Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

CỔ PHẦN HÓA THỰC CHẤT LÀ GÌ?

TS Trần Đình Thiên: 'Chúng ta sai lầm khi kéo dài việc sử dụng khái niệm cổ phần hóa'

(VNF) – “Cổ phần hóa là một khái niệm không có liên quan đến khái niệm thông thường của kinh tế học, một khái niệm hoàn toàn mang ý nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa”,TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói.

TS Trần Đình Thiên: 'Chúng ta sai lầm khi kéo dài việc sử dụng khái niệm cổ phần hóa'

TS Trần Đình Thiên

Phải xem lại khái niệm kinh tế nhà nước

Theo TS Trần Đình Thiên, nói đến kinh tế nhà nước thì có 2 nhóm vấn đề: một là khái niệm kinh tế nhà nước, hai là cách đánh giá sứ mệnh của nó.
Bàn về khái niệm, ông Thiên cho rằng khái niệm kinh tế nhà nước không chỉ là “nó là thế nào” mà còn là “nó là gì trong cấu trúc của nền kinh tế’.
“Khái niệm kinh tế nhà nước đứng đối diện với kinh tế tư nhân, trong mối quan hệ với khu vực kinh tế tư nhân, đã bắt đầu có vấn đề rồi.
“Xưa nay, ta để doanh nghiệp nhà nước đối diện với doanh nghiệp tư nhân để khẳng định doanh nghiệp nhà nước chủ đạo. Sau ta thấy doanh nghiệp nhà nước không chủ đạo được thì lái sang khái niệm kinh tế nhà nước làm chủ đạo để khỏi ai cãi được. Bởi vì kinh tế nhà nước to như thế, nó chủ đạo thì ai cãi được. Nhưng khổ nỗi, khái niệm kinh tế nhà nước với khái niệm khu vực tư nhân (mà chỉ có mỗi doanh nghiệp) thì không tương đồng”, ông nói.
Thế nên ông Thiên cho rằng khái niệm kinh tế nhà nước có 2 yếu tố: một là tài sản, hai là cơ chế phân bổ.
Về tài sản, ông Thiên yêu cầu phân biệt tài sản của kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước để cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh.
“Hai thứ này phải rõ ràng. Nếu hai thứ không ràng về cấu trúc, về cơ chế vận hành thì lập tức có chuyện méo mó ngay, lập tức khu vực nhà nước ăn tiền ngay, lạm dụng ngay”, ông Thiên nhấn mạnh.
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu câu hỏi: tài sản của nhà nước, nhưng của nhà nước là của ai, lực lượng kinh tế nào có quyền sử dụng nó và dùng theo cơ chế nào. “Cho nên cơ chế phân bổ là điều quan trọng. Tài sản nhà nước như nguồn lực quốc gia, cơ chế phân bổ nguồn lực phải rõ”.
“Khi bàn đến khái niệm đó, ta thấy khái niệm kinh tế nhà nước làm chủ đạo, đứng đối lập với các lực lượng khác trở nên vô nghĩa. Còn ai nữa, tài sản ông nắm cả mà ông làm chủ đạo thì còn ai chủ đạo! Bởi vì khu vực tư nhân chỉ có doanh nghiệp không thôi. Cái doanh nghiệp đấy tương đương về mặt cấu trúc với khu vực chỉ có doanh nghiệp nhà nước thôi.
“Cho nên tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là phải làm được khái niệm rõ ràng. Tôi cho rằng đến lúc này mọi thứ đặt ra rõ ràng rồi, có điều mình có dám nhận diện rõ không thôi. Còn cứ nhắm mắt bảo không có gì rõ ràng cả thì đất nước này có vấn đề về trí tuệ, không đáng được phát triển”, ông Thiên bình luận.

“Chủ đạo mà như thế thì đất nước chết à…”

Nói về việc đánh giá vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, ông Thiên cho rằng cần phải xem xét đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi nào không.
“Công lao của kinh tế nhà nước phải được đánh giá bằng toàn bộ nền kinh tế chứ không phải ông cải thiện được một tí rồi bảo ‘mày thấy tao tốt chưa’. Đấy là mày tốt, nhưng với tư cách là mày thôi, còn mày với tư cách chủ đạo thì phải làm cho cả nền kinh tế tốt lên”.
“Chúng ta biết rằng nền kinh tế này có thể tăng trưởng nhưng về chất lượng thì không thay đổi bao nhiêu. Những vấn đề cấu trúc rất nặng thì phải xem vai trò của ông (kinh tế nhà nước – PV) là gì, từ đó mổ xẻ ra tại sao lại như vậy. Ông chủ đạo mà như thế thì đất nước chết à, phải cắt chức chủ đạo của ông đi chứ, để thằng khác thay… ví dụ thế’”, ông Thiên nói.
Ông Thiên nhấn mạnh rằng: “Chỗ này phải rất minh bạch. Cách chủ đạo, cách đối xử với không chủ đạo làm nền kinh tế này phân bổ nguồn lực hỏng hết. Và 10 năm tái cơ cấu để thay đổi cơ chế đấy mà không thay đổi được. Tôi nói đấy là vai trò của kinh tế nhà nước đấy, có vấn đề nghiêm trọng. Ông không thay đổi được thì ai thay đổi được. 10 năm rồi chỉ có thay đổi ông thôi mà không thay đổi được, hỏi sao nền kinh tế không phát triển. Phải nhìn như vậy! Mình nhân danh nhà nước quá nhiều, vì nhân danh nên ông cứ thế tùy tiện”.
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ngắn gọn: “Cải cách kinh tế Việt Nam chỉ có 2 vấn đề thôi: một là giải toả khu vực nhà nước, hai là chuyển nền kinh tế nông dân lạc hậu lên nền kinh tế hiện đại”.

Cổ phần hóa là khái niệm hoàn toàn mang định hướng xã hội chủ nghĩa

TS Trần Đình Thiên cho rằng việc thay đổi cấu trúc sở hữu (tức cổ phần hóa) doanh nghiệp nhà nước là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề hiệu quả hoạt động/kinh doanh.
Tuy nhiên, ông nói ta sai lầm khi kéo dài việc sử dụng khái niệm cổ phần hóa. “Cổ phần hóa là một khái niệm không có liên quan đến khái niệm thông thường của kinh tế học, một khái niệm hoàn toàn mang ý nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa”.
“Vì sao? Vì khái niệm cổ phần hóa mong manh đến mức chỉ cần bán 1% cổ phần thôi cũng đã gọi là cổ phần hóa xong rồi. Khái niệm cổ phần hóa mà bán 1% ấy nó chả liên quan gì đến phân bổ nguồn lực và chả dính dáng gì đến cấu trúc sở hữu. Đó là một động tác giả”.
Đây chính là lý do vì sao Việt Nam có thể thực hiện kế hoạch cổ phần hóa 100% nhưng thực chất chuyển đổi sở hữu chỉ 5%, 7% hoặc 10%. Thậm chí trường hợp như ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) bán xong cổ phần còn muốn mua lại.
“Khái niệm cổ phần hóa có vấn đề. Ta dùng nó để biện minh cho quá trình thay đổi nguồn lực nhưng không làm thay đổi cấu trúc sở hữu. Cấu trúc sở hữu không đổi thì quản trị không đổi, vì thế không thể có thị trường bình thường được. Định hướng xã hội chủ nghĩa đấy”, ông Thiên bình luận.
Theo ông Thiên, một hệ quả nguy hiểm của việc dùng khái niệm cổ phần hóa là cách viết “doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hiệu quả hơn”. Ông cho rằng việc bán một số cổ phần đúng là có làm doanh nghiệp tốt hơn nhưng nếu bán hẳn thì sẽ tốt hơn gấp 10 lần.
“Đất nước này cứ an ủi bằng cách tốt hơn như thế thì chết à! Lấy sự học 10 năm lên được lớp 5 rồi nói ‘Mày thấy tao tiến lên đấy chứ’. Ok, 10 năm có tiến lên nhưng 10 năm đấy người ta học Đại học được 2 lần rồi. Kiểu biện minh đấy là vô cùng nguy hiểm”.
Ông cho rằng cần thay khái niệm cổ phần hóa bằng tư nhân hóa. “Tư nhân hóa để nó trở thành động lực quan trọng và vượt qua cả động lực quan trọng. Đấy, chỉ khi nào khái niệm tư nhân hóa bình thường của loài người được áp dụng thì khi đó quá trình này may ra mới diễn ra hiệu quả”.
Ông cũng cho rằng trong cải cách kinh tế, Việt Nam cần đặt ra mục tiêu phản ánh được tính thị trường rõ ràng hơn.
“Phải có tính thị trường thực, chứ sao lại một bước tiến ra thị trường. Đất nước này mỗi năm tiến một bước ra thị trường thì bao giờ mới ra thị trường?”, ông nói.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

VINH HOA PHÚ QUÝ RỐT CUỘC CŨNG CHỈ LÀ ĐỐNG RÁC

Bài diễn thuyết chấn động của bác sĩ từng chứng kiến rất nhiều người chết: "Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi..."

28-06-2019 - 22:35 PM Sống
Bài diễn thuyết chấn động của bác sĩ từng chứng kiến rất nhiều người chết: "Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi..."

"Cá nhân tôi luôn nghĩ về cái gọi là "trải nghiệm cận tử". Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới lại nhìn thấu được đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là gì?", bác sĩ Kha Văn Triết nói.

Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Năm 2013, bài thuyết giảng "Trí tuệ và sinh tử" trên TED (buổi hội thảo của giới trí thức về công nghệ, thiết kế và giải trí) của Kha Văn Triết đã gây ấn tượng mạnh.
Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết chấn động của ông: 
Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói từ "Diệp Khắc Mạc" – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).
Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kì Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, không có đâu, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).
Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (trái tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo ô-xy (buồng phổi nhân tạo), đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi, tim.
ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Xác thực là có những trường hợp vô cùng thành công.
Bài diễn thuyết chấn động của bác sĩ từng chứng kiến rất nhiều người chết: Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi... - Ảnh 1.
Bác sĩ Kha Văn Triết.
Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng cả. Nhưng 9 ngày sau, cô ấy đã tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi. Tất cả là nhờ ECMO.
Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thần tích của y học hiện đại. Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại!
Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp. Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.
Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, cũng xác thực là có một vài trường hợp rất thành công. Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đả động gì đến những ca thất bại.

Thân là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh. Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.
Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.
Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện bệnh biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.

Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi. Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây?
Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: "Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa". Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây?
Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết. Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: "Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?". Tôi không biết phải trả lời thế nào. Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả.
Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn là có giới hạn. Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao?
Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, cây cỏ mùa Xuân thì đâm chồi, nảy lộc, mùa Hạ thì kết quả, ra hoa, mùa Thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá, đến khi Đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt. Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi.

Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn "Sinh – Lão – Bệnh – Tử" ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi. Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?
Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.
Nếu có người hỏi tôi: "Cái chết là gì?". Đáp án của tôi là: "Làm thế nào mới được coi là sống đây?". Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người, trái lại chính là một quá trình. Chúng ta trong quá trình này không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người. Và tôi nói: "Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi".
Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm. Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ (gần 20 triệu đồng), bình quân mỗi người là 9.000 Đài tệ (6,7 triệu đồng). Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: "Sao lại đắt đến vậy chứ!". Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ.
Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào. Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo. 
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. "Luận Ngữ" viết: "Vị tri sinh, yên tri tử" (chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết); hoặc như Khổng Tử cũng nói: "Triêu văn Đạo, tịch khả tử" (sáng nghe đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.
Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là "trải nghiệm cận tử". Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới lại nhìn thấu được đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là gì?
Bài diễn thuyết chấn động của bác sĩ từng chứng kiến rất nhiều người chết: Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi... - Ảnh 4.
Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra. Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.
Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay: "Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này".

Theo Ngọc Sương
Trí thức trẻ

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG NHẤT

MÓN QUÀ SINH NHẬT CỦA BỐ

Một ngày kia, có một cô con gái 12 tuổi hỏi bố: "Bố sẽ tặng quà gì cho con vào ngày sinh nhật sắp tới?"
Người bố mỉm cười rồi nói, "Còn nhiều thời gian mà, con cứ đợi rồi sẽ biết".
Vài ngày sau cuộc nói chuyện này, cô bé bỗng dưng bị ngất và phải đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói cô bé bị bệnh tim và có lẽ sẽ không qua khỏi. Mọi người trong gia đình đều bàng hoàng, không biết phải làm gì tiếp theo.
Nghe tin mẹ hấp hối, con trai chạy đến viện dưỡng lão, bàng hoàng với lời trăn trối của mẹ - Ảnh 1.
Người bố âm thầm tặng cho con gái món quà quý giá nhất đời mình.
Cô bé tội nghiệp nằm trên giường bệnh, ngước mắt hỏi bố: "Bố ơi, con sẽ chết phải không ạ?"
Người bố ôm con gái tình cảm, trấn an, "Không, con yêu, con sẽ không sao đâu".
"Làm sao mà bố biết được?", cô con gái ngờ vực hỏi lại.
Người bố khẳng định chắc chắn, "Bố biết chứ, vì bố là bố của con mà", trước khi bước ra ngoài, trên gương mặt anh là những giọt nước mắt không ngừng tuôn rơi.  
Một thời gian sau, bệnh tình của cô bé dần thuyên giảm, sức khỏe cô bé hồi phục và em được xuất viện ngay trước ngày sinh nhật thứ 13 của mình. Khi về nhà, cô bé chạy ào vào phòng của mình vì nghĩ hẳn là trên giường sẽ có món quà sinh nhật bố tặng.
Khi không nhìn thấy thứ gì ngoài một lá thư, cô bé đã hơi tỏ ra thất vọng, nhưng rồi vẫn mở ra đọc. Không ngờ, chỉ sau vài dòng, mắt cô bé đã nhòa lệ vì không tin nổi sự thực đau lòng trước mắt.
Lá thư viết: 
"Con gái yêu của bố.
Nếu con đang đọc lá thư này, nghĩa là mọi chuyện tiến triển tốt như bố đã nói với con, nhớ chứ? Có một lần, con hỏi bố sẽ tặng gì cho con vào ngày sinh nhật. Lúc đó, thực sự bố chưa nghĩ ra món quà gì cho con gái nhỏ của mình. Nhưng bây giờ, bố đã biết mình sẽ tặng gì cho con rồi, đó chính là TRÁI TIM của bố."

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

HOAN HÔ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN MẠNG 5G

Việt Nam không dùng công nghệ Huawei để phát triển mạng 5G 


Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dùng kỹ thuật của Tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 26/8.

Bloomberg dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, sẽ triển khai thiết bị Ericsson AB, tại Hà Nội và công nghệ Nokia Oyj, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel cũng sẽ sử dụng bộ chip của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg từ Hà Nội, ông Dũng cho biết thêm, hiện nay Viettel sẽ không làm việc với Huawei vì đã có những thông tin cho rằng công ty này không an toàn về an ninh quốc gia, và Huawei hiện cũng đang gặp khó khăn ở Việt Nam do các công ty mạng khác cũng “tránh xa”.

Hiện nay các công ty mạng ở Việt Nam cũng không hợp tác với Huawei, chẳng hạn như mạng MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung Electronics Co.; Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, hay còn được biết đến với tên Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.

Bloomberg cho rằng quyết định của Việt Nam tránh xa Huawei có vẻ như là một ngoại lệ ở Đông Nam Á, nơi các quốc gia khác như Philippines, Thái Lan và Malaysia đang mở ngỏ khả năng triển khai công nghệ Huawei.

Trong khi đó ông Lê Đăng Dũng lại cho rằng Việt Nam quyết định không sử dụng Huawei cho mạng 5G của Viettel là vấn đề kỹ thuật công nghệ chứ không liên quan đến địa chính trị. Mạng báo này trích lời ông Dũng nói rằng: “Chúng tôi quyết định không sử dụng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Huawei, mà chúng tôi tự ra quyết định của mình”.

Năm 2016, khi các cuộc tấn công mạng xảy ra tại hai sân bay lớn ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, các chuyên gia công nghệ thông tin nghi ngờ tin tặc từ Trung Quốc, các cơ quan có trách nhiệm tuyên bố sẽ xem xét việc sử dụng công nghệ Trung Quốc. Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dùng kỹ thuật của Tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 26/8.

Bloomberg dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, sẽ triển khai thiết bị Ericsson AB, tại Hà Nội và công nghệ Nokia Oyj, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel cũng sẽ sử dụng bộ chip của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ.

Hiện nay các công ty mạng ở Việt Nam cũng không hợp tác với Huawei, chẳng hạn như mạng MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung Electronics Co.; Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, hay còn được biết đến với tên Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.

Trong khi đó ông Lê Đăng Dũng lại cho rằng Việt Nam quyết định không sử dụng Huawei cho mạng 5G của Viettel là vấn đề kỹ thuật công nghệ chứ không liên quan đến địa chính trị. Mạng báo này trích lời ông Dũng nói rằng: “Chúng tôi quyết định không sử dụng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Huawei, mà chúng tôi tự ra quyết định của mình”.

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales ở Úc lên tiếng cho rằng Việt Nam có một lý do khác để tránh công nghệ Huawei do mong muốn tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Hoa Kỳ

Năm 2016, khi các cuộc tấn công mạng xảy ra tại hai sân bay lớn ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, các chuyên gia công nghệ thông tin nghi ngờ do một nhóm tin tặc từ Trung Quốc, các cơ quan có trách nhiệm tuyên bố sẽ xem xét việc sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

MÔNG CỔ THOÁT TRUNG

Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào?      
Đất nước Mông Cổ tươi đẹp, con người hiền hòa, đôn hậu.
Đất nước Mông Cổ tươi đẹp, con người hiền hòa, đôn hậu.
Lựa chọn thứ nhất: thống nhất các bộ tộc
Dưới áp lực của các bộ tộc Tartar, Khiết Đan, Mãn Châu và Turk, từ thế kỷ 12, các bộ lạc Mông Cổ phân tán đã bắt đầu có ý thức hợp nhất. Sau gần một thế kỷ thăng trầm, cuối cùng năm 1206, trong một cuộc họp toàn thể các bộ tộc Mông Cổ, các thủ lĩnh đã chọn Thiết Mộc Chân (Temujin) và bầu ông làm Đại Hãn (thủ lĩnh tối cao) với danh hiệu Thành Cát Tư Hãn (Genjis Khan).
Sau cuộc nhất thống các bộ tộc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn và con cháu đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt tàn bạo khắp Châu Á và Châu Âu. Họ đã thành công nhờ sức hành quân bền bỉ vô song, kỷ luật sắt, tổ chức quân đội và chiến thuật giao tranh hiện đại, vũ khí tinh xảo của người Mông Cổ và kỹ thuật phá thành Trung Hoa hiệu quả. Trong các thế kỷ 13-14, một Đế Quốc Mông Cổ mênh mông được hình thành với thủ đô ban đầu ở Karakorum (Trung Á).
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 1
Thiết Mộc Chân (Temujin) được bầu làm Đại Hãn (thủ lĩnh tối cao) với danh hiệu Thành Cát Tư Hãn (Genjis Khan).
Đế quốc Mông Cổ từng có lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trải dài từ biển Nhật Bản phía Đông đến Đông Âu phía Tây, từ Siberia phía Bắc đến vịnh Oman và Đông Nam Á ở phía Nam, bao gồm phần lớn lãnh thổ Châu Á (China, Nam Siberia, Trung Á, Trung Đông, Tây Tạng, Caucasus) và một phần lãnh thổ Châu Âu.
Tóm lại, việc thống nhất thành công các bộ tộc Mông Cổ và bầu được Đại Hản, không những cho phép người Mông Cổ bảo tồn được dân tộc, mà còn đưa dân tộc Mông Cổ lên một tầm vóc mới về tổ chức chính trị xã hội (chuyển sang chế độ phong kiến, hình thành các đô thị lớn), và văn hóa (tiếp nhận rất nhiều thành tựu văn hóa khoa học kỹ thuật của cả Trung Hoa lẫn Châu Âu).
Mặt khác, phải nói rằng việc hình thành Đế quốc Mông Cổ cũng là sự bắt đầu quá trình suy vong của dân tộc này. Đơn giản là vì việc quản lý một đế quốc như vậy vượt quá xa khả năng của họ. Về sau người Mông Cổ đành phải chấp nhận cơ chế tản quyền tự trị cống nạp.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 2
Bản đồ thể hiện biên giới của Đế quốc Mông Cổ trong thế kỷ XIII so với các khu vực người Mông Cổ hiện nay (đỏ).
Lựa chọn thứ hai: thoát Trung
Hốt Tất Liệt cháu Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được Trung Quốc và thành lập nhà Nguyên (1271-1368). Xuất phát từ trinh độ văn minh thấp hơn hẳn Trung Quốc, sau một thời gian ngắn không thành công trong việc “du mục hóa” China, và dưới áp lực của phong trào phục quốc Trung Hoa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo, người Mông Cổ lập tức tháo chạy khỏi China.
Phải nói rằng việc “rút chân” kịp thời ra khỏi Trung Quốc, là một sự lựa chọn rất sáng suốt. Sau hơn 80 năm thống trị Trung Hoa người Mông Cổ rất ít bị (chịu) Hán hóa, họ bảo tồn được hầu như nguyên vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình.
Điều này hoàn toàn khác với người Mãn Châu một ngoại tộc thống trị Trung Hoa dưới thời nhà Thanh (1644-1912). Cùng xuất phát từ trình độ văn minh thấp hơn hẳn văn minh China như người Mông Cổ, nhưng lại có tham vọng chinh phục Trung Quốc bằng cách “hòa mình” vào văn hóa Trung Hoa, nên họ đã có kết cục khá bi thảm.
Mặc dù từng có những minh quân như Khang Hy, Càn Long, sau 268 năm “nấn ná” ở Trung Quốc, người Mãn Châu đã bị Hán hóa và “hòa tan” hầu như toàn phần, nghĩa là đánh mất hết cả lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình. Điều thú vị nhất, là trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), người Mông Cổ còn truyền bá kinh nghiệm lịch sử này cho người Nhật.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 3
Những đội quân Mông Cổ từng một thời làm mưa làm gió khắp Á - Âu.
Lựa chọn thứ ba: trong những cái xấu chọn cái ít xấu nhất
Sau triều đại nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ rút về phía Bắc thành lập triều đại Bắc Nguyên (1368-1635) trên phần lãnh thổ Mông Cổ và Nội Mông (Trung Quốc hiện nay). Đây cũng là thời kỳ mà Phật giáo Mật Tông (Lamaism) từ Tây Tạng bắt đầu xâm nhập vào Mông Cổ
Triều đại Bắc Nguyên tuy giữ được độc lập đối với nhà Minh và các quốc gia Trung Á khác, nhưng đã mất hoàn toàn hào quang của Đế quốc Mông Cổ và dần suy yếu do những mâu thuẫn nội bộ.
Năm 1635, Đại Hãn Bắc Nguyên chính thức đầu hàng Mãn Châu, và trở thành một bộ phận China từ 1644 khi nhà Thanh chính thức thành lập. Sau đó, dần dần Mông Cổ trở thành một tỉnh ngoại vi lạc hậu của nhà Thanh. Họ chỉ thoát khỏi sự cai trị của Trung Hoa vào năm 1911, khi nhà Thanh sụp đổ trong Cách mạng Tân Hợi. Sau năm 1911 ở Mông Cổ đã thiết lập chế độ quân chủ Đại Hãn (1911-1924).
Xukhe Bator là người có công lớn nhất trong việc đưa Mông Cổ hoàn toàn thoát khỏi Trung Quốc lạc hậu, nửa phong kiến và nửa thuộc địa lúc đó
. Xuất thân là một chiến binh trẻ tuổi (sinh 1893), Xukhe Bator nổi tiếng là một chỉ huy dũng cảm và có học thức trong quân đội Đại Hãn.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 4
Xukhe Bator là Tổng chỉ huy đầu tiên của quân đội nhân dân Mông Cổ theo mô hình Hồng quân Liên Xô.
Nhận thức được sự vượt trội về mọi mặt của nước Nga, của Liên Xô so với Trung Quốc phong kiến, Xukhe Bator đã cùng với các đồng chí như Choibansan tiếp cận được các lãnh đạo Liên Xô (kể cả Lenin). Được sự giúp đỡ của Liên Xô họ thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (1921) và Quân đội Nhân dân Mông Cổ theo mô hình ĐCS và Hồng quân Liên Xô.
Ông Xukhe Bator là Tổng chỉ huy đầu tiên của quân đội này. Được sự hỗ trợ của Liên Xô, Quân đội Nhân dân Mông Cổ của Xukhe Bator và các đồng chí đã đuổi được Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc ra khỏi Mông Cổ. Ngày 11/07/1921 Mông Cổ chính thức tuyên bố độc lập. Cũng từ đó Mông Cổ chính thức bước vào kỷ nguyên Liên Xô hóa toàn diện, thậm chí cả chữ viết Mông Cổ cũng dùng mẫu tự Kiril.
Trong khoảng thời gian kỷ lục bốn mươi năm (1925-1965), Mông Cổ đã từ một nước phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp chăn nuôi du mục lạc hậu trở thành một quốc gia nông công nghiệp có nền chăn nuôi khá phát triển, gần như Liên Xô hồi đó.
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 5
Đường phố xây dựng kiểu Liên Xô sạch đẹp
Thời kỳ Xô Viết, Mông Cổ thường được gọi là nước Cộng hòa thứ 16 của Liên Xô. Thực tế Mông Cổ đã thực sự trở thành một bản sao không tồi về mọi phương diện, và được giúp đỡ toàn diện mọi mặt của Liên Xô. Sau Thế chiến 2, từ khoảng 1950 thủ đô Ulan Bator bắt đấu được quy hoạch, các căn hộ kiểu Xô Viết đã thay thế hầu hết các khu nhà yurt (nhà lều truyền thống Mông Cổ). Liên Xô thường xuyên tư vấn và hỗ trợ kinh phí xây dựng. Hầu hết các công trình tại Ulan Bator hiện nay được xây dựng trong thời kỳ từ 1960 đến 1985.
Vì vậy, tuy đô thị Mông Cổ phát triển gần như từ số không, nhưng nhìn chung cũng khá khang trang. Đặc biệt là tránh được tình trạng nhà ổ chuột, nhà ống, cũng như quy hoạch nhôm nham ở phần lớn các đô thị Châu Á đương thời.
Đa số người Mông Cổ đã được chuyển đến sống trong các khu chung cư có đầy đủ điện nước và các tiện nghi tối thiểu, cũng như được sử dụng các phương tiện công cộng, được biết đến nhà hát, rạp chiếu bóng, nhạc viện …
Người Mông Cổ thoát Trung và thoát Xô thế nào? (phần 1) - ảnh 6
Đa số người Mông Cổ đã được chuyển đến sống trong các khu chung cư có đầy đủ điện nước và các tiện nghi.
Đồng thời giống như các nước thuộc Liên Xô thời kỳ đó, giáo dục Mông Cổ phát triển vượt bậc, trẻ em được đi học ở các trường thuộc một nền giáo dục hiện đại bao gồm hệ thống các nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học được trang bị đầy đủ.
Tóm lại, bị “kẹp chặt” giữa China và Liên Xô, giới tinh hoa Mông Cổ luôn nói đùa một cách cay đắng “nếu không có nước Nga, Mông Cổ từ lâu đã là “Nội Mông mở rộng”. Còn nếu không có China, từ lâu Mông Cổ đã trở thành “nước Cộng hòa tự trị Mông Cổ” thuộc LB Nga”.
Tuy nhiên phải nói rằng trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với người Mông Cổ, việc ngả về Liên Xô là một lựa chọn thành công. Lựa chọn này vừa tạo cho Mông Cổ khả năng phát triển tăng tốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa tránh cho Mông Cổ nguy cơ bị đồng hóa nếu trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Vào những năm 1990, cùng với phong trào dân chủ hóa xã hội và mở cửa sang Phương Tây, trong thế hệ trẻ Mông Cổ khá nhiều người (đặc biệt là những người chưa bao giờ từng phải đốt phân bò khô để sưởi ấm lều trại trong mùa đông) đã phủ nhận sự lựa chọn này. Họ cho rằng Liên Xô đã kìm hãm và làm “méo mó” sự phát triển tự nhiên đáng lẽ có thể rất huy hoàng của Mông Cổ, tương tự như trường hợp Cộng hòa dân chủ Đức và Czech(?).


Hiện nay ở Mông Cổ thường xuyên có khoảng từ 20-25.000 lao động nhập cư Trung Quốc làm việc trong các công ty khai khoáng hoặc xây dựng. Nhìn chung Sở di trú Mông Cổ theo dõi rất chăm chú những người này. Trường hợp không có giấy phép lao động, hoặc thị thực nhập cảnh quá hạn, đối tượng sẽ bị trục xuất cưỡng bức trong vòng 6 giờ.
Giờ đây Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị.
Giờ đây Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị.


Lựa chọn tứ tư: đi vào dòng chảy của nhân loại
Như tất cả các nước thuộc Liên Xô thời kỳ Brehznev làm làm Tổng bí thư đảng (1964-1982), ở Mông Cổ đó là một giai đoạn kinh tế trì trệ, đi kèm với sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ trong giới lãnh đạo. Năm 1984, Yumjaagiin Tsedenbal, Tổng bí Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (ĐNDCMMC), chiến hữu của Brehznev, người lãnh đạo Mông Cổ hơn 40 năm bị hạ bệ, do phản đối việc Liên Xô bình thường hóa và thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.
Được truyền cảm hứng từ những cải cách ở Liên Xô, phái cải cách trong ĐNDCMMC do Tổng bí thư mới Jambyn Batmönkh dẫn dắt, đã thực hiện hàng loạt cải cách kinh tế.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 1
Cách tốt nhất để hiểu người Mông Cổ, là đắm mình vào thiên nhiên kỳ vỹ của họ.
Tuy nhiên trong con mắt các đảng viên trẻ của ĐNDCMMC, những điều này là chưa đủ. Tháng 11/1989, do ảnh hưởng từ Liên Xô, những cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa xã hội đã bắt đầu. Người khởi xướng của phong trào này là nhà hoạt động trẻ tuổi Tsakhiagiin Elbegdorj, vốn là sinh viên Trường Quan hệ Quốc tế Moskva danh tiếng.
Tsakhiagiin Elbegdorj bắt đầu tuyên truyền các ý tưởng cải tổ kinh tế và dân chủ hóa xã hội của Liên Xô. Ông đã cùng 2 người khác là Dari Sukhbaatar và Chimediin Enkhee thành lập Phong trào dân chủ. Ngày 10/12/1989, cuộc tuần hành rầm rộ diễn ra trước Trung tâm Văn hóa thanh niên tại Ulan Bator. Tại đây, Elbegdorj tuyên bố thành lập Liên hiệp (Đảng) Dân chủ Mông Cổ.
Trong khoảng từ tháng 12/1989 đến 07/03/1990, tại Ulan Bator và một số thành phố Mông Cổ khác, đã diễn ra nhiều cuộc diễu hành (cả khi ngoài trời là – 30 độ C) với hơn 100.000 người tham dự. Những cuộc diễu hành này đã kết thúc vào ngày 09/03/1990 với việc người cầm đầu Chính phủ của ĐNDCMMC Jambul Batmönkh tuyên bố từ chức. Jambul Batmönkh cũng là người kiên quyết chống lại mọi biện pháp đàn áp đối với những người dân diễu hành.
Cùng ngày 09/03/1990 đã diễn ra các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo ĐNDCMMC và những người lãnh đạo đối lập. Chính phủ mới tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên tại Mông Cổ sẽ được tổ chức vào 07/1990, mở đường cho cuộc bầu cử nhiều đảng phái đầu tiên tại Mông Cổ.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 2
Thủ đô Ulaanbaatar (hay còn gọi là Ulan Bator), nằm cạnh bờ sông Tuul, là thành phố lớn nhất Mông Cổ và cũng thuộc top 20 thành phố lạnh nhất trên thế giới. 
Những sự kiện này về sau được gọi là Cách mạng Mông Cổ 1990. Ngày 29/07/1990 cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở Mông Cổ được tổ chức. Trong cuộc bầu cử này, ĐNDCMMC thắng 357/430 ghế tại Đại Hural (Thượng Nghị viện) và 31 trong số 53 ghế tại Tiểu Hural (Hạ Nghị viện). Đây là kết quả của việc ĐNDCMMC có một vị thế rất vững chắc ở các khu vực nông thôn.
Vào tháng 11/1991, Đại Hural bắt đầu thảo luận về một Hiến pháp mới, có hiệu lực từ 12/02/1992. Hiến pháp xác định Mông Cổ là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, Hiến pháp đảm bảo một số quyền tự do dân chủ, bao gồm việc bổ nhiệm chính phủ và nhánh hành pháp, việc thiết lập một cơ quan lập pháp đơn viện là Đại Hural Quốc gia.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, ứng cử viên đối lập Punsalmaagiin Ochirbat đắc cử. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên mà những người không thuộc ĐCMNDMC giành thắng lợi. Từ đó đến nay (2019) trải qua nhiều thăng trầm, Mông Cổ nhịp nhàng chuyển sang chế độ đại nghị với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó ĐNDCMMC là chính đảng lớn nhất.
Khối Liên minh Dân chủ dưới quyền đồng lãnh đạo của Tsakhiagiin Elbegdorj, Chủ tịch Đảng Dân chủ Mông Cổ giành được đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên vào năm 1996. Còn bản thân Tsakhiagiin Elbegdorj cũng chỉ trở thành Tổng thống Mông Cổ lần đầu tiên năm 2009.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 3
Các trẻ em sống trên vùng thảo nguyên Mông Cổ vào khoảng 14-15 tuổi sẽ được những người đàn ông lớn tuổi hơn trong gia đình truyền lại cách điều khiển ngựa và tập cách bắn cung. 
Định hướng đi vào dòng chủ lưu của nhân loại của Mông Cổ càng rõ nét hơn, sau thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 07/2017 của ứng cử viên của Đảng Dân chủ Haltmaagiin Battulga, cựu vô địch thế giới môn sambo (1989) và là một trong những doanh nhân giàu nhất ở Mông Cổ (tài sản cá nhân 1.2 tỷ USD).
Chương trình tranh cử của ông bao gồm việc phát triển sâu rộng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chống tham nhũng và đặc biệt là kêu gọi chống lại sự bành trướng bá quyền của láng giềng trong công nghiệp khai khoáng (ngành kinh tế chính của Mông Cổ) đã mang lại thắng lợi cho Haltmaagiin Battulga.
Sau khi trở thành Tổng thống Mông Cổ, ưu tiên hàng đầu trong đường lối chính trị kinh tế đối ngoại của Haltmaagiin Battulga, là mở rộng quan hệ thương mại với Nga, để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng còn quan trọng hơn, là mở rộng quan hệ với “người hàng xóm thứ ba” (Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Turkey, Ấn Độ, Úc, Việt Nam …), để cân bằng ảnh hưởng và giảm phụ thuộc vào cả Trung Quốc lẫn Nga.
Tuy nhiên, Haltmaagiin Battulga và các nhà lãnh đạo Mông Cổ khác không có ý định tham gia vào bất cứ liên minh chính trị quân sự nào nhằm chống lại Nga và Trung Quốc.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 4
Chim đại bàng – loài chim được gọi là “thủ lĩnh bầu trời” ở Mông Cổ, từ 4000 năm nay luôn được nuôi dưỡng và huấn luyệ để trở thành bạn đồng hành của những thợ săn người Kyrgyz và Kazakhs. Họ thường sống xung quanh dãy Altai bởi chim đại bàng dễ bị bệnh khi gặp phải nhiều tiếng ồn. 
Qua hệ với nước láng giềng Trung Quốc
Như đã nói ở trên, người Mông Cổ rất lo ngại và phẫn nộ trước sự bành trướng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, trước hết là trong công nghiệp khai khoáng. Khác với người Nga được tôn trọng, vì nhiều lý do lịch sử và văn hóa, trong đời sống thường nhật, không ít người Mông Cổ công khai bầy tỏ thái độ không thích, kỳ thị với người Trung Quốc.
Chẳng hạn, thường là công dân Trung Quốc bị khám xét kỹ lưỡng hơn rất nhiều khi đi qua các trạm biên phòng và hải quan. Hay là người Mông Cổ thường không chào đón, mặn mà việc kết hôn với người Trung Quốc.
Hiện nay ở Mông Cổ thường xuyên có khoảng từ 20-25.000 lao động nhập cư Trung Quốc làm việc trong các công ty khai khoáng hoặc xây dựng. Nhìn chung Sở di trú Mông Cổ theo dõi rất chăm chú những người này. Trường hợp không có giấy phép lao động, hoặc thị thực nhập cảnh quá hạn, đối tượng sẽ bị trục xuất cưỡng bức trong vòng 6 giờ.
Người Mông Cổ xử lý thế nào mối quan hệ với Trung Quốc (phần 2) - ảnh 5
Những nước láng giềng luôn khổ sở vì Trung Quốc. Trong ảnh: Lính Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Chính quyền Mông Cổ kiểm soát được tương đối chặt biên giới Mông Cổ - Trung Quốc (dài tổng cộng 4677km). Vì vậy, biên giới Mông Cổ - Trung Quốc hoàn toàn không phải là “thiên đường” cho buôn bán tiểu ngạch và hàng nhập lậu.
Đương kim tổng thống Mông Cổ Haltmaagiin Battulga có vợ gốc Nga (quốc tịch Mông Cổ), và sử dụng thành thạo tiếng Nga và tiếng Anh. Cả nhà Tổng thống sống trong một căn hộ của riêng gia đình ở ngay gần dinh tổng thống. Hàng ngày Haltmaagiin Battulga đi bộ đến Văn phòng làm việc.
Cách tốt nhất để hiểu người Mông Cổ, là đắm mình vào thiên nhiên kỳ vỹ của họ. Lần đầu tiên tôi đến Mông Cổ vào giữa mùa đông, và lập tức bị mê hoặc, choáng ngợp. Bầu trời mênh mang xanh ngắt không một gợn mây, nắng vàng chói chang trên thảo nguyên, trời lạnh thấu xương (- 40 độ C), mà các cô gái và lũ trẻ má hồng hây hây vẫn thản nhiên từ tốn dạo chơi.
Mông Cổ có diện tích 1.560.000 km2, dân số 3.17 triệu người với khoảng hơn 50% là cư dân đô thị (riêng Ulan Bator 1.3 triệu người). Mông Cổ là một đất nước toàn núi đồi, thảo nguyên và sa mạc nhưng lại giầu khoáng sản: đồng, thiếc, kẽm, vàng, molibden, volfram, uranium và than đá.
Tổng cộng có khoảng 75 khu quặng mỏ có giá trị khai thác công nghiệp. Tổng giá trị 10 khu mỏ tiềm năng nhất ước lượng là 2750 tỷ USD.
Những năm 2000-2012, Mông Cổ có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội từ 13-15% năm. Từ sau 2012, kinh tế Mông Cổ bắt đầu chững lại. Cụ thể năm 2018, tốc độ tăng trưởng là 5.8%.
Cơ cấu kinh tế (đóng góp GDP): chăn nuôi trồng trọt 16.6% (42% lao động), khai khoáng 20% (4% lao động), gia công chế tạo 7.2% (6% lao động), dịch vụ 44.8% (48%).
Năm 2017, doanh số xuất khẩu của Mông Cổ là 6.201 tỷ USD (đối tác chính gồm có TQ 73%, Anh và Thụy Sỹ 9.7%, Nga, Ý, Hàn Quốc dưới 1%). Nhập khẩu là 4.335 tỷ USD (đối tác chính gồm có Trung Quốc 31.6%, Nga 27.8%, Nhật Bản 8.7%, Hàn Quốc 4.6% và Mỹ 4.4%).
Theo IMF năm 2018, GDP (PPP) trung bình người của Mông Cổ là 13.447 USD. Năm 2018, chỉ số HDI (Human Development Index) của Mông Cổ là 0.741, xếp hạng 92.