Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

vương trọng - nhà thơ xứ Nghệ, Đô Lương

Nhà thơ Vương Trọng với bài thơ nhớ mẹ

Nhà thơ Vương Trọng - người con của Đô Lương xứ Nghệ. Ông có nhiều bài thơ cảm động viết về những người phụ nữ ruột thịt và gần gụi trong gia đình. Trong những bài thơ đó có bài "Khóc giữa chiêm bao" nhà thơ viết về người mẹ kính yêu của mình đã khuất núi từ nhiều năm nay.



                 Nhà thơ Vương Trọng giới thiệu tới các nhà văn cựu binh Mỹ bài thơ về 10 cô gái Đồng Lộc.

Vương Trọng sinh năm 1943 trong ngôi nhà nhỏ làng Đông Bích, xã Trung Sơn, Đô Lương, giống như bao mảnh đất khác của Nghệ An, từng nghèo đến xác xơ. Người dân phải chống chọi với cái đói, với thiên tai, bệnh dịch trong vô vàn khó khăn, lam lũ. 

Mỗi ngày lớn lên, được đắm mình trong bầu không khí ấm áp của gia đình, trong phong cảnh hữu tình nên thơ của mảnh đất giàu truyền thống xứ Nghệ. Chính mảnh đất thuần nông nghèo khó đó đã nuôi dưỡng tâm hồn Vương Trọng. Con người chúng ta không ai muốn tuổi thơ nghèo khổ, nhưng ở góc độ nào đó, chính cái nghèo khó của tuổi thơ đã giúp ông nhiều trong sáng tác. Nó đã găm hồn ông với quê hương và khiến cho ký ức của ông trở nên đậm đặc trong thơ. Ông thường trêu hai đứa con ở Hà Nội: “Chúng mày không có tuổi thơ”. Với Vương Trọng, tuổi thơ ông đã đánh thức cái phần sâu sắc nhất, nhân bản nhất trong tiềm thức và trái tim ông – những thứ con người chúng ta có được khi lăn lộn với cuộc sống ở những chiều kích gai góc nhất của nó.

Nhà Vương Trọng cách Sông Lam một cây số, nhưng ngọn Quỳ Sơn thì năm trong tầm ngắm của ông hàng ngày. Có lẽ ngày xưa dân nghèo nên núi cũng trọc. Tuy vậy, núi Quỳ đã gắn bó với Vương Trọng như biết bao ngọn núi, con sông quê đã gắn bó với những tâm hồn thi nhân.

Bố VươngTrọng là ông đồ nho, các anh trai yêu thơ và hay đọc thơ. Bởi thế mà trước khi biết đến thơ trong sách vở, thậm chí là trước khi biết chữ, Vương Trọng đã thuộc nhiều bài thơ từ chính những người thân trong gia đình mình. Anh trai của ông là Vương Đình Trâm cũng là một nhà thơ. Ông có biệt tài thuộc thơ rất nhanh. Từ nhỏ, Vương Trọng đã thuộc “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều” – những truyện thơ thuộc hàng dài nhất của thơ Việt Nam trung đại. Trên tất cả, ông tha thiết yêu “Truyện Kiều” như yêu những gì tinh túy nhất của nền văn học Việt Nam từ cổ đến kim. Ông nói: “Đã là người của văn học thì không thể không yêu Truyện Kiều được”, vì nó là thước đo cho khả năng và sự cảm thụ văn học.

Từ năm học lớp 4, Vương Trọng đã biết làm thơ. Cũng mày mò gửi một vài báo nhưng không được đăng nhưng được thư tòa soạn xác nhận đã nhận được bài tác giả gửi. Bài thơ đầu tiên mà ông sáng tác, có nhan đề đặc sệt phong cách của các bậc tiền bối: “Vịnh khe Bò Đái”. Đây là kỷ niệm mà Vương Trọng mãi mãi khắc ghi, bởi nó đánh dấu lần đầu tiên ông sáng tác một bài thơ hoàn chỉnh, diễn tả nỗi lòng ông với quê hương, nơi có khe nước mang cái tên rất dân dã chảy những dòng nhỏ trong vắt mà lũ trẻ con thời trước thường ra tắm.

Vương Trọng giỏi đều các môn khi tốt nghiệp phổ thông, ông đã không chọn văn học để bắt đầu sự nghiệp. Năm 1962, Vương Trọng thi đỗ vào Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Toán. Chính tư duy toán học đã giúp ông có được khả năng khá nổi trội về mặt diễn thuyết với cách nói rành mạch, bố cục rõ ràng, khúc chiết. Song, thơ ca như đã ngấm vào trong máu. Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học, được điều về làm ở Cục Quân báo với công việc thám dịch mật mã của địch. Đến năm 1970, Vương Trọng trở thành giáo viên dạy toán luyện thi đại học ở Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng đóng tại Thị xã Lạng Sơn. Năm 1972, ông tham gia học lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du và công tác cho đến ngày về hưu tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Xa quê quá nửa đời người mà khi gặp lại ta vẫn nghe giọng nói của nhà thơ Vương Trọng vẫn đậm đặc chất Nghệ.

Ông có nhiều bài thơ cảm động viết về những người phụ nữ ruột thịt và gần gụi trong gia đình. Trong những bài thơ đó có bài "Khóc giữa chiêm bao" nhà thơ viết về người mẹ kính yêu của mình đã khuất núi từ nhiều năm nay.

Ông đã kể về xuất xứ của bài thơ này:

Đó là một đêm ở Hà Nội ông nằm mơ thấy mẹ mình. Lạ lùng là trong giấc mơ nào cũng vậy bao giờ ông cũng mơ về những tháng năm khốn khó của gia đình. Những năm mà cuộc sống của anh em ông đè trên đôi vai gánh gồng của mẹ. Ông thường khóc trong giấc mơ gặp mẹ.

Giấc mơ là kí ức hiện về sau nỗi nhớ. Nó là vầng huyền ảo kỳ diệu của cảm xúc. Đấy là những ký ức cốt nhục khó có thể quên nhưng lại không thể hiện hữu. Mơ gặp mẹ khi tỉnh dậy biết là mẹ đã đi xa lâu rồi mà tâm hồn con vẫn bổi hổi bao nỗi nhớ thương. Lúc ấy người làm thơ đã khóc. Đúng ra là đứa con trai đã khóc khi gặp lại mẹ mình. Những giọt nước mắt hiếu thảo trong một đêm Hà Nội vào năm 1988 cách đây hơn hai mươi năm ấy đã thao thức với Vương Trọng để cùng ông hiện lên những dòng chữ cảm động trong bài thơ "Khóc giữa chiêm bao":

Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt đường đê sụt lở,
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. 

Anh em con chịu đói suốt ngày tròn,
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về. 

Chiêm bao tan nước mắt dầm dề,
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.
Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng,
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.

Con lang thang vất vưởng giữa đời thường,
Đâu cũng sống không đâu thành quê được.
Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,
Con ít về từ ngày mẹ ra đi.

Đêm tha hương con tìm lại những gì
Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.
Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.

Bài thơ của riêng ông cũng là tình cảm chung nhiều người.

Trước ngày mẹ mất Vương Trọng đã có thơ về mẹ, sau ngày mẹ mất ông vẫn viết thơ về mẹ nhưng phải đợi đến nhiều năm sau, năm 1988 nhà thơ mới bật lên được thi khúc khóc mẹ thấm lòng này. Theo ông có chuyện khó như vậy bởi mẹ mình là cái gì quá thân thương, quá gắn bó với mình. Có ai gần gũi với mẹ hơn con. Có ai thương con hơn mẹ. Mẹ thật vĩ đại, niềm vĩ đại cốt nhục trong mỗi đứa con. Cảm nhận về sự khôn cùng ấy thì dễ nhưng thể hiện được nó ra bằng chữ bằng lời không dễ. Nhiều khi ta viết về mẹ mà cảm thấy chưa thật vừa lòng về những điều ta viết ra. Nỗi niềm đó là của Vương Trọng cũng là nỗi niềm của nhiều người làm thơ khác.

Ai lấp nổi khoảng đời thiếu mẹ/ Tôi xin dâng núi bạc biển vàng/ Ai bù nổi khoảng đời không mẹ/ Tôi xin đền bằng tháng bằng năm

Nước mắt của những đứa con mồ côi khi mẹ mất đều có chung vị mặn như nhau. Không hẹn mà gặp. Nhà thơ Vương Trọng đã nói giúp nhiều người khác niềm đau đáu này.

Giọt nước mắt trong mơ của Vương Trọng, giấc mơ thì sẽ tan đi nhưng nước mắt theo nhà thơ lại là thật, lại là một hiện thực khắc

Với mẹ của mình chúng ta mãi còn bé bỏng, trẻ dại. Thật hạnh phúc cho những ai còn mẹ và quá đỗi thiệt thòi cho những ai đã mất mẹ. Nhưng luật Trời đã định rồi. Làm sao qua khỏi ngưỡng của vận mệnh. Mẹ chẳng thể sống mãi và ở mãi với ta. Từ nay mất mẹ biết bao giờ tìm. Ta chỉ còn gặp lại được mẹ trong mơ. Xa xót vậy làm sao không thể không khóc được!

Nhà thơ Vương Trọng đã cho ta sự đồng cảm hiếu đễ khi đọc bài khóc mẹ giữa chiêm bao của ông. Bài thơ về nước mắt nhưng thấm đậm nghĩa tình. Giọt nước mắt ấy không thể làm chúng ta mộng mị mà chỉ có khắc sâu thêm nỗi thương nhớ mẹ một đời vất vả nuôi ta để ta được sống tốt hơn như những điều mẹ mong muốn.

Nhà thơ Vương Đình Trâm anh trai ruột của Vương Trọng đã khắc bài thơ của em mình vào đá trắng và đặt bên mộ mẹ. Mộ của thân mẫu nhà thơ ở trên núi Quỳ Sơn. Tấm bia tạc thơ về mẹ của đứa con hiếu thảo đặt bên phía tay phải chỗ mẹ nằm.

Nơi này khi nhìn xuống thấy dòng sông Lam chảy miên man về biển khiến ta nhớ tới câu ca dao "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra!". Và khi ngước lên trong độ cao của một trăm mét núi nơi mẹ yên nghỉ ta nhận ra mẹ của nhà thơ được tạc bằng chữ nghĩa của người con trai đã thành đạt trong cuộc sống và gia đình vẫn khôn nguôi nhớ về những ngày mẹ tảo tần nuôi các con thuở còn nhiều khốn khó.

Mẹ là Phúc Thần của mỗi đời con!

Từ ngày về hưu đến nay, Vương Trọng vẫn dành nhiều thời gian sáng tác thơ, nhưng ông cảm thấy lý thú hơn với việc nghiên cứu. Ông đã và đang thực hiện các công trình dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, dịch lại “Chinh phụ ngâm” và viết nghiên cứu về “Truyện Kiều”. Mỗi khi có dịp, Vương Trọng lại đáp tàu về Vinh, nếu nhiều thời gian thì nán lại thành phố gặp gỡ bạn bè, còn không thì bắt xe về Đô Lương, nơi ông gửi trọn cả hồn mình ở đó. Ông nói, người trẻ nhiều kẻ tự hào khoe về việc đi xa của mình, càng xa càng tốt, song người già thì lại mong muốn được về quê, càng nhiều, càng tốt. Giờ đây về Đô Lương, Vương Trọng thấy vui vì quê hương đổi mới. Không còn nhiều mái đình, mái chùa, không còn những đường cong của “làng tôi nhỏ, lối vào làng cũng nhỏ”, Không còn những ngọn núi trọc mà thay vào là một Quỳ Sơn với những dãy núi xanh rờn màu thông.

Vương Trọng còn có những câu thơ viết ra từ đáy lòng ông, từ nỗi khắc khoải hướng về mảnh đất nơi ông được sinh thành:

“Khi mắt tôi khép lại cái nhìn

Hãy đưa tôi về nơi sinh nở…

Núi Quỳ Sơn sẵn dành chỗ tôi nằm

Hoa ấm lửa, đất nồng hơi than cháy

Hạnh phúc lắm được nằm xuống đấy

Dù gió mưa, không biết lạnh bao giờ…”. 

                                                                                       Thành Vinh , 7/2011 

 

 

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

45 NĂM (1976 - 2021) ĐẠI HỌC CNN KIEV- UKRAINA

45 NĂM (1976 - 2021) - Trường Đại học Công nghệ Công nghiệp nhẹ KIEV nay được đổi tên là Học viện Công nghệ và Da Quốc gia KIEV.

Nhờ công nghệ "Đám mây" đưa các bạn cùng khóa về lại...thành phố cũ, mái trường xưa... thấy bâng khuâng, nuối tiếc...

P/s: Nhạc phẩm "Ở đâu, nơi xa lắm.." trong phim truyền hình "17 khoảnh khắc mùa xuân".



 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

THÔNG ĐIỆP CUỘC SỐNG

TÌNH PHỤ TỬ VĨ ĐẠI 

Họa phẩm "Simon và Perot" - Bức tranh sơn dầu của Rubens.

Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?

Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, hoặc cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội "cấm thực".

Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói. Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động. Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.

Con người thường chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc, không nhìn thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải bị người ta gạt, mà chính là sự ngộ nhận của bản thân. Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hãy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ minh mẫn để học thông bài học cuộc đời!

- Mình mua xe, hỏi ý người này người kia. Cuối cùng tiền mình bỏ ra nhưng mua một chiếc xe người khác thích.

- Tìm người yêu, người này một câu người kia một câu, cuối cùng tìm được nhưng không phải là người mình muốn.

- Sự nghiệp bản thân, nghe ý kiến của người thân bạn bè. Cuối cùng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời, đi trên con đường của người khác chứ không phải của mình.

Đôi giày mình mang, vừa hay không vừa bản thân mình biết. Hãy mang đôi giày của mình đi trên con đường của chính mình.

Dưới đây là một câu chuyện có thật đã xảy ra trong đời thường

Tại một thành phố ở Ấn Độ.. có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày vì công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà hàng tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn..!

Khi những món ăn đã được dọn sẵn trên bàn.. bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng.. hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông..!

Ông đưa tay vẫy cậu bé.. cậu liền bước vội vào.. theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ.. 2 đứa trẻ nhìn chăm chăm vào những đĩa thức ăn còn nóng hổi.. mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai..?

Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích...

Không nói.. không cười.. cả hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành...

Vị thương gia im lặng.. nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối.. và khi chúng rời đi.. chúng đã không quên nói lời cám ơn với ông..!

Cơn đói trong lòng vị thương gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ.. kèm theo một cảm giác khó tả đang lâng lâng trong lòng...

Mãi một hồi sau.. vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa.. rồi từ từ thưởng thức.. đến khi gọi thanh toán.. nhìn tờ hóa đơn.. không ghi số tiền.. mà chỉ là một hàng chữ:

- “Thật đáng tiếc.. tiệm chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI.. xin chúc ngài mãi luôn hạnh phúc..!”

 

Một giọt nước mắt đã rơi từ vị thương gia.. ông quay nhìn người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ...

Vị thương gia đã dùng “Đức” đối xử với người nghèo.

Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa” đáp lại “Đức” không biết ai hơn ai.?

Người xưa có câu:

- Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.

- Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rõ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân.

Tình yêu thương luôn đem đến những sự kỳ diệu từ hai phía:

- "Người cho và người nhận".

Hạnh phúc của TÌNH NGƯỜI là cảm giác bình yên và thật sâu lắng.. xóa tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.

Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian.. ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.

- Theo thời gian.. mọi thứ đều biến hóa và thay đổi..

- Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..

- Cái gì có đến chắc chắn sẽ rời đi.. không bao giờ là tồn tại mãi mãi.

- Vật chất là ngoại thân.. TÌNH NGƯỜI là vĩnh cửu.

St

 

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

NHO SỸ AN NAM

 CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI PHÁP VỀ NHO SỸ AN NAM 


Nho sĩ An Nam vào những năm 1920.

“ Nho sĩ là một loại người gian giảo, thủ lễ và thông thái rởm nổi bật; y không thông thái, nhưng khéo léo, tinh tế và hoạt ngôn; y không giàu hơn ai, nhưng hình thức trong mọi hành vi đời sống; y đội khăn đóng đúng kiểu, có khuôn mặt gầy ốm bởi thức đêm, nhưng đôi mắt sắc bén; trau chuốt bộ râu thưa của mình, và cắt tỉa cẩn thận; y để móng tay dài, như để nói rõ về nghề nghiệp thường nhật; cầm trong tay chiếc quạt phe phẩy theo một cách riêng; y ngồi dáng vẻ tao nhã, đứng dậy và chào cũng như vậy, hạ mắt xuống để nhìn; y đi một cách bộ tịch và luôn luôn ra dáng làm thơ; chỉ cười với sự toan tính, và luôn lo sợ sai trái với một số tập tục và lễ nghi; giọng nói nhẹ nhàng và kiểu cách; đáp ứng ham muốn của mình, thì chỉ bằng sự tế nhị, và nếu y là quan chức và y muốn lấy của bạn, thì y sẽ làm một cách lịch sự và tôn trọng; do đó, nho sĩ và quan lại là loại người đáng sợ, giống như những kẻ đạo đức giả chỉ chứa mầm bệnh; nhưng họ được tôn vinh, bởi vì người ta cần họ, và trong vương quốc người mù kẻ chột có thể làm vua. 

Nho sĩ trưởng thành, và từ cậu học trò nhỏ, anh ta đã trở thành: một nhà thơ, một người hoạt ngôn, một thầy đồ, một trạng sư, một doanh nhân; nhưng, thực ra, anh ta hiểu biết kém hơn những đứa trẻ, những thợ thủ công và người lao động trong xứ sở. Anh ta tìm thấy trong kinh sách rằng có một chất lỏng tối thượng, có hai yếu tố: âm và dương, một yếu tố là hoạt động và sức mạnh, yếu tố kia là sự yên tĩnh, mềm yếu, và trơ ỳ; hai yếu tố này, trong sự hợp nhất với nhau, sinh ra vạn vật, tóm lược sinh ra năm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ; nước, lửa, gỗ, kim loại và đất, cũng là năm hành tinh; rằng có ba giềng mối trật tự xã hội (tam cương) và ba thiên thể lớn: mặt trời, mặt trăng và trái đất; bốn hướng và bốn mùa; năm điều bình thường [ngũ thường], năm điều luật [ngũ luân]: nhà vua, thần dân, chồng vợ và cha mẹ, anh và em, bạn bè; rằng có sáu mạch chính và sáu vòng thời gian (lục giáp); bảy hợp hoặc sự hòa hợp: đông, tây, bắc, nam, trên, dưới, giữa; tám phân kỳ trăng; chín cấp bậc phẩm tước (cửu phẩm); mười tám vương quốc và hai mươi tám chòm sao; ngoài ra họ tìm thấy một vài câu châm ngôn và giáo huấn xã hội; thế là hết. 

Phía chính quyền, không có cuộc thi nào khác ngoài cuộc thi văn chương dành cho những tú tài. Không có học viện; trong các bộ, chỉ có một hội đồng được bổ nhiệm để ấn bản lịch hàng năm, gởi cho tất cả các trưởng làng và các quan chức. “

 "Đế Quốc An Nam và Người Dân An Nam" của Jules Silvestre và Omega Plus phát hành.



Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ" (13 TẬP)|| TẬP 01||                           THUYẾT MINH||PHIM KINH ĐIỂN LIÊN XÔ

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Liên Xô Aleksei Tolstoy (1883 – 1945), dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Grigory Roshal (1899 – 1983). "Con đường đau khổ" được sản xuất từ năm 1974 đến 1977 và ra mắt năm 1977 nhằm chào mừng 60 năm Cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1977). Chuyện phim xoay quanh số phận 4 nhân vật chính là đại diện cho giới trí thức đô thị trong bối cảnh sụp đổ của đế quốc Nga và nội chiến xảy ra. Họ bị cuốn vào cơn lốc xoáy của cách mạng và nội chiến, khắc khoải tìm một hướng đi thoát khỏi sự bế tắc trong cuộc sống.






Warsaw 1944

Warsaw 194 4- Miasto 44 (Thành phố 44)

Một tác phẩm xuất sắc của điện ảnh Ba Lan kể về cuộc Khởi nghĩa Warszawa năm 1944, trong thời kỳ Đức chiếm đóng Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai.



https://youtu.be/6b_k4QIB9zE

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

CỰU SINH VIÊN ĐH TH QUỐC GIA KIEV 1970-1971

HỘI NGỘ
Cựu sinh viên dự bị Đại học tổng hợp quốc gia Kiev- Ucraina mang tên Taras Shevchenco hội ngộ tại Nhà khách Chính phủ 2 Lê Thạch- Hà Nội
Chuyến tàu cách đây 50 năm đưa chúng tôi qua Liên bang Xô Viết

Tàu hỏa đưa chúng tôi qua hồ Baican tuyệt đẹp của Nga



50 năm sau gặp lại tại Nhà khách Chính phủ Hà Nội

11 SV khoa Kỹ sư kinh tế





Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Moscow does not believe in tears

 Москва слезам не верит 1 серия (драма, реж. Владимир Меньшов, 1979 г.)



https://youtu.be/1c-m4KeO1tU?t=55


                                               Bài hát nổi tiếng trong phim bằng tiếng Việt