Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

KHỞI THỦY

    LÀNG QUÂN NỘI QUÊ TÔI


1. Sân vận động và trụ sở UB xã cạnh đường 7- xưa là Ngôi đình Làng và Trường học cấp 1 xã 


2. Đường lên xóm Yên Thế qua cầu Sông Đào, phía trước là Động Cao


3. Cầu Sông Đào



 4. Am Bà Cô




5. Đồng Lúa xóm Thượng


               6. Ao làng trước nhà tôi những năm 1969 vẫn còn, nhưng hai bên bờ ao nhà đã mọc lên

Quan Nội là làng quê tôi, một vùng thuần nông có đường quốc lộ 7 chạy qua. Ngày đó người dân còn gọi là đường cái Quan - ý là đường của quan làm, đường của nhà nước. Đường rộng khoảng 7m, bằng đất đỏ và đá cấp phối, chưa có đường nhựa như bây giờ. Xe ô tô đi Lào sang tỉnh Xiêng Khoảng qua đường 7 lúc đó rất nhiều chủ yếu là xe quá cảnh của Đoàn A và XN ô tô 16 ở Ngã 3 Quán Bàu.  
 
Sinh ra từ một làng quê thuần nông, cả làng chỉ có tôi, Hòe Thảo, Bảy Kiên, Thìn Cẩn là học cấp III. Từ thửa chăn trâu tôi đã được dân làng khen là đứa trẻ ham học.
Ngồi trên lưng trâu, tay không khi nào thiếu quyển sách, tờ báo.
Cũng vì lo đọc sách trên lưng trâu nên một lần ngã tuột xuống sừng trâu bị móc vào quần đùi hất tung suýt bị tai nạn gẫy cổ, chân tay...

Ngày ấy quê còn nghèo lắm. Tôi rất ham đọc sách nhưng không có tiền mua, xin bố chỉ mua được vài quyển sách mỏng ưa thích thửa thiếu niên: Dế mèn phiêu lưu ký- Tô Hoài; Đất rừng Phương Nam- Đoàn Giỏi, Không gia đình - Hecto Malo...
Một vài cuốn tiểu thuyết nước ngoài rất thích như: Những người khốn khổ, Tom Xoayo, Devis Copophin... thì không đủ tiền mua phải mượn anh Tuế, anh Liêng, chị Bích Phòng Thương nghiệp Đô Lương lúc đó đạng chiến tranh sơ tán về ở trong nhà hoặc mượn của chị Thung học lớp trên ở xóm dưới Thịnh Đồng. Hầu như có cuốn nào là đọc ngấu nghiến cuốn đó.

Khi học lên cấp 3 mình rất mê văn học Nga...
Có lần mình đã lấy trộm tiền của bố khi ấy làm chủ tịch xã để mua cuốn sách Thép đã tôi thế đấy mà mình yêu thích. Thời đó bố làm Chủ tịch xã nhưng không có tiền cho con mua sách, còn bây giờ quan xã có mua con cũng không thèm đọc...

Tác phẩm Văn học Nga đầu tiên tôi xem là Thép đã tôi thế đấy của Nhicolai- Oxtropski. Nhân vật Paven Coctragin và Câu chuyện tình làng mãn đầy thi vị với Tanhia đã in đậm trong ký ức tuổi học trò. Sau đó tôi nghiền nát các cuốn Chiến tranh và Hoà bình của Lev Tônxtôi, Sông đông êm đềm của A. Sholokhov, Con đường đau khổ của Alech Tônxtôi...còn các tác phẩm của Dostoievski sau này qua Liên Xô tôi mới xem bản tiếng Nga, nhưng rất khó đọc...

Có lẽ do tôi mê tiểu thuyết nên năm cuối học cấp III tôi rất thích cô bạn 
Mai Thúy học cùng lớp ở Tam Đồng, nhưng đó chỉ là một mối tình học trò, đơn phường, yêu thích mà không giám thổ lộ. Ngày tôi qua Kiep, Liên Xô học, có gửi thư về cho nàng nhưng bặt vô âm tín, sau này cô bạn tốt nghiệp học viện Ngân Hàng làm ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, khi về nước tôi có gặp 1 vài lần thoáng qua ở Hà Nội. 

Quê tôi những năm đó do chiến tranh thi thoảng mới có đội chiếu bóng lưu động của tỉnh về phục vụ tại sân đình làng cạnh đường Quan, lũ trẻ chúng tôi cứ trông cho đến tối để được vào xem.   

 
Thời niên thiếu của tôi gắn với sinh hoạt đội thiếu niên và đoàn thanh niên LÀNG QUÁN NỘI. Sinh hoạt đội lúc đó rất lôi cuốn tuổi trẻ, tất cả lũ trẻ chúng tôi rất háo hức, chiều chiều là tập trung tại sân kho hợp tác xã nông nghiệp để sinh hoạt văn nghệ, tập đi đều theo nhịp trống đi qua các thôn để cổ động phong trào...
Làng Quan Nội có ông anh họ Dương Trọng Tràng rất có năng khiếu làm chỉ huy đội viên thiếu niên làng Quân Nội, sau này đi bộ đội lên đến chức thiếu tá.

Nhịp trống đội thiếu niên ngày ấy đã ghi dấu ấn mạnh mẽ sâu sắc trong ký ức tuổi thơ...Tôi lấy cái tên blog LÀNG QUÂN NỘI - để ghi nhớ những kỷ niệm về năm tháng thơ ngây đẹp đẽ khó quên nhất tuổi thơ ấu của tôi./. 
 
                                                       Chủ blog  Làng Quan Nội 16/7/2013
                                                                                         Dương Trọng Bảng