo-15-16006572165052080030878.png

Hiền Anh - con gái thứ 2 của gia đình chị Lã Hà.

Định hướng là vậy, song Hiền Anh vẫn âm thầm cố gắng, quyết định đi theo ngã rẽ của riêng mình. "Trước nguyện vọng của con, vợ chồng tôi đành tôn trọng. Chúng tôi chỉ nói với con rằng, hãy không ngừng cố gắng và nỗ lực để hoàn thành ước nguyện của bản thân nhé con!", chị Lã Hà cho hay.

Đến thời điểm hiện tại, việc để 2 cô con gái rời xa mái ấm gia đình sang Mỹ du học, chị Lã Hà lại cho rằng, đó là quyết định đúng đắn. "Tôi tin rằng, với những trải nghiệm và kiến thức mà các con đã học được, cả Hà Anh và Hiền Anh sẽ trở thành những người tốt. Tôi luôn ví các cháu như những hạt cát nhỏ, nếu ai cũng giống thế, đều cần mẫn làm việc, học tập và cống hiến thì sẽ tạo ra những giá trị cho cuộc sống", bác sĩ Lã Hà tâm sự.

Theo LÊ ĐẠT, THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC 10:35 21/09/2020

 

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

LẦU HOÀNG HẠC XƯA Ở VŨ HÁN

BẦY QUẠ ĐEN ĐANG BAY LƯỢN TRÊN BẦU TRỜI CỦA HẠC VÀNG 

Mấy hôm nay xem vi-đi-ô trên mạng thấy cả bầy quạ đen kịt đang bay lượn trên bầu trời Vũ Hán. Chẳng rõ thật giả thế nào 
Nhiều nơi ở Trung Quốc quạ bay kín bầu trời như thành phố ma (ảnh 1)
Các đàn quạ đen xuất hiện nhiều nơi trên bầu trời Trung Quốc. (Ảnh: Get
Vũ Hán nguyên là thành Vũ Xương xưa kia, có lầu Hoàng Hạc, có thơ Thôi Hiệu, có giai thoại diệu kỳ về nhà thơ Lý Bạch.

Bầu trời Vũ Hán là bầu trời của hạc vàng thi thoại.

Chuyện kể rằng : " Ngày xưa ở vùng này có một người đàn ông là chủ một quán rượu nhỏ. Một ngày kia, có một người ăn mày rách rưới đến quán ông Tâm và xin ông một chén rượu. Chủ quán đem đến cho ông ta một bát rượu lớn. Sau đó mấy tháng liền, ngày nào lão ăn mày cũng đến quán người đàn ông để xin rượu uống. Chủ quán một mực vui vẻ, nâng bát rượu đưa cho người ăn xin mà không hề tỏ ra sự khó chịu. 

Một ngày nọ, người ăn mày nói với Chủ quán rượu: Tôi nợ ông rất nhiều rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông. Rồi ông ta vẽ lên tường một con hạc vàng bằng cái miếng vỏ cam trong tú mang theo bên người. " Chỉ cần vỗ tay khi có khách ở đây là con hạc này sẽ nhảy múa"- Người ăn mày nói. Rồi ông ta vỗ tay, hát một bài hát, con hạc vàng đã bật ra khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc. Dần dà, quán rượu của ông Tâm nổi tiếng khắp cõi Trung Hoa bởi con hạc vàng biết múa này. Từ đó, ông Tâm làm ăn phát đạt, trở nên một người giàu có của đất Vũ Xương.

Bỗng một ngày kia người ăn mày trở lại. Chủ quán cám ơn người ăn mày và ngỏ ý muốn được chu cấp nuôi nấng suốt đời. Ông ăn mày cười và đáp : " Đó không phải là lý do tôi trở lại nơi đây" ! Ông ăn mày lấy ra một cây sáo, thổi một điệu nhạc. Khi tiếng sáo cất lên, những đám mây trắng như bông trên thành Vũ Xương từ tít trên cao, la đà sà xuống, và từ giữa những đám mây trắng muốt đó, một con hạc vàng dang rộng cánh ra bay về phía hai người.

Người ăn mày cưỡi lên lưng hạc nói lời từ biệt ông Tâm rồi nhẹ nhàng theo cánh hạc lướt bay về trời.

Chủ quán vô cùng biết ơn người ăn mày đó và tin rằng đó chính là một vị Tiên ông từ trời sai xuống. Sau đó, ông Tâm đã dốc toàn bộ của cải của mình ra để xây nên ngôi lầu đẹp và nổi tiếng vào hạng nhất của đất Trung Hoa để tưởng nhớ đến Tiên ông mà ông đã được gặp ở trong đời. Ngôi lầu đó nằm bên bờ sông Dương Tử, ở thành Vũ Xương, ngay trước sân quán rượu nơi hai người đã gặp gỡ và từ biệt nhau tại đây. 

Ngôi lầu ấy có tên là Lầu Hoàng Hạc.

Bài thơ Lầu Hoàng Hạc ( Hoàng hạc lâu) được Thôi Hiệu viết từ thời ấy, hãy còn đầy cảm xúc và tươi mới cho đến tận ngày nay.

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ ?
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ vẫn bay
Hán dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa anh vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ...

Năm 1981, lầu Hoàng Hạc xưa trong thơ Thôi Hiệu đã bị người Trung Quốc đập bỏ và họ xây lại một cái lầu khác, cách vị trí cũ hơn 1km. Không rõ là họ có gọi tên là lầu Hoàng Hạc nữa hay không ! Nếu cái thông tin bầy quạ đen thay thế Hạc Vàng về bay trên bầu trời Vũ Hán là xác thực thì bài thơ Hoàng Hạc Lâu khác nào như là một cái điềm báo về sự chẳng lành khi mảnh đất Vũ Xương đã được đổi tên là Vũ Hán, với những sự xáo trộn tang thương của nền văn hóa bản địa chốn ấy, ngày nay ?
Quạ đen thay thế Hạc Vàng  
Nghìn năm Vũ Hán mơ màng Vũ Xương ...

Theo Thạch Quỳ.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

CÁCH NGƯỜI ANH XỬ LÝ VỚI DỊCH BỆNH

Ngôi làng dịch bệnh ở Anh, nơi quyết định hy sinh để cứu cả đất nước

31/01/2020 09:55

Để tránh đại dịch hạch bùng phát lan rộng ra khắp nước, ngôi làng này quyết định tự cách ly để cứu tất cả những người khác chưa nhiễm bệnh.

Từ năm 1665 đến năm 1666, một bi kịch xảy ra ở phía bắc London, Anh, bệnh dịch hạch đã cướp đi sinh mạng hơn 80.000 người, tương đương với 1/5 dân số London trong thời điểm đó. Cứ mỗi tuần trôi qua, có hơn 7.000 người đã chết vì căn bệnh này.
Keyword đầu tiên có dấu
Có một điều kỳ lạ rằng, mặc dù thảm họa này bắt đầu lan rộng từ London nhưng cả nước vẫn được an toàn. Điều này có liên quan mật thiết đến ngôi làng Eyam ở thung lũng Derby Shire, miền trung nước Anh. Người ta nói rằng dân làng đã chặn dịch bệnh ngay từ “cổng” trước khi nó lây lan sang nhiều nơi khác. Không ai có thể ngờ rằng, ngôi lành yên bình này trở thành nơi hy sinh để cứu cả vương quốc Anh.
Làng Eyam tự nguyện cách ly với cả nước
Làng Eyam có diện tích rất khiêm tốn, cư dân chủ yếu là những người khai thác mỏ chì. Vì trữ lượng nhỏ nên chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của miền bắc và miền nam. Sau khi được chính phủ Anh xây dựng giao thông, đường sá trở nên thuận tiện hơn và cuộc sống của người dân cũng dần khấm khá.
Keyword đầu tiên có dấu
Tuy nhiên, cuộc sống này đã bị phá vỡ bởi những vị khách không mời, một thương nhân buôn vải từ London mang bệnh dịch đến làng Eyam. Một gia đình có 4 người thường liên hệ nhiều nhất với vị thương nhân kia bị sốt và hôn mê, da trở nên lở loét rồi tử vong. Sau đó, căn bệnh này bắt đầu lan rộng ra khắp làng.
Vào thời điểm này, tin tức về bệnh dịch hạch chỉ cách London vài trăm km. Để tránh bệnh dịch, người dân quyết định sơ tán lên phía bắc.
Keyword đầu tiên có dấu
Người đầu tiên phản đối là linh mục William, người đã triệu tập dân làng trong nhà thờ để thảo luận: Nếu họ di tản ra phía bắc, họ chắc chắn sẽ mang bệnh dịch ra phía bắc, nếu họ ở lại làng, điều đó có thể ngăn chặn bệnh dịch lan sang nửa còn lại của nước Anh.
Sau một cuộc thảo luận ngắn, dân làng đã đưa ra lựa chọn đau đớn nhất: Ở lại và ngăn chặn bệnh dịch lây lan ra xung quanh. Mọi người đều thừa nhận nếu ai đó rời đi, chắc gì họ đã sống, nhưng nếu bị nhiễm bệnh, chắc chắn họ sẽ chết. Ngay cả những người không nhiễm bệnh cũng sẽ dễ dàng bị lây bệnh. Vì vậy, tất cả người dân đều đồng lòng ở lại, tự cách ly để ngăn dịch bệnh ra bên ngoài.
Keyword đầu tiên có dấu
Theo quyết định họp, dân làng thà chết còn hơn đi theo con đường đầu tiên ở phía bắc của sự phong tỏa. Người dân tại đây cử một vài người đàn ông khỏe mạnh để ngăn cản mọi người đến và đi, số còn lại sẽ tự giam mình trong một cái lồng, hầm rượu, tầng hầm…
Keyword đầu tiên có dấu
Thật không may, tất cả những người vào tầng hầm đều không thể sống sót. Vào thời đó, khi thiếu thuốc kháng sinh và tiêu chuẩn y tế, tỷ lệ sống sót của bệnh dịch hạch là rất thấp.
Ngôi làng Yam bị cô lập đã thử nhiều phương pháp khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch trong dân làng. Theo thông tin, vợ của trưởng làng William Mopassan đã nói với chồng mình một ngày trước khi phát hiện ra cô cũng bị nhiễm bệnh, đó là mùi không khí xung quanh rất ngọt. Chính câu nói này đã khiến người chồng nhận ra vợ mình bị nhiễm bệnh.
Keyword đầu tiên có dấu
Đây là tất cả những kinh nghiệm mà mọi người học được trong bệnh dịch lúc bấy giờ. Nếu tuyến khứu giác của một người có mùi thơm, điều đó thường có nghĩa là họ bị nhiễm bệnh dịch hạch và các cơ quan trong cơ thể đã bị tổn thương, thậm chí bị thối rữa.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều người tử vong, bia mộ gần như được lập lên kín cả ngôi làng.
Keyword đầu tiên có dấu
Vào tháng 8 năm 1666, sau khi dân làng tự nguyện cách ly trong 400 ngày, bệnh dịch đã biến mất. Đây là căn bệnh gây ra hậu quả tàn khốc cho cả một ngôi làng và một thành phố buộc phải đóng cửa.
Người ta nói rằng sau đại dịch này, chỉ có 70 người còn sống, trong đó 33 người là trẻ em dưới 16 tuổi. Điều đáng lo ngại là 33 đứa trẻ bị bỏ lại một mình ở mỗi góc của nhà thờ. Ngoại trừ việc linh mục giao thức ăn mỗi ngày một lần, không ai có thể tiếp cận, cũng không cho phép chúng tiếp xúc thân thể với nhau. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho một số đứa trẻ đã bị mắc bệnh tâm thần và tự tử vì trầm cảm.
Keyword đầu tiên có dấu
10 năm sau, vua Charles II của Vương quốc Anh vô tình nghe một cô gái phục vụ nói về việc làm của cha mẹ mình và cảm động rơi nước mắt ngay tại chỗ. Sau đó, cô yêu cầu đất nước cần phải biết về sự hy sinh của người dân làng Eyam.
Cũng trong năm đó, trên con phố chính của làng Eyam, một ngôi nhà lớn kiểu Anh, Yam Hall được thành lập. Mặc dù đại dịch hạch đã qua đi nhưng người dân vẫn lo lắng rằng bệnh truyền nhiễm này có thể quay trở lại. Họ quyết định nếu có trường hợp tương tự xảy ra, họ sẽ tự cách ly bản thân để tránh lây lan.
Keyword đầu tiên có dấu
Con cháu của những người dân làng Eyam cũng đã thực hiện những lời khuyên răn của tổ tiên, và từ chối sự đền bù của nhà vua. Lý do họ từ chối là: "Chúng tôi có thể trồng trọt, chăn nuôi gia súc và cừu để kiếm sống. Chúng tôi đã quen với những ngôi nhà bằng đá ở đây, có nhiều người cần số tiền này nhiều hơn chúng tôi " .
Ngày nay, làng Eyam được coi là thánh địa của cư dân miền bắc nước Anh. Những bức tường thành bằng đá bao quanh ngôi làng vẫn không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Một số cặp vợ chồng mới cưới cũng tổ chức đám cưới của họ ở một nơi đã từng bị bệnh dịch hạch.
Keyword đầu tiên có dấu
Mặc dù hiện tại không có nhiều người biết lịch sử của ngôi làng, nhưng những người biết nó sẽ đến đây để mua sữa, rau, trái cây như một cách để họ bày tỏ sự biết ơn của mình.

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Bỏ Tết Ta, nhập Tết Tây dưới góc nhìn của những nhà kinh tế

Nhược Sơn
    
VietTimes --  Như thành lệ, cứ một dịp giáp Tết, đâu đó trên truyền thông – bây giờ là cả mạng xã hội – lại rộ lên những ý kiến đòi bỏ Tết âm lịch (Tết Ta), chuyển hẳn theo Tây lịch, để hội nhập với thế giới.

GS. Võ Tòng Xuân chưa hẳn đã là người đầu tiên đề xuất "bỏ Tết cổ truyền" nhưng quan điểm của ông đã gây bão trên truyền thông.
14 năm kể từ lần ý kiến ấy, cứ mỗi dịp giáp Tết, trên báo chí – bây giờ là cả mạng xã hội – lại rộ lên những ý kiến đòi bỏ Tết âm lịch (Tết Ta). Và ngay lập tức, những quan điểm phản biện lại lên tiếng.
Nhóm ủng hộ bỏ Tết Ta dù thừa nhận tính truyền thống và phong tục Tết tự bao đời nhưng cho rằng văn hóa và thuần phong mỹ tục không chỉ ở cái Tết. Họ nhìn Tết với nhiều góc khuất như đem lại nhiều tai nạn, rượu chè, bài bạc hay đủ thứ thói hư tật xấu.
GS. Võ Tòng Xuân phân tích: người dân Việt Nam đã ăn Tết ta từ sau rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì, người ta cũng nói “thôi, lo ăn tết đã”. Và người ta ăn tết ít nhất đến tận rằm tháng Giêng, thế là công việc bê trễ, xã hội thì tốt kém.
Tết làm lãng phí nguồn lực?
Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, TS. Lê Hồng Giang (chuyên gia tài chính tại Australia) cho rằng Tết làm gia tăng yếu tố mùa vụ của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến lãng phí nguồn lực (do năng lực sản xuất bỏ không (capacity idling)) rất lớn.
Về phương diện vĩ mô, việc gia tăng tiêu dùng rất lớn trong dịp Tết luôn tạo sức ép lên mặt bằng giá cả, gây khó khăn cho những chính sách ổn định kinh tế. Dù khó đánh giá chính xác nhưng nhiều khả năng thói quen “ăn Tết” lớn của người Việt cũng làm giảm tổng tiết kiệm của toàn xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư và cán cân thanh toán.
“Một khía cạnh vĩ mô khác ít người để ý là mức độ sử dụng (capacity utilization) của nền kinh tế giảm mạnh, thấp hơn công suất tiềm năng trong giai đoạn Tết, gây ra một sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Có thể thấy điều này khá rõ qua số liệu thống kê GDP theo quí của Việt Nam. Trong vòng 10 năm lại đây (từ quí 1-2005  đến quí 4-2014), GDP(*) trung bình của quí 1 (quí có Tết) chỉ chiếm khoảng 18% GDP của cả năm”, TS. Giang phân tích trong một bài viết sau Tết Ất Mùi 2015 trên TBKTSG.
Mới nhất, hôm 20/1/2020, trong một dòng trạng thái trên trang cá nhân. ông Giang nhắc lại vấn đề này và bình luận: “Bỏ Tết (ví dụ nhập Tết ta với Tết Tây như Nhật) chưa chắc giải quyết được vấn đề này, nhưng nền kinh tế/xã hội Việt Nam cần một cú hích để (may ra) có thể thay đổi được thói quen "ăn Tết" rất phi kinh tế hiện tại”.
Vị chuyên gia tài chính gốc Việt giàu uy tín này nhìn chuyện thay đổi bộ lịch một cách bình thản. “Nhiều quốc gia đã thay đổi lịch trong quá khứ mà chẳng hề hấn gì (ngay cả âm lịch của Việt Nam/Trung Quốc cũng đã được hiệu chỉnh nhiều lần)”, ông viết và bày tỏ: “Chuyển reference ngày đầu năm từ bộ lịch này sang bộ lịch kia có gì là ghê gớm về khía cạnh văn hóa/truyền thống/tâm linh/nhịp sinh học....”.
Cũng là một nhà kinh tế học nhưng TS. Huỳnh Thế Du của Đại học Fulbright lại nghĩ khác.
“Tết tất cả đều dừng lại thì những người phải làm quần quật cả năm mới có dịp ngừng tay. Dịp duy nhất như vậy đối với nhiều người sao lại đòi bỏ đi? Nếu tính tổng phúc lợi của tất cả những người trong xã hội thì Tết có thể tốn kém. Nền kinh tế bị dừng, và những người khá giả hơn (chủ yếu là thị dân) có thể cảm thấy gánh nặng của cái Tết.
Tuy nhiên, bỏ Tết là hy sinh lợi ích của những người khó khăn hơn cho những người khá giả hơn. Điều này không khác gì việc ném những nô lệ hay tù binh để thú dữ xé xác trong đấu trường La Mã thời cổ xưa nhằm vì niềm vui cuồng loạn của những người trên khán đài.
Bây giờ chưa phải lúc để đặt vấn đề bỏ tết vì nhiều người còn cần (đó là chưa kể khía cạnh truyền thống). Có thể đặt vấn đề này sau năm 2045 với điều kiện Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển”, ông Du viết trong dòng trạng thái vào rạng sáng ngày 19/01/2020 với chủ đề “Xin đừng đặt vấn đề bỏ Tết!”, cũng là cơ sở để TS. Lê Hồng Giang có dòng trạng thái phản biện vào hôm 20/01.
Ông Giang không tán đồng quan điểm Tết có lợi cho người nghèo: “Quan điểm của tôi là bất kể Tết có lợi cho người nghèo hay không, cách tốt nhất giúp họ (nâng cao welfare) là các chính sách/hành động trợ giúp trực tiếp. Chí ít như thế không gây hại cho những người coi Tết là một gánh nặng.”
"Lập luận nhập tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục”
TS. Huỳnh Thế Du phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế - lập luận quan trọng nhất của quan điểm nhập Tết. “Kết quả cho thấy, lập luận nhập tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục”, ông kết luận trong dòng trạng thái trên trang cá nhân hôm 21/1.
Ông Du đưa ra 3 luận điểm để chứng minh. Thứ nhất, không có dấu hiệu cho thấy nhập Tết sẽ hiệu quả hơn trong quan hệ kinh tế với các đối tác của Việt Nam. Lập luận chính của việc nhập tết là để cùng nhịp với các đối tác kinh tế, không bỏ lỡ cơ hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lấy thương mại hai chiều và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài làm thước đo thì kết quả cho thấy ăn tết âm lịch như hiện tại tốt hơn so với việc chuyển.

"Từ năm 1995 đến nay, thương mại với các nước theo tết âm lịch (nghỉ hai ngày trở lên) chiếm hơn 40% (năm 2018 là 43%); các nước bắc Mỹ, EU, Úc và New Zealand và Nhật Bản chiếm hơn 37% (năm 2018 còn dưới 35%); các nước Asean (không bao gồm Singapore vì vẫn đang ăn tết âm) chiếm khoảng 11% (năm 2018 còn hơn 10%), và các nước khác chiếm hơn 11% (năm 2018 là hơn 12%)" .
Đối với các nước Asean, đa phần (kể cả Philippin) những đợt nghỉ chính (2 ngày trở lên) không phải là dịp tết dương lịch, đặc biệt gần một nửa dân số Asean (Indonesia và Malaysia) theo lịch Hồi giáo; và đối với 12% còn lại, rất đông là Hồi giáo và Ấn Độ, đợt nghỉ chính dài ngày cũng không phải là dịp tết dương lịch.
Do vậy, nếu có điều chỉnh lịch nghỉ thì không giải quyết được vấn đề vênh với nhóm các nước đang chiếm hơn 20% khối lượng giao dịch thương mại với Việt Nam.
So sánh hai nhóm chính là các nước ăn tết âm lịch và dương lịch, nếu chuyển thì tỷ phần bị lệch là 43%, bù lại số phần không bị lệch là 35%. Như vậy, tình trạng sẽ tệ đi.
Nhìn vào vốn đầu tư nước ngoài thì tình hình còn tệ hơn. Lũy kế đến hết năm 2019, nhóm nước ăn tết âm chiếm hơn 52%, ASEAN (trừ Singapore) chiếm 7%, các thiên đường thuế (chia cho nhiều nước) chiếm 10%, còn lại là các nước khác.
Hơn thế, nếu nhìn vào các nước theo dương lịch thì dịp nghỉ chính của họ cũng rất khác.
Ví dụ, dịp nghỉ chính của Mỹ là Lễ tạ ơn vào tháng 11 hàng năm. Chính thức chỉ có một ngày, nhưng tổng thời gian thường là 5 ngày (từ thứ tư đến chủ nhật). Dịp giáng sinh và năm mới cũng có nhiều người lấy phép nghỉ cả tuần như ngày tết ở Việt Nam cho dù chính thức chỉ có 2 ngày.
Thứ hai, nhìn trên bình diện toàn cầu sẽ là thảm họa cho nhân loại vì nhu cầu quá cao ở một thời điểm. Giả sử lập luận Việt Nam ăn tết theo dương lịch sẽ gia tăng hiệu quả là đúng cho Việt Nam thì có thể suy luận tương tự đối với các nước khác.
“Nếu cả thế giới cùng ăn tết dài ngày một lần sẽ là thảm họa vì nhu cầu của rất nhiều hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao quá mức. Khả năng trái đất sẽ nổ tung hoặc ngày tận thế sẽ đến nhanh hơn là rất cao”, TS. Du viết một cách hóm hỉnh và lấy ví dụ: Trong những ngày tết, các hãng hàng không của Việt Nam có thể thuê tạm máy bay của Campuchia hay Indonesia để tăng cường cho các chuyến bay trong nước. Nếu các nước cùng ăn tết giống nhau thì việc thuê lại là không thể.
Vị giảng viên của FUV cho rằng, sự đa dạng trong các ngày nghỉ của các nước trên thế giới hiện nay đang tạo ra sự hài hòa hơn về việc sử dụng các nguồn lực của nhân loại so với tất cả đều giống nhau.
Việc bỏ (chuyển) Tết ta còn có trở ngại thứ 3, theo ông Du, đó là khó khả thi về khía cạnh văn hóa truyền thống. Những giá trị của các cộng đồng (đa phần là vô hình) là rất quan trọng. Chúng là những sợi dây tạo ra sự gắn kết của cộng đồng, tạo dựng niềm tin và vốn xã hội. “Những ngày nghỉ và lễ hội không đơn thuần là tự đặt ra mà nó còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh và niềm tin của các cộng đồng. Mọi người sẽ nghĩ thế nào nếu ai đó đưa ra đề xuất nhập các ngày lễ Phật Đản, Ramadan và Giáng sinh vào với nhau cả cho hiệu quả?”, ông Du đặt vấn đề.
Với 3 luận điểm đã nêu ra, ông Du nhận định, trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, việc bỏ hay chuyển Tết còn khó hơn đội đá vá trời.
“Tóm lại, tôi cho rằng Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ” – quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du.
Thực tế, không chỉ TS. Lê Hồng Giang hay TS. Huỳnh Thế Du, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra nhiều phân tích về tác động của Tết và kỳ nghỉ Tết với nền kinh tế.
Thậm chí, một số ý kiến còn tính toán rằng nghỉ kết có thể làm GDP giảm từ 2 – 5%. Tuy nhiên, các con số này cũng mới chỉ là là ước lượng. Để người dân và các nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và cân nhắc đề xuất bỏ hay chuyển Tết thì cần một đánh giá có tính học thuật cao hơn./.