Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

THƠ NỒNG NÀN PHỐ - PHẠM THIÊN Ý

Nồng Nàn Phố - Phạm Thiên Ý



Nồng Nàn Phố tên thật là Phạm Thiên Ý, sinh năm 1988 tại Nghệ An, quê ở Bình Dương, hiện làm báo ở TP Hồ Chí Minh. Cô đi lên từ blog Yahoo, rồi qua Facebook. Năm 2014 cô được bàn tán nhiều, cả trên mạng lẫn trên báo chí truyền thống, khi cho ra mắt tập thơ đầu tay Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng. Năm 2015, cô cho ra mắt tập thơ thứ hai, Yêu lần nào cũng đau.

ĐÀN BÀ CÁC EM THẬT LẠ

Có điều gì sao em lại giấu anh
Đàn bà nhiều khi khó hiểu
Đàn ông khờ lắm cưng! ...
Buồn hay vui đều lặng im thế kia thì ... anh chịu!
Không thể đoán ra em đang muốn những gì?


Có điều gì sao không nói với anh đi
Đừng bắt ruột gan giản đơn đo lường lòng giếng thẳm
Nhiều khi em rất bình thường nhưng lại đang hờn giận
Và nhiều khi đang hờn giận lại không giống bình thường

 
Nằm vào lòng anh nào bé ngoan... thương thương
Đặt tay lên lồng ngực thổn thức em sẽ thấy mọi điều đều đơn giản
Đời cần gì nhiều đâu cưng! Chỉ cần lòng thanh thản
Bao lo âu ngoài kia che kín cửa chẳng cho vào

Yêu nhiều thế rồi vẫn còn giận anh sao
Tha lỗi cho nông cạn khô khan đàn ông khờ khạo
Tất cả mọi vinh hoa bạc tiền ồn ào huyên náo
Không thể bằng một giây phút em cười

Có điều gì sao không nói với anh em ơi?
Chẳng lẽ em muốn biến anh thành thằng đàn ông đến người mình yêu còn không hiểu
Đàn ông tụi anh đơn giản như ly rượu
Cay là cay
Nhạt là nhạt
Không thể như các em vừa là sông dịu êm vừa là biển ầm ào

Nên nếu lỡ đâu anh không biết làm sao
Khi em chỉ lẳng lặng nói rằng "chẳng có gì đâu anh ạ"!
Giống loài các em thật lạ
Thì xá tội cho anh... được không?
P/s: Khi yêu đàn bà trở thành một nhà hiền triết còn đàn ông biến thành một con gà
Còn khi ế, đàn bà lại vừa là gà vừa là triết gia 😉




 


 

 


 

 

 



 

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nước Mỹ


Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đăng trên trang cá nhân của mình một số nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Mỹ.
Ông Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Sau mấy lần đi Mỹ, một buổi chiều nhàn rỗi, chẳng biết làm gì, ngồi và thử so sánh vui một vài điểm giữa người Mỹ và người Việt. Không phải so sánh nào cũng đúng và cũng không có mục đích gì. Dù thế nào cũng xin những người đọc bài này (cả người Mỹ và người Việt) đừng “tự ái”.

– Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.

– Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.

– Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.

– Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.

– Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.

– Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.

– Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.

– Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.

– Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.

– Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.

– Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.

– Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.

– Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.


– Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.

– Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.

– Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua

– Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.

– Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)

– Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói : tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.

– Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc. 
- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
 
– Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.

– Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.

– Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói

– Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người

– Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều .

– Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.

– Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.

– Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.

– Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.

– Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.

– Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.

– Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.

 
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
 
 
 
 

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Nhạc yêu thích từ thời sinh viên

 
DEMIS ROUSSOS

   Một số bài hát nổi tiếng của ca sỹ Demis Roussos    



Goodbye my love



 

TRUYỀN THÔNG DÒNG CHÍNH CỦA MỸ

Giải mã khủng hoảng truyền thông Mỹ: một góc nhìn khác



Như biểu đồ dưới đây do đại học Quinnipiac nghiên cứu, nói chung, đại đa số dân Mỹ không tin truyền thông. Fox là đài được tin tưởng nhiều nhất với 29%, sau đó là CNN với 22%. Các đài TV chính chỉ được lác đác 10% hay ít hơn. Không có đài nào được sự tin tưởng của một phần ba dân Mỹ.

 
Nguyễn Quang Dy

Không có một quốc gia nào trên thế giới có tần suất khủng hoảng truyền thông nhiều như Mỹ. Khủng hoảng truyền thông như cơm bữa làm người Mỹ cũng quen như “chuyện bình thường” (new normal). Đó là một đặc thù kiểu Mỹ không thể lẫn, làm cho nước Mỹ hấp dẫn và mạnh. Tu Chính Án Thứ Nhất (First Amendment) về tự do báo chí là một trụ cột của sức mạnh Mỹ (đang bị Trump thách thức). Đối với nhiều người, thật khó phân biệt khi nào khủng hoảng truyền thông biến thành khủng hoảng chính trị, hay khủng hoảng hiến pháp. Có lẽ bóng ma Watergate không bao giờ chết, và Tu Chính Án Thứ 25 là một răn đe đối với bất kỳ tổng thống nào không muốn làm theo luật chơi. Đó là nghịch lý của hệ thống chính trị đã làm cho nước Mỹ trở thành độc đáo (exceptionalism), nhưng cũng dễ tổn thương.

Những quả bom truyền thông

Tuần qua có hai sự kiện truyền thông lớn làm rung động chính quyền Trump, trong khi cuộc điều tra của Robert Mueller vẫn như “thanh gươm Damocles” đang treo lơ lửng trên đầu tổng thống Trump. Thứ nhất là bài báo nặc danh (anonymous op-ed) đăng trên New York Times (5/8/2018) mà tác giả là “một quan chức cao cấp của chính quyền” (a senior administration official) cùng một nhóm phản kháng ngầm chống đối Trump. Tuy hiện tượng “rò rỉ thông tin” (leaking) là chuyện thường xuyên trong Nhà Trắng, nhưng sự kiện đầy kịch tính này đang làm cho Nhà Trắng đau đầu đối phó, như phải dập một đám cháy lớn. Tuy các quan chức hàng đầu Nhà trắng đã lên tiếng phủ nhận, và Trump đã yêu cầu Bô trưởng Tư pháp phải điều tra, nhưng sau một tuần vẫn chưa biết ai là thủ phạm.  

Sự kiện thứ hai là cuốn sách mới của nhà báo Bob Woodward (“Fear: Trump in the White House, Simon & Schuster”, September 11, 2018) như một quả bom truyền thông. Cuốn sách này được công bố chỉ một ngày sau sự kiện bài báo nặc danh trên New York Times. Sự trùng hợp về thời điểm, cũng như nội dung câu chuyện được kể làm cho đám cháy và quả bom này tai hại hơn nhiều đối với Trump (khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang tới gần). Cách đây không lâu, có mấy sự kiện truyền thông khác cũng làm dư luận xôn xao. Đó là cuốn sách của nhà báo Michael Wolff (“Fire and Fury”, Holt, January 5, 2018), và cuốn sách của Omarosa Manigault là một trợ lý Nhà Trắng bị sa thải, (“Unhinged: An Insider's Account of the Trump’s White House”, Simon & Schuster, August 14, 2018). Nhưng so với hai sự kiện truyền thông đó, quả bom Woodward có sức công phá lớn hơn nhiều, như một quả “bom tấn”.

Bob Woodward là một nhà báo kỳ cựu của Washington Post, không phải là một tác giả bình thường mà là một tên tuổi lớn của báo chí Mỹ mà các tổng thống đều biết tiếng (và ngại). Ông là tác giả của 18 cuốn sách viết về các đời tổng thống Mỹ, từ thời Richard Nixon (và bi kịch Watergate), trong đó có 12 cuốn được xếp hạng “bán chạy nhất toàn quốc” (number one national best seller). Woodward giành được 2 giải Pulitzer (một thành tích hiếm có đối với các nhà báo). Woodward nổi tiếng không phải chỉ vì viết nhiều về chuyện cung đình, mà còn do uy tín và chất lượng. Woodwar rất thận trọng kiểm tra lại các nguồn được trích dẫn, và trong cuốn sách mới ông đã trích dẫn một cách gián tiếp (mà ông gọi là “deep background”). 

Tuy hãy còn quá sớm để đánh giá hệ quả của các sự kiện truyền thông nói trên, nhưng có thể hình dung nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng truyền thông, gắn liền với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đụng chạm những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Có lẽ đây là vấn đề toàn cầu chứ không riêng nước Mỹ, nhưng nó được bộc lộ rõ hơn ở Mỹ. Những giá trị cơ bản của dân chủ tự do (liberal democracy) và tự do ngôn luận (freedom of speech) đang bị thách thức. Không phải ngẫu nhiên mà Trump tỏ ra thù địch với báo chí, thường gọi báo chí là “tin vịt” (fake news) và gọi các nhà báo là “kẻ thù của nhân dân” (enemy of the people). Không phải chỉ tự do ngôn luận, mà “chính trị bản sắc” (identity politics) cũng bị thách thức, phản ánh xu hướng bảo thủ mới (neo-conservatism) và dân túy (populism). 

Một nước Mỹ bị chia rẽ

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới (11/2018) có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó định vị lại tâm trạng và thái độ của cử tri Mỹ đối với Trump mà họ đã bỏ phiếu ủng hộ cách đây gần hai năm, và dự báo xu hướng chính trị hai năm tới khi cử tri Mỹ bầu lại Tổng thống. Thứ hai, nó xác lập lại cán cân chính trị giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội. Trump dễ sa vàò một cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp, nếu phe Dân chủ chiếm được đa số, và điều tra của Robert Mueller khẳng định sự dích líu của Trump với người Nga trong tranh cử năm 2016, mở ra khả năng phế truất (theo “25th amendment”).

Ngày 16/8/2018, có 343 tờ báo khắp nước Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của báo Boston Globe, cùng đăng xã luận để phản đối “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” (dirty war) của Trump chống lại tự do báo chí. Tuy có rất nhiều báo tham gia, trong đó có những báo lớn như New York Times, nhưng cũng còn nhiều báo khác không tham gia (như Wall Street Journal). Không phải chỉ nước Mỹ bị chia rẽ mà báo chí Mỹ cũng đang bị phân hóa. Có lẽ đó là hệ quả không định trước của bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2016 như một sự kiện chính trị chia rẽ nước Mỹ chưa từng có, làm nhiều người gọi nước Mỹ là “the Divided States of America”. 

Trong bài xã luận với tiêu đề “Tự do báo chí cần các bạn”, báo New York Times viết rằng nếu gọi sự thật mà mình không thích là “tin vịt” (fake news) “là nguy hiểm cho dòng chảy của dân chủ” (dangerous to the lifeblood of democracy), và gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân” là nguy hiểm cho các nhà báo. Khi gặp riêng Tổng thống Trump (tháng 7/2018), ông AG. Sulzberger (Chủ báo New York Times) đã nói “ngôn từ của tổng thống đang góp phần làm tăng nguy cơ đối với các nhà báo và dẫn đến bạo lực”.  Tuy Trump nổi tiếng hay nói dối, nhưng ông cũng hay dùng những từ ngữ thô thiển để thóa mạ những người mà ông không thích, thậm chí cả phụ nữ như Omarosa Manigault, là “hạ đẳng” (lowlife) và “đồ chó” (dog).  

Theo kết quả khảo sát dư luận của đại học Quinnipiac University, trong khi “51% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, thì 65% cử chi nói chung cho rằng báo chí là một phần quan trọng của nền dân chủ. Một khảo sát khác trong tháng này cũng có kết quả tương tự: 48% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”, và 28% bất đồng. Trong khi đó, 23% những người ủng hộ đảng Cộng hòa (và 1/8 người Mỹ nói chung) cho rằng Trump nên đóng cửa CNN, Washington Post và New York Times.

Đổi mới tư duy và hệ quy chiếu

Đó là vắn tắt mấy nét (hơi tiêu cực) về bức tranh chính trị nội bộ của Mỹ vào thời điểm này, trong khi bức tranh kinh tế và chính trị quốc tế của chính quyền Trump có vẻ sáng sủa và tích cực hơn, nhất là về triển vọng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đang bước vào giai đoạn hai (từ 6/9/2018). Thành tích đối ngoại của Trump (với Triều Tiên chẳng hạn) cũng không thể phủ nhận. Trong số các tổng thống Mỹ còn sống, chỉ có Trump dám đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các thực tế đó có thể bị hình ảnh tiêu cực trong nước làm lu mờ và méo mó. Đó là những khác biệt dễ nhầm lẫn, cũng như tính cách bất thường, khó đoán của Trump.

Vì vậy, đánh giá về Trump là một việc khó, dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Gần đây, quan điểm đánh giá về Trump có sự phân hóa theo hướng hơi vũ đoán (như “thầy bói sờ voi”). Một số người chỉ trích Trump thậm tệ (bất chấp những thành tích khó phủ nhận), trong khi một số khác khen ông hết lời (bất chấp những bê bối cũng khó phủ nhận). Không phải chỉ có Trump (hay Trumpism) có vấn đề, mà cả những người ủng hộ hay phản đối Trump cũng vậy, vì thế giới này không chỉ có sự thật, mà còn nửa sự thật (half-truth), hay “hậu sự thật” (post-truth).

Muốn hiểu và lý giải được những biến đổi chính trị đang diễn ra tại Mỹ và trên thế giới với những ẩn số và biến số khó lường (giống như biến đổi khí hậu hiện nay), người ta cần đổi mới tư duy và hệ quy chiếu (paradigm). Nếu muốn hướng tới thế giới công nghệ 4.0 mà vẫn bám giữ vào hằng số tư tưởng 0.4 của thế giới cũ, người ta sẽ tiếp tục mắc kẹt vào tư duy nguyên trạng (status quo mindset) của trật tự thế giới cũ (như tù binh của quá khứ), và lạc trong ma trận của trật tự thế giới mới vẫn chưa định hình, nên càng dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Không chỉ Mỹ và trật tự thế giới đang bị đảo điên, mà tư duy con người đang bị khủng hoảng.

NQD. 11/9/2018

 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Giáo dục của Việt Nam chẳng giống ai cả

NƯỚC ĐỨC HÙNG MẠNH TỪ BỤC GIẢNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC



CHLB Đức có nền kinh tế hùng mạnh nhất ở châu Âu, người Đức dành được nhiều giải Nobel hơn bất cứ nước nào trong thế kỷ 20. Họ đã đã làm nên kỳ tích bằng việc coi trọng giáo dục trẻ em, mỗi người Đức đều có trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ. Và họ đã thành công bằng các chính sách nhất quán và kiên định về mục tiêu, đó là:   

1.   Hun đúc Ý chí Đức cho học sinh từ bục giảng của giáo viên tiểu học 

Chính phủ đã trả lương cho thầy cô tiểu học và trung học cao gấp 3 lần thu nhập bình quân của Đức. Hơn nữa giáo viên tiểu học và trung học là công chức của quốc gia, được đảm bảo sẽ không bị sa thải, không bị thất nghiệp (tất nhiên là trừ trường hợp phạm tôi). Thu nhập bình quân hàng năm của giáo viên tiểu học, trung học của Đức trên 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng). Con số này tương đương với thu nhập trước thuế bình quân của nhân viên tại những công ty đa quốc gia nổi tiếng của Đức 

Nhưng Ở Đức muốn làm giáo viên không hề dễ dàng, chí ít là phải vượt qua 3 cửa ải. Đầu tiên phải lấy được học vị đại học chính quy hoặc trình độ cao hơn. Tiếp đó  phải được huấn luyện chuyên nghiệp về tâm lý học, giáo dục học và trải qua một cuộc thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Cuối cùng, phải tham gia cuộc thi xét duyệt về tư cách giảng viên do quốc gia tổ chức và phải có được thành tích đạt tiêu chuẩn.



Những người Đức nếu muốn trở thành giáo viên tiểu học, trung học sẽ phải cạnh tranh và trải qua sàng lọc rất gắt gao. Chỉ có những người thực sự yêu nghề và có thực lực mới có thể trở thành giáo viên. Nhưng để thực hiện được giấc mộng này thì bạn cũng phải đợi đến ngót nghét 30 cái xuân xanh mới mãn nguyện. Đó là lý do vì sao giáo viên tiểu học, trung học ở Đức có địa vị cao, được cả xã hội nể vì.
2. Nước Đức cấm giáo dục trẻ nhỏ trước tuổi đi học,  

trường mầm non, thầy cô sẽ dạy bọn trẻ làm thế nào có thể tự đi các phương tiện giao thông để tìm về được đến nhà. Họ giáo dục chúng tuân thủ trật tự xã hội như: Chấp hành luật lệ giao thông, ở nơi công cộng không được nói lớn tiếng, thậm chí là làm thế nào để phân loại rác.
Nếu bọn trẻ hứng thú với một môn học nào đó như âm nhạc, nghệ thuật hoặc thể dục thể thao, thì chúng sẽ có quyền được học tập ở một vài ngôi trường và hoặc tổ chức năng khiếu, thậm chí là miễn phí. 
 
 3. Trách nhiệm giáo dục từ gia đình và những  bài học đạo đức tuổi măng non.
 
Rất nhiều thói quen tốt là kết quả của sự giáo dục trong gia đình ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.
-  Khả năng tự biết lo liệu cho bản thân như bố trí ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh, tự chăm sóc mình…
- Ý thức về phép tắc: Đồ ăn đựng trong đĩa của mình thì phải ăn hết, phải ăn cơm trước mới được ăn vặt.
- Bồi dưỡng lòng yêu thương, lương thiện. Rất nhiều gia đình nuôi động vật nhỏ trong nhà như chó con, mèo con để trẻ tự mình chăm sóc chúng. Trong quá trình ấy trẻ sẽ biết quan tâm, săn sóc tới những sinh mệnh yếu đuối, bé nhỏ.
- Dưỡng thành sự kiên cường. Nếu trẻ bị ngã nhẹ, không nghiêm trọng lắm thì cha mẹ người Đức sẽ không lập tức lao tới giúp, mà để chúng học cách tự mình đứng lên.
-. Nói với trẻ phải biết tôn trọng sự riêng tư của người khác. Nhiều ông bố bà mẹ của Đức sẽ không đọc những điều thầm kín của trẻ nếu chúng chưa đồng ý.
- Các ông bố bà mẹ của Đức khi tìm sự giúp đỡ của con sẽ nói “Bitte” (Làm ơn) giúp cha mẹ làm gì đó. Sau đó họ sẽ nói “Danke” (Cảm ơn) với chúng để bồi dưỡng phép lịch sự cho con mình.
- Các ông bố bà mẹ ở Đức quản lý tiền tiêu vặt của con cái mình rất nghiêm khắc. Họ sẽ để những đứa trẻ làm một vài việc nhà đơn giản để nhận được những đồng tiền lẻ, tránh tạo thói quen “ngồi mát ăn bát vàng” cho chúng.
-. Một bà mẹ người Đức nói với cậu con trai thường xuyên dậy muộn của mình rằng: “Thật tiếc là mẹ không thể lái xe đưa con đến trường được. Điều này con phải tự trách bản thân mình. Con có thể chọn nhịn ăn sáng hoặc là đi học muộn”. 
- Những bậc phụ huynh người Đức sẽ lấy mình làm gương về sự chân thành, thẳng thắn. Họ sẽ thường xuyên nói với con mình rằng phải tuân thủ giao kèo, không được dễ dàng thề thốt điều gì, những chuyện đã đồng ý thì phải được làm trong khoảng thời gian quy định.
-. Những bậc phụ huynh người Đức vô cùng coi trọng rèn luyện sự tự tin cho con cái mình. Dẫu chỉ là một sự tiến bộ nhỏ, họ cũng đều dành cho con mình rất nhiều sự khích lệ và khen ngợi. Bởi họ biết rằng sự tự tin của trẻ nhỏ bắt nguồn từ cha mẹ mình.
- Ở Đức dù ở nhà hay trường học, người ta cũng luôn lưu tâm tổ chức các hoạt động tập thể cho bọn trẻ. Bởi vì người Đức có một câu” Sự nỗ lực của một người là phép cộng. Sự nỗ lực của tập thể là phép nhân””.
 
4. Tinh thần Đức, ý chí Đức toát lên từ những thói quen nhỏ. Văn hóa và thói quen “Tinh thần khế ước” được dưỡng thành từ nhỏ
Đọc sách
Người Đức thường có một cuốn sách trong tay. Số người chơi điện thoại trên tàu điện ngầm rất ít, số người đọc sách lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Ở Đức nếu để ý bạn sẽ có thể gặp đủ các hiệu sách lớn nhỏ khác nhau. Điều kỳ lạ là trong những hiệu sách đó hiếm khi vắng bóng người đọc.
Lịch thiệp và khiêm nhường
Đó chính là tâm thái bao dung với người khác. Một lần nọ khi ở Đức, đi trên đường cao tốc, tôi bắt gặp một chuyện lạ. Hai dãy xe ô tô tự động gộp thành lại một hàng. Vì cảm thấy rằng tôi đang có việc gấp, một chủ xe bên tay trái đã đi chậm lại để nhường cho tôi đi trước.
Nếu đi tàu điện ngầm vào những lúc đông người, bạn cũng sẽ phát hiện rằng người đứng ở cửa sẽ chủ động xuống trước, nhường lối cho những người cần xuống xe ở phía sau. Sau đó họ mới lên xe lại.
Đúng giờ
Đa số người Đức đều tuân thủ thời gian đã được quy định. Ngay cả các phương tiện giao thông công cộng cũng rất đúng giờ. Ngoại trừ những sự cố ngoài ý muốn, mỗi chiếc tàu điện ngầm và xe buýt đều có thể về bến chuẩn giờ theo lịch trình quy định, thậm chí đến từng phút.
Coi trọng gia đình
Giữa công việc và gia đình, người Đức coi trọng gia đình hơn. Họ sẽ về nhà đoàn tụ cùng người thân sau khi hết giờ làm. Rất ít người vì muốn kiếm thêm tiền làm ngoài giờ mà về nhà muộn. Trong những ngày lễ Tết họ lại càng dành nhiều thời gian cho gia đình của mình hơn.
Một cuốn sổ tay
Hầu như mỗi một người Đức đúng giờ đều có một cuốn sổ ghi chép. Cuốn sổ này không nhất định là có liên quan tới công việc. Nhưng nhất định là liên quan tới cuộc sống của bản thân họ, ví như ghi nhớ những chuyện quan trọng hoặc thời gian các cuộc hẹn.
Tuân thủ luật lệ giao thông
Người Đức vô cùng tôn trọng luật lệ giao thông dù vẫn có những người vượt đèn đỏ. Đặc biệt, lái xe luôn tuân thủ rất nghiêm ngặt điều này. Bởi nó liên quan tới an toàn của sinh mệnh bản thân họ và những người khác. Ở Đức lái xe thường bật đèn ban ngày. Khi họ đổi làn thì không chỉ nhìn gương chiếu hậu, mà còn phải quay đầu nhìn vào khu vực điểm mù xem có xe hay phương tiện khác hay không.
Chú trọng chất lượng cuộc sống
Người Đức tuyệt đối không phải là một dân tộc thích hư vinh. Họ luôn biết tiêu tiền sao cho hợp lý nhất. Ví như họ sẽ tiêu 200 euro (hơn 5,3 triệu đồng) để mua một bình nước nóng, chứ không phải là một cái ví Gucci. Họ sẽ tiêu 500 euro (gần 13,5 triệu đồng) để mua một bộ đồ nhà bếp chứ không mua một cái túi xách LV.
Họ sẽ tiêu hàng nghìn euro (khoảng 26 – 80 triệu đồng) để chăm sóc, tỉa tót cho vườn hoa của mình chứ không phải để mua một chiếc áo khoác Burberry. Bởi người Đức biết rằng đồ xa xỉ thực sự chính là chất lượng cuộc sống của họ chứ không phải là một cái túi xách hay một chiếc áo khoác.
Bảo vệ môi trường
Người Đức rất ít vứt rác lung tung. Bởi vì họ biết tầm quan trọng của môi trường. Dẫu là sống ở nước ngoài thì đa số người Đức vẫn giữ thói quen này. Tôi và một cô bạn người Đức tới Trung Quốc leo núi. Vì không tìm thấy thùng rác, cô bạn người Đức này đã cầm que của cây kem suốt dọc đường xuống núi. Sau khi tìm thấy một cái thùng rác nhỏ cô ấy mới vứt bỏ vào.
Cẩn trọng
Sự cẩn trọng của họ bắt nguồn từ việc suy xét tới những tiểu tiết. Ví như phía trên mỗi một quả trứng gà được bán trong các siêu thị ở Đức đều có một mã số. Thậm chí, bạn có thể thông qua mã số này để tìm hiểu môi trường sinh trưởng của gà mẹ đã đẻ ra quả trứng này.
Tinh thần khế ước

Trong mắt chúng ta, có thể người Đức vô cùng cứng nhắc, không linh hoạt. Nhưng đó là do văn hóa và thói quen “Tinh thần khế ước” được dưỡng thành từ nhỏ. Họ không dễ dàng hứa hẹn bất cứ điều gì nhưng một khi đã hứa thì nhất định sẽ làm đến nơi đến chốn. Chúng ta có thể thấy được điều này trong chất lượng sản phẩm của Đức.
Uy tín
Vì sao xe hơi của Đức lại đắt hơn những loại xe hơi thông dụng khác nhiều lần? Vì sao nồi của Đức lại đắt gấp mấy chục thậm chí là mấy trăm lần những chiếc nồi bình thường? Vì sao máy giặt Miller của Đức lại đắt hơn vài chục nghìn, thậm chí là vài trăm nghìn euro? Vì sao cụm từ “Made in Germany” lại là biểu tượng về hàng chất lượng cao?
Kỳ thực, 100 năm trước đây, những vật dụng của Đức thường mắc lỗi, bị người Anh chế nhạo. Để xây dựng được uy tín và chất lượng như ngày nay, người Đức đã dựa vào sự chuyên tâm và kiên trì, dựa vào chữ tín của mình
Đạo đức cộng đồng
Nếu để ý bạn sẽ phát hiện rằng nhiều khi những nơi công cộng của Đức (trừ thời gian thi đấu bóng đá) đều vô cùng yên ả. Hầu như mọi người đều ở trong trạng thái thì thầm to nhỏ. Rất ít người lớn tiếng, ồn ào huyên náo (trừ những fan hâm mộ bóng đá và những tay bợm rượu).
Trái tim đồng cảm
Đa số người Đức sẽ chủ động giúp đỡ những người yếu hơn mình, người tàn tật và người già. Ở Đức nếu người già bị ngã chắc chắn sẽ có người tới giúp, hơn nữa không chỉ là một người. Khi gặp người tàn tật, cũng sẽ có người chủ động bước tới giúp họ.
Tôn trọng sinh mệnh
Khi gặp những loại xe đặc biệt như xe cảnh sát, cứu hộ, cứu hỏa có còi báo, người ta đều chủ động đi áp sát lề để nhường đường.
Yêu nước
Người Đức hiếm khi nói ra miệng rằng mình yêu đất nước như thế nào. Thậm chí họ còn thường hay châm chọc những điểm hạn chế của quốc gia, chính phủ mình. Nhưng thay vào đó, họ luôn kiên trì sử dụng sản phẩm do nước mình sản xuất. Không khó để có thể thấy được tinh thần yêu nước của họ. Đương nhiên cũng là do niềm tin của họ vào sản phẩm của đất nước mình. Nếu gặp những trận thi đấu bóng đá quốc tế, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của họ.
Ngoài ra người Đức còn khá cởi mở đón nhận những nét đẹp văn hóa Đông Tây kim cổ của các dân tộc khác trên thế giới và trân trọng những vĩ nhân lịch sử trong cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Họ coi đó là những tấm gương đạo đức và tinh hoa của nhân loại, cần được truyền thừa cho con cháu người Đức mai sau. Nghĩa là tình yêu nước của họ đã vươn ra tầm thế giới chứ không còn là thứ tình cảm hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc.
***
Với chừng ấy những điều tuyệt vời như vậy, nước Đức quả thực không thể không hùng mạnh. Sức mạnh thực sự của một quốc gia không phải dựa vào quân đội đông đảo, vũ khí tối tân hay kinh tế phát đạt, trù phú. Cường quốc thực sự chính là biết bồi dưỡng nhân cách công dân, đặt trọng tâm vào giáo dục, phát triển con người, xây dựng được nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh, vững chãi và một thiết chế công bằng. Sức mạnh ấy thể hiện ý chí, nội lực của một quốc gia, là thứ khiến cả thế giới phải nể trọng.
Theo Cmoney
 

 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 






  
 



 

NƯỚC MẮT CỦA ĐỜI MÌNH DO MÌNH TỰ LAU

 

Nhân sinh như mộng, đời người là cuộc hành trình có đi mà chẳng bao giờ trở lại…


Chia Sẻ



Đời người hữu hạn, trăm năm như bóng câu qua cửa sổ. Có thể lấy khổ làm vui, biến nghịch cảnh thành thuận cảnh, ấy mới là điều quan trọng nhất vậy. 

Kiếp người khi mới đầu, chúng ta đến thế gian này là bởi không thể không đến. Để rồi tới lúc ra đi cũng là bởi không thể không đi. Vậy thì cả quãng đời này đều là tuỳ tâm mà diễn. Cả một cuộc đời qua đi cũng chẳng dễ dàng gì. Ngày tháng ấy luôn đầy rẫy chông gai, cay đắng, mặn ngọt, hợp phân, ly tán, bi ai và hạnh phúc. 

Với tất cả mọi điều, ta đều cần phải đối diện, quan trọng nhất là dùng thái độ như thế nào để đối đãi và vượt qua những quan nạn trong đời. Cuộc đời có người thành công, cũng có người thất bại. Có người trải qua nó như một bản tình ca đầy màu sắc hy vọng, tiến đến một tương lai, một bến bờ hạnh phúc, niềm vui của sự giác ngộ. Ngược lại có người u sầu bạc nhược nhìn mãi cũng không thấy niềm tin.

1. Đời người sống vì điều gì? Cách sống khác nhau cho kết quả khác nhau

Nếu như cuộc sống của chúng ta lấy kim tiền làm trọng, vậy ắt sẽ phải rất khổ sở trong tâm, nếu như lấy con cái làm trọng, vậy ắt mệt mỏi không ngừng. Nếu lấy ái tình làm trọng, ắt sẽ thương đau ngập lối. Nếu lấy so bì làm trọng, ắt phiền não không rời. Ngược lại, nếu lấy khoan dung làm trọng, ắt là hạnh phúc. Nếu lấy biết đủ làm trọng, ắt an lạc quanh năm, nếu lấy cảm ơn làm trọng, ắt lòng thiện dung hoà. 

Với tất cả mọi điều, ta đều cần phải đối diện, quan trọng nhất là dùng thái độ như thế nào để đối đãi và vượt qua những quan nạn trong đời. (Ảnh: iini.net)

2. Khi thực sự nằm trên giường bệnh, bạn sẽ không còn biết sợ điều gì nữa

Lúc này bạn sẽ thấy rằng, tất cả ai nấy đều sợ bạn. Có người sợ bạn mượn tiền, cha mẹ sợ bạn không khỏi, vợ hoặc chồng sợ bạn nằm đó sẽ không người chăm lo con cái, lãnh đạo sợ bạn không đi làm nữa, mau tìm người thay thế. Khi đó bản tính, sự kiêu ngạo của bạn đều sẽ chẳng còn gì. 

Cho nên làm người thì cần phải chăm lo cho chính bản thân. Ngoài bản thân ra thì không có gì thuộc về mình cả. Sức khỏe đó là số một. Học cách chăm sóc bản thân mình đó là yêu cầu bắt buộc trước tiên. Chỉ khi bạn có đầy đủ khả năng chăm sóc cho chính mình thì mới có thể chăm sóc cho người khác.

3. Khi bạn mệt rồi, sẽ có nhiều người nói với bạn: “Mệt rồi thì nghỉ đi, đừng làm nữa”

Nhưng có ai nguyện ý đưa tiền cho bạn tiêu không? Khi bạn bệnh sẽ có nhiều người nói: “Bệnh rồi thì nhớ uống thuốc vào” nhưng có ai mua thuốc cho bạn uống không? Khi điện thoại của bạn hỏng rồi, sẽ có người nói: “Hỏng rồi thì thay cái khác đi“, nhưng có ai sẵn lòng đưa tiền cho bạn mua hay không? Khi bạn gặp khó khăn, nhiều người nói: “Không sao đâu, rồi mọi chuyện sẽ qua”, nhưng thực lòng ra tay tương trợ hỏi có mấy ai? 

 
Khi bạn gặp khó khăn người thật lòng giúp bạn lại chẳng có mấy ai. (Ảnh: vietbao.vn)

Vậy nên đừng chỉ nghe người ta nói mà phải xem thực hư thế nào? Thế gian này không thiếu những người thích xem náo nhiệt, chỉ thiếu người nỗ lực. Chỉ khi nào thực sự nỗ lực đủ, bạn mới có thể có được cuộc sống mà mình mong muốn. Có những sự việc khi bạn nhìn thấu rồi sẽ hiểu ra: Trên đời này chỉ có bạn và bạn mà thôi, bạn đau, cũng chỉ đau chính mình, bạn mệt cũng chỉ là mệt chính mình. Dù cho người khác có biết, có đồng cảm, cũng chỉ vậy mà thôi, không ai có thể đau thay bạn, mệt thay bạn. Sau cùng người phải chịu tất cả cũng chỉ có mình bạn mà thôi.

Hãy nhớ, có nhiều người có thể chờ đợi bạn, nhưng không thể dựa dẫm. Sống cần phải luôn nhắc nhở bản thân nỗ lực, kiên cường. Trời mưa thì đất trơn, mình ngã thì tự mình đứng dậy. Con đường của mình thì phải do chính mình đi, mệt hay không chỉ mình mình biết.

4. Nước mắt của mỗi người đều phải do mình tự lau

Chuyện hôm qua dù hay hay dở thì cũng đã là quá khứ, điều nên quên thì chẳng nhớ làm gì. Khi một ai đó bỏ rơi bạn, đừng đau lòng và cũng chẳng phải bi thương. Mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình, đến hay đi cũng chỉ bởi chữ duyên. Duyên đã hết thì nợ tình cũng hết, trên đời này không có ai là người có thể đi cùng bạn tới hết con đường, sớm muộn cũng có lúc phải chia tay.




Mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình, đến hay đi cũng chỉ bởi chữ duyên. (Ảnh: muctim.com.vn)

Làm người thì đừng tự đánh giá vị trí bản thân mình cao trong lòng người khác. Bạn cần phải nhớ khi người khác muốn đi thì có níu giữ cũng chẳng ích gì, có chăng cũng chỉ khiến cho bản thân thêm phần thương tổn. Người giả say thì gọi không khi nào tỉnh, người đã không thích bạn thì níu kéo cũng chẳng được gì. Làm người thì ai cũng theo đuổi sự hoàn mỹ của chính mình, nhưng trên thực tế, thế giới này lại không hề có sự hoàn mỹ tuyệt đối. 

Mặt trời lên cao, mặt trời sẽ lặn, trăng vừa tròn rồi trăng lại khuyết. Cho nên có sự tiếc nuối mới có sự vĩnh hằng, không hoàn mỹ đó mới là kiếp người. Kỳ thực, cảnh giới đẹp nhất chính là cảnh hoa chưa nở hết, trăng chưa tròn đầy. Người chịu cúi đầu là người không khi nào bị va đầu vào cửa, người chịu nhượng bộ là người không khi nào thoái lui. 

Theo soundofhope.org