Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Bỏ Tết Ta, nhập Tết Tây dưới góc nhìn của những nhà kinh tế

Nhược Sơn
    
VietTimes --  Như thành lệ, cứ một dịp giáp Tết, đâu đó trên truyền thông – bây giờ là cả mạng xã hội – lại rộ lên những ý kiến đòi bỏ Tết âm lịch (Tết Ta), chuyển hẳn theo Tây lịch, để hội nhập với thế giới.

GS. Võ Tòng Xuân chưa hẳn đã là người đầu tiên đề xuất "bỏ Tết cổ truyền" nhưng quan điểm của ông đã gây bão trên truyền thông.
14 năm kể từ lần ý kiến ấy, cứ mỗi dịp giáp Tết, trên báo chí – bây giờ là cả mạng xã hội – lại rộ lên những ý kiến đòi bỏ Tết âm lịch (Tết Ta). Và ngay lập tức, những quan điểm phản biện lại lên tiếng.
Nhóm ủng hộ bỏ Tết Ta dù thừa nhận tính truyền thống và phong tục Tết tự bao đời nhưng cho rằng văn hóa và thuần phong mỹ tục không chỉ ở cái Tết. Họ nhìn Tết với nhiều góc khuất như đem lại nhiều tai nạn, rượu chè, bài bạc hay đủ thứ thói hư tật xấu.
GS. Võ Tòng Xuân phân tích: người dân Việt Nam đã ăn Tết ta từ sau rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì, người ta cũng nói “thôi, lo ăn tết đã”. Và người ta ăn tết ít nhất đến tận rằm tháng Giêng, thế là công việc bê trễ, xã hội thì tốt kém.
Tết làm lãng phí nguồn lực?
Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, TS. Lê Hồng Giang (chuyên gia tài chính tại Australia) cho rằng Tết làm gia tăng yếu tố mùa vụ của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến lãng phí nguồn lực (do năng lực sản xuất bỏ không (capacity idling)) rất lớn.
Về phương diện vĩ mô, việc gia tăng tiêu dùng rất lớn trong dịp Tết luôn tạo sức ép lên mặt bằng giá cả, gây khó khăn cho những chính sách ổn định kinh tế. Dù khó đánh giá chính xác nhưng nhiều khả năng thói quen “ăn Tết” lớn của người Việt cũng làm giảm tổng tiết kiệm của toàn xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư và cán cân thanh toán.
“Một khía cạnh vĩ mô khác ít người để ý là mức độ sử dụng (capacity utilization) của nền kinh tế giảm mạnh, thấp hơn công suất tiềm năng trong giai đoạn Tết, gây ra một sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Có thể thấy điều này khá rõ qua số liệu thống kê GDP theo quí của Việt Nam. Trong vòng 10 năm lại đây (từ quí 1-2005  đến quí 4-2014), GDP(*) trung bình của quí 1 (quí có Tết) chỉ chiếm khoảng 18% GDP của cả năm”, TS. Giang phân tích trong một bài viết sau Tết Ất Mùi 2015 trên TBKTSG.
Mới nhất, hôm 20/1/2020, trong một dòng trạng thái trên trang cá nhân. ông Giang nhắc lại vấn đề này và bình luận: “Bỏ Tết (ví dụ nhập Tết ta với Tết Tây như Nhật) chưa chắc giải quyết được vấn đề này, nhưng nền kinh tế/xã hội Việt Nam cần một cú hích để (may ra) có thể thay đổi được thói quen "ăn Tết" rất phi kinh tế hiện tại”.
Vị chuyên gia tài chính gốc Việt giàu uy tín này nhìn chuyện thay đổi bộ lịch một cách bình thản. “Nhiều quốc gia đã thay đổi lịch trong quá khứ mà chẳng hề hấn gì (ngay cả âm lịch của Việt Nam/Trung Quốc cũng đã được hiệu chỉnh nhiều lần)”, ông viết và bày tỏ: “Chuyển reference ngày đầu năm từ bộ lịch này sang bộ lịch kia có gì là ghê gớm về khía cạnh văn hóa/truyền thống/tâm linh/nhịp sinh học....”.
Cũng là một nhà kinh tế học nhưng TS. Huỳnh Thế Du của Đại học Fulbright lại nghĩ khác.
“Tết tất cả đều dừng lại thì những người phải làm quần quật cả năm mới có dịp ngừng tay. Dịp duy nhất như vậy đối với nhiều người sao lại đòi bỏ đi? Nếu tính tổng phúc lợi của tất cả những người trong xã hội thì Tết có thể tốn kém. Nền kinh tế bị dừng, và những người khá giả hơn (chủ yếu là thị dân) có thể cảm thấy gánh nặng của cái Tết.
Tuy nhiên, bỏ Tết là hy sinh lợi ích của những người khó khăn hơn cho những người khá giả hơn. Điều này không khác gì việc ném những nô lệ hay tù binh để thú dữ xé xác trong đấu trường La Mã thời cổ xưa nhằm vì niềm vui cuồng loạn của những người trên khán đài.
Bây giờ chưa phải lúc để đặt vấn đề bỏ tết vì nhiều người còn cần (đó là chưa kể khía cạnh truyền thống). Có thể đặt vấn đề này sau năm 2045 với điều kiện Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển”, ông Du viết trong dòng trạng thái vào rạng sáng ngày 19/01/2020 với chủ đề “Xin đừng đặt vấn đề bỏ Tết!”, cũng là cơ sở để TS. Lê Hồng Giang có dòng trạng thái phản biện vào hôm 20/01.
Ông Giang không tán đồng quan điểm Tết có lợi cho người nghèo: “Quan điểm của tôi là bất kể Tết có lợi cho người nghèo hay không, cách tốt nhất giúp họ (nâng cao welfare) là các chính sách/hành động trợ giúp trực tiếp. Chí ít như thế không gây hại cho những người coi Tết là một gánh nặng.”
"Lập luận nhập tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục”
TS. Huỳnh Thế Du phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế - lập luận quan trọng nhất của quan điểm nhập Tết. “Kết quả cho thấy, lập luận nhập tết để hiệu quả hơn rất kém thuyết phục”, ông kết luận trong dòng trạng thái trên trang cá nhân hôm 21/1.
Ông Du đưa ra 3 luận điểm để chứng minh. Thứ nhất, không có dấu hiệu cho thấy nhập Tết sẽ hiệu quả hơn trong quan hệ kinh tế với các đối tác của Việt Nam. Lập luận chính của việc nhập tết là để cùng nhịp với các đối tác kinh tế, không bỏ lỡ cơ hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu lấy thương mại hai chiều và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài làm thước đo thì kết quả cho thấy ăn tết âm lịch như hiện tại tốt hơn so với việc chuyển.

"Từ năm 1995 đến nay, thương mại với các nước theo tết âm lịch (nghỉ hai ngày trở lên) chiếm hơn 40% (năm 2018 là 43%); các nước bắc Mỹ, EU, Úc và New Zealand và Nhật Bản chiếm hơn 37% (năm 2018 còn dưới 35%); các nước Asean (không bao gồm Singapore vì vẫn đang ăn tết âm) chiếm khoảng 11% (năm 2018 còn hơn 10%), và các nước khác chiếm hơn 11% (năm 2018 là hơn 12%)" .
Đối với các nước Asean, đa phần (kể cả Philippin) những đợt nghỉ chính (2 ngày trở lên) không phải là dịp tết dương lịch, đặc biệt gần một nửa dân số Asean (Indonesia và Malaysia) theo lịch Hồi giáo; và đối với 12% còn lại, rất đông là Hồi giáo và Ấn Độ, đợt nghỉ chính dài ngày cũng không phải là dịp tết dương lịch.
Do vậy, nếu có điều chỉnh lịch nghỉ thì không giải quyết được vấn đề vênh với nhóm các nước đang chiếm hơn 20% khối lượng giao dịch thương mại với Việt Nam.
So sánh hai nhóm chính là các nước ăn tết âm lịch và dương lịch, nếu chuyển thì tỷ phần bị lệch là 43%, bù lại số phần không bị lệch là 35%. Như vậy, tình trạng sẽ tệ đi.
Nhìn vào vốn đầu tư nước ngoài thì tình hình còn tệ hơn. Lũy kế đến hết năm 2019, nhóm nước ăn tết âm chiếm hơn 52%, ASEAN (trừ Singapore) chiếm 7%, các thiên đường thuế (chia cho nhiều nước) chiếm 10%, còn lại là các nước khác.
Hơn thế, nếu nhìn vào các nước theo dương lịch thì dịp nghỉ chính của họ cũng rất khác.
Ví dụ, dịp nghỉ chính của Mỹ là Lễ tạ ơn vào tháng 11 hàng năm. Chính thức chỉ có một ngày, nhưng tổng thời gian thường là 5 ngày (từ thứ tư đến chủ nhật). Dịp giáng sinh và năm mới cũng có nhiều người lấy phép nghỉ cả tuần như ngày tết ở Việt Nam cho dù chính thức chỉ có 2 ngày.
Thứ hai, nhìn trên bình diện toàn cầu sẽ là thảm họa cho nhân loại vì nhu cầu quá cao ở một thời điểm. Giả sử lập luận Việt Nam ăn tết theo dương lịch sẽ gia tăng hiệu quả là đúng cho Việt Nam thì có thể suy luận tương tự đối với các nước khác.
“Nếu cả thế giới cùng ăn tết dài ngày một lần sẽ là thảm họa vì nhu cầu của rất nhiều hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao quá mức. Khả năng trái đất sẽ nổ tung hoặc ngày tận thế sẽ đến nhanh hơn là rất cao”, TS. Du viết một cách hóm hỉnh và lấy ví dụ: Trong những ngày tết, các hãng hàng không của Việt Nam có thể thuê tạm máy bay của Campuchia hay Indonesia để tăng cường cho các chuyến bay trong nước. Nếu các nước cùng ăn tết giống nhau thì việc thuê lại là không thể.
Vị giảng viên của FUV cho rằng, sự đa dạng trong các ngày nghỉ của các nước trên thế giới hiện nay đang tạo ra sự hài hòa hơn về việc sử dụng các nguồn lực của nhân loại so với tất cả đều giống nhau.
Việc bỏ (chuyển) Tết ta còn có trở ngại thứ 3, theo ông Du, đó là khó khả thi về khía cạnh văn hóa truyền thống. Những giá trị của các cộng đồng (đa phần là vô hình) là rất quan trọng. Chúng là những sợi dây tạo ra sự gắn kết của cộng đồng, tạo dựng niềm tin và vốn xã hội. “Những ngày nghỉ và lễ hội không đơn thuần là tự đặt ra mà nó còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh và niềm tin của các cộng đồng. Mọi người sẽ nghĩ thế nào nếu ai đó đưa ra đề xuất nhập các ngày lễ Phật Đản, Ramadan và Giáng sinh vào với nhau cả cho hiệu quả?”, ông Du đặt vấn đề.
Với 3 luận điểm đã nêu ra, ông Du nhận định, trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, việc bỏ hay chuyển Tết còn khó hơn đội đá vá trời.
“Tóm lại, tôi cho rằng Tết là cần thiết ở Việt Nam và khó có thể bỏ” – quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du.
Thực tế, không chỉ TS. Lê Hồng Giang hay TS. Huỳnh Thế Du, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra nhiều phân tích về tác động của Tết và kỳ nghỉ Tết với nền kinh tế.
Thậm chí, một số ý kiến còn tính toán rằng nghỉ kết có thể làm GDP giảm từ 2 – 5%. Tuy nhiên, các con số này cũng mới chỉ là là ước lượng. Để người dân và các nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và cân nhắc đề xuất bỏ hay chuyển Tết thì cần một đánh giá có tính học thuật cao hơn./.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

HỌ TRƯỚC TÊN SAU- GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH, TỘC HỌ ĐANG ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH Ở NHẬT BẢN- 

Việc đổi cách gọi Thủ tướng Shinzo Abe thành Thủ tướng ABE Shinzo báo hiệu điều gì về quan hệ Nhật với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc?

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ được gọi là Thủ tướng ABE Shinzo trong các văn bản tiếng Anh chính thức kể từ ngày 1/1/2020.


Một hành động nhỏ nhưng mang tính biểu tượng cao, là đề xuất của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe về việc thay đổi thứ tự tên tiếng Nhật khi được viết bằng bảng chữ cái Latin hoặc phương Tây.
Từ những năm đầu của thời đại Meiji, vào những năm 1870, người Nhật đã tự nhận mình là những người tiến bộ, hòa theo phong cách chung của phương Tây, khi trong các văn bản tiếng Anh mỗi người sẽ được gọi bằng họ gia đình, thay vì bằng tên riêng. 
Tuy nhiên, trong tiếng Nhật bản địa, thứ tự vẫn sẽ luôn là họ trước, tên sau.
Vào ngày 1/1/2020, cách gọi tên ở Nhật sẽ chính thức thay đổi. Trên các tài liệu và trang web của chính phủ, tên của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ được viết là ABE Shinzo - việc viết hoa họ của gia đình cũng được khuyến nghị - và những công chức khác cũng được khuyến khích làm điều tương tự.
Việc đổi cách gọi Thủ tướng Shinzo Abe thành Thủ tướng ABE Shinzo báo hiệu điều gì về quan hệ Nhật với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc? - Ảnh 1.
Công dân bình thường không có nghĩa vụ phải tuân theo thay đổi này, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc thay đổi sẽ có lợi cho chính họ. Nam diễn viên Ken Watanabe sẽ trở thành WATANABE Ken và Chủ tịch Masayoshi Son của Tập đoàn SoftBank sẽ trở thành SON Masayoshi.
Đối với người phương Tây, sự thay đổi này của Nhật Bản có vẻ không cần thiết, và có phần khó hiểu. Nhưng theo quan điểm của Nhật Bản, nó biểu hiện cho việc họ không còn làm mọi thứ chỉ để thuận tiện cho người phương Tây. Châu Á đang trỗi dậy về cả sức mạnh địa chính trị và văn hóa, đó cũng là một phần lý do.

Sáng kiến ​​này bắt nguồn từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi Cơ quan Văn hóa (CAA) đưa ra một đề xuất về việc sử dụng trật tự tên bản địa trong các văn bản tiếng Anh. Tuy nhiên trước đó, đề xuất này hoàn toàn bị bỏ qua.
Lần này, những ngôi sao đang lên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền như Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono đã lên tiếng ủng hộ đề xuất này. Có vẻ như công chúng cũng đứng về phía họ. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​gần đây cho thấy 60% ủng hộ sự thay đổi.
Nikkei dẫn lời giải thích được nêu trên trang web của CAA, "Nhật Bản sẽ hòa nhập với các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, tất cả đều đặt họ gia đình lên hàng đầu. Các quốc gia này đặt họ lên hàng đầu vì liên kết gia đình, theo truyền thống vẫn là thông tin quan trọng nhất về một người, danh tính cá nhân chỉ đứng thứ hai".
Về bản chất, việc thay đổi này báo hiệu một xã hội gần với châu Á hơn. 
Có phải mong muốn mới của Nhật Bản là liên kết với các nước láng giềng - rời xa châu Âu, hướng về châu Á? Có lẽ là như vậy. Trong thế giới ngày nay, khu vực châu Á đã dần hoàn thiện quy trình sản xuất công nghệ cao trong khi vẫn tăng trưởng nhanh chóng. Hơn nữa, bản thân các chuẩn mực toàn cầu đang trở nên đa dạng và đa văn hóa hơn, và việc tuân thủ một khuôn mẫu phương Tây đang bắt đầu trở nên lỗi thời.
Ngôn ngữ là chính trị, như tiểu thuyết gia Minae Mizumura chứng minh. Lần đầu, người Nhật đang tham gia vào một hành động mang tính biểu tượng của sự tự khẳng định.

Theo Trí thức trẻ/Nikkei Asian Review

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

KHÔNG BIẾT 1+1=10 THÌ SẼ KHÔNG HIỂU SỰ THẤT BẠI CỦA NỀN GIÁO DỤC

Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng nghĩ về thất bại của nền giáo dục

15:01 02/12/2019
Thất bại đó là gì? Là không chấp nhận được thất bại!
Từ tối qua, chỉ cần gõ vào công cụ tìm kiếm Google từ “sai lầm”, lập tức đưa ra gợi ý các chủ đề liên quan, trong đó “sai lầm của Bùi Tiến Dũng” là từ khóa hiện ra đầu tiên. Kế đến là sai lầm sơ đẳng của thủ môn Bùi Tiến Dũng… Bằng thuật toán của trí tuệ nhân tạo, có nghĩa đây là chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất ở thời điểm hiện tại.
Có lẽ, thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức rằng “tuyển” thì không thể có những sai lầm "vớ vẩn".
Một nhà tâm lý giáo dục thừa nhận: trong giáo dục, kiểu tư duy “không thể sai sơ đẳng” được thể hiện khá rõ - thầy cô không chấp nhận học sinh ưu tú vấp phải lỗi sơ đẳng, cha mẹ không chấp nhận con mình chỉ đạt điểm 9 mà không phải là 10…
Người lớn liền buông lời chất vấn: sao con (em) ngu thế, dễ ợt vậy mà cũng làm sai… Những lời chê bai, dè bỉu đã làm tắt niềm tin vào bản thân. Để rồi, thay vì bình tĩnh sửa sai, các em buông xuôi, mặc cảm và chấp nhận thất bại.
Khoa học máy tính hôm nay sẽ phát triển thế nào nếu ngay từ ban đầu tất cả mọi người đều dè bỉu những con người nghĩ ra 1 + 1 = 10 là ngu dốt? Khoa học vũ trụ sẽ ra sao nếu chúng ta cứ cười cợt mỉa mai tư duy tổng 3 góc trong tam giác không hẳn là 180 độ?
Bạn phải tin rằng, đôi lúc những thất bại ngớ ngẩn cũng có thể trở thành động lực mạnh mẽ làm bùng nổ những điều tuyệt vời mà không ai có thể lường trước được, như cú lội ngược dòng tối qua của U22 Việt Nam. Vậy thì, dội nước lạnh để dập tắt hay làm bùng nổ nghị lực tiềm tàng của người khác, đó là sự lựa chọn thái độ ứng xử của chúng ta trước những thất bại.
Phần Lan - quốc gia có nền giáo dục phổ thông được cho là số một thế giới, từ trường học đến xã hội, có cái nhìn rất bao dung về những sai lầm và thất bại. Thậm chí họ còn khởi xướng một ngày gọi là "Ngày lễ Thất bại" (National Day of Failure) vào 15/8 hằng năm.
Ngạn ngữ xứ mình cũng có câu "thất bại là mẹ thành công" nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhìn lại câu chuyện tối qua. Một biên tập viên đã pha trò về sai lầm này ngay phần bình luận cuối trận đấu. Anh ấy giả bộ điện thoại cho Đặng Văn Lâm (thủ môn đội tuyển Việt Nam): “A lô, Văn Lâm đấy ạ, nếu như không có việc gì thì Lâm có thể đặt vé đến Manila ngay lúc này được không, chúng tôi đang rất cần người".
Tôi cho rằng đó là lối ứng xử thô bạo, kiểu hề hước lấy cái sai của người khác để giễu một cách thiếu tế nhị, ít duyên và có lẽ biên tập viên Quốc Khánh cũng nên nhìn lại bản thân khi bỉ bai người khác, nhất là khi chính anh trở thành người bị bỉ bai hôm nay.
Người ngoài cuộc, không vai trò, không liên quan như chúng ta thì mặc sức dè bỉu. Còn người trong cuộc thì sao? Thành Chung sau khi ghi bàn gỡ hòa đã vội vàng chạy về ôm Tiến Dũng - người đồng đội vừa gây ra sai lầm - để động viên. Kết thúc trận đấu, Dũng cũng là người Chung ôm ăn mừng đầu tiên.
Người có “quyền sinh sát” với mọi cầu thủ đó là HLV Park Hang Seo thì thản nhiên trả lời khi nhận được câu hỏi về sai lầm của học trò mình: “Mọi sai lầm của cầu thủ trên sân đều là lỗi của ban huấn luyện”.
Họ cho chúng ta thấy được tinh thần đồng đội không sáo rỗng, tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi. Nếu có thất bại, tất cả mọi cầu thủ trên sân, kể cả ban huấn luyện đều có lỗi, không riêng Tiến Dũng.
Người làm bóng đá đã có thể thay đổi được tư duy. Thế thì vì sao các lĩnh vực khác, nhất là giáo dục vẫn chưa thể? Bao dung với những sai lầm và tôn trọng việc đứng lên từ những thất bại của người khác khó đến vậy sao?
Không ngoa khi nói ông Park là bậc thầy sư phạm. Thứ ông cho học trò mình không chỉ là sự đặt để đúng vị trí, khai thác đúng thế mạnh, bài học chiến thuật chuyên môn, mà còn có sự tự tin, thái độ lạc quan tích cực, ý chí không khuất phục và một trái tim ấm nóng.
“Sản phẩm” của nền giáo dục tốt luôn có kết quả đẹp. Rõ ràng, học trò vẫn vậy, vẫn là những lứa cầu thủ dưới tay của các đời HLV trước nhưng thầy Park đã thổi một làn gió mới. Không chỉ “chơi đẹp” với đối thủ, biết bảo vệ đồng đội mà còn rất đáng gờm trước mọi đối thủ.
Thử nghĩ, nếu như giáo dục cũng làm được như vậy thì biết đâu sẽ có rất nhiều những “chiến binh sao vàng” ở mọi lĩnh vực.
Gia Tuệ

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

NHŨNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

   TH  Đ‼️Nhiều người chưa biết hết về ĐTDĐ

“Tôi đã dùng ĐTDĐ hơn 20 năm nay từ khi là chiếc đt hòn gạch cùi bắp thô và to, cho đến giờ là chiếc đt thông minh đời mới nhất nhưng đúng quả thật cũng chỉ biết sử dụng được một vài tính năng của nó. Nay đọc được thông tin này mới thấy hiểu biết về chiếc đt mình đang dùng là quá it ỏi. Tôi nghĩ có lẽ nhiều bạn cũng như tôi. Chia sẻ này mong cung cấp thêm cho bạn vài thông tin bổ ích nào đó, mọi người hãy đừng bỏ qua nhé. 
Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình : Mở cửa xe khi bị kẹt chìa khoá ở trong xe , mất chìa khoá xe vẫn lái xe đươc , hết pin vẫn sử dụng điện thoại được..v.v...
Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè…
Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục nếu ta biết được những “tuyệt chiêu” của chiếc ĐTDĐ.
Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi ĐTDĐ lại báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc pin. ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.
Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# và bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng… Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa! Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo đang có 50% dung lượng!
50% là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book... Khi bạn sạc lại pin, lượng pin dự trữ sẽ đầy lại trước khi lượng pin của máy được sạc đầy.
Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112, số này được tất cả các ĐTDĐ công nhận. Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay bất cứ một nơi nào đó, nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bình tĩnh bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.
Khi bạn bấm số 112, ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn!
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng ĐTDĐ của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
- Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
- Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
Mỗi ĐTDĐ đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng. Ở Việt Nam có các công ty như Mobifone, Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Ở Việt Nam thì không biết như thế nào nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.
Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại. Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã qua sử dụng, hãy nhớ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải là người ăn cắp!
***
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất ĐTDĐ của bạn? Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang sử dụng:
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang với… hàng mã để đốt cúng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc pin. Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất trước khi mua!
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.”
***


Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

BỐ MẸ NÊN BIẾT ĐỪNG LÀM HẠI CON CÁI

Con trai đang khoẻ mạnh bỗng dưng qua đời, bố mẹ hối hận khi kiểm tra camera
Hai vợ chồng vội vàng về nhà xem lại camera trong phòng con xem có vấn đề gì không. Rồi anh chị chết đứng khi thủ phạm mà bác sĩ nhắc đến chính là...
Bữa tiệc mừng cả hai vợ chồng Phượng và Cường được thăng chức được tổ chức tưng bừng ở nhà hàng. Mọi người ai cũng tấm tắc khen gia đình anh chị, tài giỏi gì đâu mà lại được cả vợ lẫn chồng.
Gia đình Phượng đúng là mẫu gia đình lý tưởng, vừa giỏi làm kinh tế, vừa giỏi chăm sóc con, chăm sóc cha mẹ. Vợ chồng Phượng nhìn nhau mỉm cười với thành công của mình.
Hình như trong nụ cười ấy, ánh mắt ấy, cả Phượng và Cường dường như không hề chú ý đến sự tồn tại của cậu con trai 6 tuổi đang ngồi ở một góc bàn. Trước mặt nó là đĩa thức ăn đầy ú ụ nhưng nó vẫn không hề mảy may động đến.
Bà giúp việc ngồi bên cạnh không ngừng khen thức ăn ngon và gắp thức ăn vào đĩa cho nó nhưng nó vẫn không hề để tâm. Tâm trí của nó bây giờ đang dồn hết vào cái trò chơi điện tử trên tay rồi. Nó chỉ ngẩng đầu lên khi có ai đó đến hỏi nó, cho nó thứ gì đó và nó nói cảm ơn đúng như lời bố mẹ nó dặn mà thôi.
Mà hình như cũng phải 4 tuần đi học rồi, hôm nay nó mới được ăn cơm cùng với bố mẹ nhưng lại không phải là ngồi chung một bàn mà chỉ là được đi cùng mà thôi. Còn bố mẹ nó đang bận tiếp khách, chúc tụng người ta cơ.
Chiếc điện thoại trên tay chẳng phải là nó muốn chơi ngay từ đầu đâu mà là bố mẹ nó.
Từ ngày bận rộn công việc không thể có thời chơi cùng với nó hay đưa nó đi chơi nữa là đã mua hẳn một chiếc ipad đời xịn để cho nó xem mấy video trò chơi hay mấy bộ phim hoạt hình mà nó thích.
Ban đầu nó cũng không có hứng thú với việc xem này nhưng cứ mỗi lần nó đi qua phòng bố mẹ sau khi học bài xong, đợi bố mẹ kể chuyện cho nghe hoặc chơi cùng với nó là y như rằng bố mẹ nó xua tay:
- Nào con, cầm iPad sang phòng con chơi đi, mau lên, để cho bố mẹ còn làm việc không muộn rồi. Mà xem xong nhớ đi ngủ sớm đấy nhé.
Bố mẹ nó cứ thế ngồi làm việc và chẳng để ý gì tới nó hết. Có khi nó thức không biết là đến khi nào vì bố mẹ nó có dặn rằng lát nữa sau khi nó học xong sẽ sang chơi cùng với nó nhưng rồi nó đợi mãi, đợi mãi mà vẫn chẳng thấy bố mẹ nó đâu.
Đêm đó nó tủi thân, khóc rất nhiều rồi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay. Mà sáng hôm sau, những tưởng rằng đôi mắt hơi sưng của nó sẽ khiến cho bố mẹ nó để ý đến nó thì ai ngờ được bố mẹ nó đã đi từ sớm từ khi nào rồi. R
ồi cũng từ đó, cả ngày nghỉ ở nhà, nó không được bố mẹ cho đi chơi vì bố mẹ nó quá bận rộn, mà đi với bà giúp việc thì nó không thích. Nên đó chính là lý do khiến cho nó làm bạn thân với cái iPad.
"Cứ học bài xong thì nó lại nằm lên giường, tắt hết điện giống như ngủ rồi để xem iPad. Còn bố mẹ nó, cứ nghĩ rằng mình có một đứa con ngoan ngoãn, ăn uống đúng giờ, học hành, ngủ nghỉ cũng đúng giờ. Cho đến một ngày…
Vợ chồng Phượng và Cường rụng rời khi bà giúp việc gọi điện đến báo con anh chị đã nhập viện. Bà giúp việc còn bị anh chị mắng cho một trận xối xả vì tại sao không chăm sóc nó cho tốt, để cho nó ốm mà cũng không biết để báo với anh chị. Nhưng quả thực tối hôm qua nó vẫn còn khỏe mạnh bình thường kia mà.
Ngồi ngoài cửa phòng cấp cứu, cả hai vợ chồng lòng như lửa đốt. Rồi bác sĩ ra thông báo cái điều khiến cho chị ngất lịm tại chỗ còn anh thì quỳ gục. Con anh chị đã qua đời do bị trụy tim. Tại sao lại có chuyện vô lý như vậy được chứ. Bác sĩ nói do con anh chị đã nằm im xem thứ gì đó quá lâu mà không hoạt động.
Anh chị vội vàng về nhà xem lại camera trong phòng con xem có vấn đề gì không. Rồi anh chị chết đứng khi thủ phạm mà bác sĩ nhắc đến chính là chiếc iPad mà anh chị đã mua cho con.
Do không có ai chơi cùng nên thằng bé đã nằm xem iPad cả mấy tiếng đồng hồ trên giường.
Đưa con về mà anh chị không ngừng trách móc mình, nước mắt chị lăn dài, anh thì mặt mũi thất thần. Chuyện xảy đến quá đột ngột, anh chị thực sự vẫn không tin mình đã mất con. Nhưng lỗi do ai ngoài anh chị khi cứ không thể quan tâm đến con thì đưa cho con xem điện thoại. Giá như anh chị có thể quay lại thì…
Theo Khoevadep

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem?

Thùy Tiên | 


Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem?

Ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc trở nên nổi tiếng bởi những video nấu ăn sáng tạo, đẹp mắt, giàu giá trị nghệ thuật. Đằng sau những video triệu view này là những bí quyết thành công mà không phải ai cũng có thể làm được.

"Thánh ăn công sở" Châu Hiểu Tuệ, 25 tuổi, chủ nhân của kênh Youtube có tên "Ms. Yeah", nổi tiếng với những video tự nấu ăn tại văn phòng nơi cô làm việc. Từ một cô gái công sở không mấy tiếng tăm đến từ Thành Đô, giờ đây, Hiểu Tuệ đã có hơn 7,3 triệu người theo dõi, đưa cô trở thành food blogger nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Video nổi tiếng nhất của Hiểu Tuệ là video được đăng tải vào tháng 7 năm 2017, thời điểm đó video này đã đạt được tổng cộng 100 triệu lượt xem chỉ trong vòng một tuần.
Trong video, cô Yeah – Châu Hiểu Tuệ, một nhân viên văn phòng, muốn uống sữa đậu nành từ chiếc máy làm sữa đậu, tuy nhiên hàng người xếp hàng chờ uống sữa quá dài. Hiểu Tuệ liền xuống đường mua một xe dưa hấu và tự tay làm những món ăn đẹp mắt từ dưa hấu như "pizza" dưa hấu, thạch dưa hấu, kem dưa hấu, dưa hấu tỉa hoa, tỉa rồng... từ những nguyên liệu và dụng cụ có sẵn ở văn phòng để chiêu đãi đồng nghiệp. Nhân lúc mọi người mải ăn đồ ăn cô làm, Hiểu Tuệ tranh thủ đi uống sữa đậu nành mà không còn phải chờ xếp hàng nữa.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 1.
Chính sự khéo léo, linh hoạt, nhanh trí khi xử lý những tình huống khó cùng cách nấu ăn độc lạ, tận dụng những nguyên liệu và dụng cụ có sẵn ở văn phòng của cô gái họ Châu này đã hấp dẫn hàng triệu người đến xem video của cô.
Châu Hiểu Tuệ giải thích: "Sự kết hợp độc đáo giữa việc nấu ăn với khung cảnh văn phòng đã thu hút những khán giả tò mò và những người sành ăn trên khắp thế giới". Một lợi thế khác đó là trong video không hề có bất kỳ một đoạn hội thoại nào, do vậy sẽ tránh được rào cản ngôn ngữ.
Tháng 6 năm ngoái, Ms. Yeah đã trở thành vlogger Trung Quốc duy nhất được Facebook mời tham dự Vid-Con - hội nghị video trực tuyến đa thể loại dành cho những người sáng tạo nội dung số trên toàn thế giới tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ.
Ms Yeah cho biết: "Tôi rất hân hạnh được trở thành đại diện cho các nhà sáng tạo nội dung của Trung Quốc và chia sẻ cách tạo ra những video nổi tiếng của mình tại buổi hội nghị. Tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm tạo ra những tác phẩm truyền tải được những nét đặc trưng của Trung Quốc để giới thiệu với bạn bè quốc tế".
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 2.
Cũng giống như cô Châu, bằng những video mỹ thực của mình, ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc thu hút được sự chú ý của khán giả trong nước lẫn khán giả trên toàn thế giới. Bí mật của thành công này chính là ở ẩm thực.
Jin Xu, chủ tịch bộ phận quốc tế của tập đoàn Onion, nhà điều hành đa kênh hàng đầu Trung Quốc, cho biết: "Ẩm thực kết nối chúng ta bằng xúc cảm. Những món ăn Trung Quốc có một sự hấp dẫn độc đáo đối với những khán giả phương Tây. Điều này giải thích tại sao những video ẩm thực do các nhà sáng tạo của Trung Quốc sản xuất lại trở nên nổi tiếng với người nước ngoài".
Li Junling, chàng trai 29 tuổi với 1 triệu người đăng kí trên kênh Youtube có tên "Video Shyo Yam Video", đã trở nên quen thuộc trong mắt người xem với hình ảnh bộ quần áo vải màu xám cùng một chiếc mũ rơm.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 3.
Junling từng là công nhân tại một nhà máy sản xuất sợi quang ở Thành Đô. Cảm thấy công việc hiện tại chiếm quá nhiều thời gian mà khó có cơ hội được thăng chức, anh cùng một người bạn quyết định quay những video nấu ăn giữa khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp của núi rừng tỉnh Miên Dương, quê hương của anh.
Ban đầu, những video của anh chỉ tập trung vào cảnh nấu ăn ở những nơi hẻo lánh, do vậy đã không thu hút được nhiều lượt xem. Anh hồi tưởng: "Thời gian đầu thực sự khó khăn. Chúng tôi chỉ kiếm được 300 tệ (khoảng 966.000 VNĐ) mỗi tháng".
Không nản chí, anh và một người bạn đã "nêm nếm" thêm gia vị cho những thước phim của mình. Kịch bản hài hước, hiệu ứng sinh động và những bản nhạc nền đã giúp lượt theo dõi và bình luận tăng lên đáng kể trên các video anh đăng tải.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 4.
Li Junling cho biết giờ đây số thành viên trong nhóm Shyo của anh đã tăng lên và thu nhập của cả nhóm đạt mức 200.000 tệ mỗi tháng (khoảng 645 triệu VNĐ).
Cũng giống như anh Li Junling, một vlogger khác có tên Lý Tử Thất, 29 tuổi, cũng đã mang nét đẹp của vùng nông thôn vào trong những thước phim của mình. Cô gái họ Lý này đã thu hút được hơn 18 triệu người theo dõi trên Weibo và hơn 6 triệu người đăng ký trên YouTube. Những con số này khiến Tử Thất trở thành vlogger có sức ảnh hưởng lớn thứ hai Trung Quốc trên Youtube.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 5.
Video đầu tiên của Lý Tử Thất được quay vào năm 2016, lấy cảm hứng từ lối sống tự cung tự cấp của người Trung Quốc thời xưa. Cô thường xuất hiện với mái tóc dài được tết lại gọn gàng với những bộ quần áo truyền thống của Trung Hoa. Trong video của mình, Tử Thất thường làm những món ăn ngon mắt như mứt anh đào chín, rượu đào, đậu phụ...
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 6.
Những video của cô đã khắc họa phong cảnh đẹp như tranh vẽ của một vùng sơn cước Trung Hoa, giúp người xem cảm thấy được sự yên bình và thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng của chốn thành thị đông đúc, bận rộn.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 7.
Bí quyết gì đã làm nên thành công cho những “hot Youtuber” Trung Quốc bỏ việc để làm video mỹ thực với hàng hiệu lượt xem? - Ảnh 8.
Ngoài nấu ăn, Lý Tử Thất còn biết thêu thùa, nhuộm vải, làm giấy từ vỏ cây, làm bàn chải từ lông thỏ, chế tạo đồ nội thất trong nhà... Cô gái này đã quyến rũ người xem bằng cả sự duyên dáng, khéo léo của mình lẫn sức hấp dẫn của nghệ thuật thủ công truyền thống của Trung Quốc. Tử Thất cho biết: "Là một vlogger có sức ảnh hưởng ngày càng lớn, tôi hy vọng có thể giới thiệu đến thế giới những di sản văn hóa tuyệt vời của Trung Hoa".
Có thể thấy, điểm chung trong sự thành công của Ms. Yeah, của Li Junling và Lý Tử Thất là hiểu rõ điều mình muốn và cảm thấy hài lòng, biết ơn với những gì mình đang có.
Ngoài ra, tình yêu với ẩm thực Trung Hoa và mong muốn giới thiệu nó với bạn bè trên khắp năm châu cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi nói về sự thành công của những Youtuber nổi tiếng này.
Theo China Daily

NGHỀ LÀM YOUTUBER

Top 5 Youtuber hàng đầu Việt Nam kiếm được bao nhiều tiền mỗi năm?

Theo ước tính từ Social Blade, số tiền các Youtuber hàng đầu thị trường Việt Nam hiện nay thu về có thể dao động trong khoảng 500 triệu cho đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Youtube đang trở thành một trong những kênh kiếm tiền hiệu quả của nhiều người Việt. Không cần đầu tư hoành tráng, nhiều cá nhân, tổ chức chọn những nội dung dân dã, cách quay tự nhiên lại thu được hàng triệu view cho mỗi video tải lên, từ đó kiếm được doanh thu không nhỏ từ tiền quảng cáo.

Tuy nhiên cần phải làm rõ, Youtube không bỏ tiền ra trả cho người làm video. Về bản chất, Youtube nhận tiền quảng cáo từ các công ty, tập đoàn, thương hiệu muốn quảng cáo trên Youtube (ví dụ: điện thoại, hãng máy bay, dầu gội, nước ngọt,….) sau đó Youtube sẽ trích tiền quảng cáo nhận được và chia cho người làm video một phần.

Số tiền những Youtuber này nhận về sẽ được tính theo công thức: Số click chuột hoặc lượt xem quảng cáo * giá 1 click hoặc một lần xem.

Và vì thế, với một mốc bất kỳ, ví dụ 1 triệu view, cũng chưa nói lên gì nhiều về số tiền quảng cáo mà người làm video kiếm được. Con số này còn phải phụ thuộc vào lượt nhấp quảng cáo hoặc lượt xem quảng cáo.

Theo chuyên trang Social Blade – kênh thống kê hàng đầu về các Youtuber, dưới đây là top 5 Youtuber có số lượng người theo dõi lớn nhất tại thị trường Việt Nam cũng như doanh thu ước tính họ kiếm được mỗi năm.

1. NTN Vlogs

Sinh năm 1994, NTN tên thật là Nguyễn Thành Nam. Đây là Youtuber đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 3 nút Play vàng. Nguyễn Thành Nam nổi tiếng với những trò đùa và thử thách vô cùng bá đạo. Ngoài kênh NTN Vlogs, Nguyễn Thành Nam cũng sở hữu hai kênh Youtube khác với lượng người theo dõi tương đối lớn là Monster NTN (1,85 triệu lượt theo dõi) và Funny Game (1,52 triệu lượt theo dõi).

Số người theo dõi: 7,98 triệu

Số video upload: 321

Doanh thu ước tính mỗi năm: 104.000 USD – 1,7 triệu USD (2,4 tỷ đồng- 39,4 tỷ đồng)

2.Cris Devil Gamer

Cris Devil Gamer tên thật là Cris Phan (26 tuổi), bắt đầu sự nghiệp YouTuber vào năm 2014. Thông qua việc stream (phát trực tiếp) các tựa game nổi tiếng, Cris gây ấn tượng với người hâm mộ bởi sự hài hước và gương mặt được phong là "thánh biểu cảm".

Ngoài ra, Cris Devil Gamer còn phối hợp cùng nhóm hài FapTv thực hiện loạt hài ngắn vui nhộn, tham gia diễn xuất trong một số web drama (kịch trên website) như: Nam Phi liên hoàn kế, Bà 5 Bống, Lớp học bất ổn…

Số người theo dõi: 7,29 triệu

Số video upload: 801

Doanh thu ước tính mỗi năm: 170.000 USD – 2,7 triệu USD (3,9 tỷ đồng - 62,6 tỷ đồng)

3. Thơ Nguyễn

Thơ Nguyễn tên thật là Nguyễn Hồng Thơ, sinh năm 1992. Ra đời từ 2016, kênh Youtube của 9x này hướng tới đối tượng trẻ em, với các nội dung mang tính giải trí như review đồ chơi, hướng dẫn nấu các món ăn đơn giản, hướng dẫn làm đồ chơi handmade, các thử thách vui nhộn,…. Ngoài ra, kênh của Thơ Nguyễn còn đăng tải các video phim hoạt hình về cuộc sống của búp bê barbie, lớp học siêu quậy,…và được nhiều bạn nhỏ đón nhận.

Số người theo dõi: 6,75 triệu

Số video upload: 869

Doanh thu ước tính mỗi năm: 263.000 – 4,2 triệu USD (6,1 tỷ đồng - 97,4 tỷ đồng).

4. Sơn Tùng MTP

Sơn Tùng tên thật là Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1994 tại Thái Bình. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng Sơn Tùng đã nắm trong tay nhiều tác phẩm ấn tượng, được người hâm mộ yêu thích như: Cơn mưa ngang qua, Nắng ấm xa dần, Chạy ngay đi, Nơi này có anh...

Đầu tháng 7 vừa qua, MV Hãy trao cho anh của Sơn Tùng được công chiếu và ngay lập tức gây tiếng vang lớn. Với số lượt xem ngay tại thời điểm công chiếu là 637.000, Sơn Tùng M-TP đã chính thức lập kỷ lục thế giới, trở thành nam nghệ sĩ solo sở hữu MV có lượt xem đồng thời tại thời điểm công chiếu cao nhất trên YouTube . Tiếp đó, chỉ sau 15 ngày ra mắt, MV đạt mốc 100 triệu lượt xem và là MV Vpop cán mốc 100 triệu lượt xem nhanh nhất từ trước đến nay, đồng thời lọt vào top 100 MV có 100 triệu lượt xem nhanh nhất toàn cầu.

Tính tới thời điểm hiện tại, kênh YouTube của Sơn Tùng đứng thứ 11 trong số các kênh được theo dõi nhiều nhất Việt Nam và là nghệ sĩ Vpop được theo dõi trên Youtube nhiều nhất.

Số người theo dõi: 5,74 triệu

Số video upload: 81

Doanh thu ước tính mỗi năm: 64.700 USD – 1 triệu USD (1,5 tỷ đồng - 23 tỷ đồng)

5. Vanh Leg

Vanh Leg tên thật là Nguyễn Việt Anh, sinh năm 1993, tại Hà Nội. Trong những năm 2010, 2011, Vanh Leg cho ra hàng loạt các bản nhạc chế theo phong cách sôi động, lời lẽ sáng tạo, mang phong cách riêng như: No say ben, Con nhà nghèo, Tôi cô đơn... và các bản cover: Thời gian sẽ trả lời, Bụi bay vào mắt, Mình yêu nhau đi...

Đến đầu năm 2013, 9X thực sự được nhiều người quan tâm khi những ca khúc chế của cậu được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Cũng kể từ đó, nhiều người còn đặt cho Vanh Leg tên "Ông hoàng nhạc chế".

Số người theo dõi: 5,74 triệu

Số video upload: 62

Doanh thu ước tính mỗi năm: 24.400 USD – 390.000 USD (566 triệu đồng - 9 tỷ đồng).