Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Ba nhà chiến lược D. Trump, Putin và Tập Cận Bình


BA NHÀ CHIẾN LƯỢC PUTIN, TẬP CẬN BÌNH VÀ D. TRUMP TỤ HỌP ĐỂ ĐÁNH VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC MÀ THẾ GIỚI TRƯỚC ĐÂY CHƯA CÓ


"Ba nhà chiến lược này tụ họp để đánh “ván cờ” chiến lược mà thế giới trước đây không làm được”-chuyên gia Nguyễn Trần Bạt nhận xét.

 
Chính giới trí thức Mỹ đã… bơm Trung Quốc lên

Phóng viên: Tiếp tục mạch câu chuyện lần trước, ông có thể làm rõ hơn về vai trò dẫn dắt của các nước lớn và sự hình thành cực của thế giới trong bối cảnh có những thay đổi chiến lược như hiện nay?

Chuyên gia Nguyễn Trần BạtThứ nhất, tôi khẳng định lại rằng nền chính trị thế giới phụ thuộc vào các nước lớn và các nhân vật lớn, gọi một cách khái quát là các yếu tố cầm lái đời sống chính trị. Chính trị, suy cho cùng, là hoạt động tìm kiếm đồng thuận xã hội đủ để làm rõ một vài khuynh hướng phát triển, nếu không hiểu được các yếu tố cầm lái chính trị thế giới thì sẽ rất khó để hệ thống chính trị ở mỗi quốc gia định hình khuynh hướng phát triển của mình.
Thứ hai, tôi khẳng định chắc chắn thế giới sẽ phát triển theo hướng lưỡng cực. Chính trị buộc phải có sức hút mới xác lập được trật tự xã hội, không có từ trường chính trị không có trật tự xã hội. Là một thứ có từ tính như vậy thì đương nhiên nó phải tồn tại hai cực. Tôi nghĩ rằng lưỡng cực là xu thế tất yếu của thế giới. Trong lần trao đổi trước, tôi khẳng định luôn có một cực không thay đổi là Mỹ, còn cực thứ hai đang tiếp tục được hình thành.
Thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ vẫn đang vận hành đến một thế lưỡng cực mới. Tôi dự đoán cực thứ hai chắc sẽ là Trung Quốc. Ấn Độ và Nga không làm được việc ấy. Nga cũng đang trong trạng thái vận hành đến thế lưỡng cực của thế giới, nhưng Trung Quốc mới là hạt nhân của cực thứ hai thật sự.
Giới trí thức Trung Quốc, sau những thất bại gần đây trong quan hệ với Mỹ, liên quan tới chiến tranh thương mại, bắt đầu dao động. Giới trí thức nào trên thế giới này cũng bấp bênh, dao động như thế, nhưng cần hiểu rằng không có phương án thay thế nào khác cho thế giới. Sở dĩ Trump làm những việc như bây giờ vì đấy là cơ hội cuối cùng của nước Mỹ. Sở dĩ Tập Cận Bình hành động như bây giờ cũng vì đó là cơ hội cuối cùng của Trung Quốc.

Gần đây xuất hiện nhiều bài báo phê phán nhân vật mà tôi đã nghiên cứu từ lâu là Henry Kissinger, cho rằng ông ta thâm độc, từ trước tới nay toàn “xui nguyên giục bị”, trước đây xui Trung Quốc đánh Liên Xô, còn bây giờ lôi kéo Nga để chống Trung Quốc. Tôi nghĩ đấy là gán tội theo kiểu trẻ con. Tôi cho rằng hiện tượng mà Kissinger nói đến là một hiện tượng tự nhiên của đời sống chính trị quốc tế, không phải chờ ai xui mà mọi thứ tất yếu sẽ phải chuyển động theo hướng đó.
Nguyễn Trần Bạt: Giới trí thức Trung Quốc, sau những thất bại gần đây trong quan hệ với Mỹ, liên quan tới chiến tranh thương mại, bắt đầu dao động

Nhưng hầu như các học giả ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đều có chung quan điểm như vậy?
-Như tôi đã nói lần trước, nước Mỹ là một quốc gia khởi nghiệp, luôn luôn hình thành những nhóm khác nhau với động cơ riêng. Họ sẵn sàng bơm thổi nhiều thứ để kiếm lợi cho mình. Không phải người Trung Quốc tự bơm mình lên, thậm chí cũng không phải giới trí thức Trung Quốc bơm Trung Quốc lên như một hiện tượng mà chính là giới trí thức Mỹ bơm.

Tôi đến trường Harvard năm 1990, lúc đó tôi thấy họ bàn luận rất nhiều về Trung Quốc, ông Giáo sư Hiệu trưởng Trường Luật Harvard còn tặng tôi quyển sách “Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh”. Chính sự cường điệu của người Mỹ về Trung Quốc làm cho Trung Quốc nổi lên như một nền kinh tế mới trỗi dậy.
Cả giới tài phiệt Trung Quốc cũng muốn qua hệ thống trí thức của nó thổi Trung Quốc lên để lôi kéo vốn đầu tư. Thời gian đó có một sự dịch chuyển lớn về sản xuất từ các nhà máy ở Mỹ sang Trung Quốc. Tôi đến thăm thành phố Philadelphia, thấy rất nhiều nhà xưởng để hoang vì người ta di chuyển sản xuất đến thị trường được giới trí thức Mỹ thổi lên là Trung Quốc.

Trung Quốc chưa bao giờ thành công khi phát triển theo hướng phương Tây
Nếu thế thì chắc là giới tinh hoa của Trung Quốc cũng nhận ra được điều ấy?

-Giới trí thức các nước mới nổi bao giờ cũng bắt đầu một quá trình nhận thức từ đơn giản đến phức tạp dần và thường nhận thức dựa vào truyền thông. Giới tài phiệt khi muốn xúc tiến thương mại thì họ sẽ dùng truyền thông. Ngay ở nước ta cũng vậy, không cẩn thận truyền thông cũng trở thành công cụ của các nhóm lợi ích.
Quay trở lại câu chuyện thời sự quốc tế hiện nay, chúng ta thấy Trump khuấy lên, làm đục nền chính trị quốc tế là có động cơ chứ không phải vu vơ. Ông ấy đưa ra một vài phép thử làm bộc lộ tất cả nhược điểm của các nước lớn. Chiến tranh thương mại vừa khởi động đã làm bộc lộ rất nhiều vấn đề của Trung Quốc. Giới truyền thông Trung Quốc, giới học giả Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề bên trong nội bộ của họ để nghiên cứu, thậm chí có những người lật lại các kết luận của Đảng cộng sản Trung Quốc về tình hình kinh tế.

Trong cuộc trò chuyện lần trước, tôi có nói rằng Tập Cận Bình thức dậy hơi sớm. Khoảng 2025-2030 Trung Quốc mới bắt đầu bước những bước đầu tiên để trở thành một cực chính trị trong thế giới lưỡng cực, như vậy các tuyên bố của ông Tập Cận Bình đưa ra sớm khoảng 5-10 năm. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng không còn cơ hội nào cho Trung Quốc nữa nếu không có Tập Cận Bình. Nếu không đi theo hướng như hiện nay thì Trung Quốc lại tiếp tục “thao quang dưỡng hối” và dần dần đi theo hướng phương Tây.
Đi theo hướng phương Tây không phải là lối thoát của Trung Quốc. Trung Quốc chưa bao giờ thành công khi phát triển chính trị theo hướng phương Tây. Người đầu tiên muốn phát triển theo khuynh hướng phương Tây là Tôn Trung Sơn. Cách mạng Tư sản Dân quyền của Tôn Trung Sơn (Chủ nghĩa Tam dân) đã bắt đầu có từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng Tôn Trung Sơn thất bại, buộc phải nhường chỗ cho chủ nghĩa cộng sản.
Từ đó, Trung Quốc trở thành một nước cộng sản thay vì biến thành một nước dân chủ theo kiểu Tôn Trung Sơn. Bởi vì Trung Quốc không chuẩn bị đầy đủ tiêu chuẩn cho một nền chính trị phát triển theo hướng phương Tây, mặc dù nhiều lực lượng luôn muốn phát triển theo hướng ấy. Trong Đảng cộng sản Trung Quốc những khuynh hướng phương Tây hoặc phi phương Tây một cách cực đoan đều thua.

Nguyễn Trần Bạt: Nghiên cứu thái độ của ông Trump với ông Putin và ông Tập Cận Bình về mặt cá nhân, chúng ta thấy ông ấy rất trân trọng hai nhân vật đó.
Có hai trào lưu chính trị trong phong trào cộng sản của thế giới là chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đại diện bởi rất nhiều nhân vật được đào tạo từ Quốc tế Cộng sản như Vương Minh, Lạc Phủ… Chính trong Đảng cộng sản Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và khuynh hướng quốc tế cộng sản rất dữ dội. Cuối cùng, cả khuynh hướng cộng sản thuần túy theo kiểu quốc tế cộng sản và khuynh hướng dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn đều thất bại, mặc dù những người cộng sản Trung Quốc không thể chê bai Tôn Trung Sơn được vì vậy, họ đã đưa Tống Khánh Linh lên làm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.

Sau khi quan sát những chuyển biến của các nền dân chủ trên khắp thế giới, tôi thấy thế giới sẽ tiệm cận đến các tiêu chuẩn dân chủ với tốc độ cực kỳ chậm và bằng nhiều con đường khác nhau.
Ông Nguyễn Trần Bạt: Nói thẳng ra thì ông Putin và ông Tập Cận Bình là cơ hội của ông Trump, nếu không có hai nhân vật chiến lược tầm cỡ như thế thì cuộc chơi này ông Trump không có kẻ đối thoại.

Ba nhân vật lớn xuất hiện để chơi “ván cờ” chiến lược
Trước nhiệm kỳ của Trump, báo chí Mỹ luôn nói tại sao Mỹ lại dồn Nga vào thế buộc phải xích lại gần Trung Quốc, trong khi nước Nga nhiều lần ngỏ ý họ có thể hợp tác với Mỹ nhiều hơn. Theo ông, thế trận chính trị giữa ba nước lớn ấy thực tế hiện nay như thế nào ?

-Giống như Trung Quốc, Nga cũng ngại Mỹ. Người Trung Quốc vốn dĩ thận trọng và có kinh nghiệm đau khổ vì từng chịu đựng sự nô dịch của phương Tây, cho nên giới trí thức Trung Quốc rất ngại phương Tây nói chung. Còn Nga, tuy là một quốc gia có vũ khí hạt nhân nhưng vẫn tiếp tục truyền thống ngại Mỹ của Liên Xô. Huênh hoang như Khrushov, đập cả giày lên bàn hội nghị, nhưng người Mỹ buông lời đường mật thì xuống thang ngay. Trong thực tế, hòa hoãn là xu hướng chính của thế giới.
Bộ ba quyền lực nhất thế giới

Bây giờ thế giới đang chuyển động, Trung Quốc đang bị cản trở, bị kìm hãm ở trạng thái lửng lơ của quá trình hình thành cực chính trị thứ hai sau Mỹ. Nhưng trong khi quá trình trở thành cực thứ hai của Trung Quốc bị làm chậm lại thì Mỹ cũng yếu đi, vì khi va chạm với những cải cách quá mạnh mẽ của Trump thì các quan hệ chiến lược cơ bản của Mỹ cũng gặp vấn đề.

Liên Xô sụp đổ một phần là vì không đủ sức để đánh đu với Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Coi chừng, với tình thế phải tiếp tục cõng Châu Âu và Nhật Bản, nước Mỹ cũng sẽ sụp đổ giống Liên Xô, mặc dù mức độ và hình thức có thể khác.
Nghiên cứu thái độ của ông Trump với ông Putin và ông Tập Cận Bình về mặt cá nhân, chúng ta thấy ông ấy rất trân trọng hai nhân vật đó. Nói thẳng ra thì ông Putin và ông Tập Cận Bình là cơ hội của ông Trump, nếu không có hai nhân vật chiến lược tầm cỡ như thế thì cuộc chơi này ông Trump không có kẻ đối thoại. Lâu lắm rồi thế giới không có các nhà chiến lược thực sự để đối thoại với nhau mà toàn những người “lừa nhau”.

Có thể nói, mấy chục năm qua, quan sát hành động của các nhân vật khôn ngoan làm chính trị, ta thấy họ biết lợi dụng sự hớ hênh của đối thủ trên trường quốc tế, chứ chưa thấy được nhà chiến lược nào cho đến khi ông Putin, ông Tập Cận Bình và ông Trump xuất hiện. Ba nhà chiến lược này tụ họp để đánh ván cờ chiến lược mà thế giới trước đây không làm được.
VietTimes12/08/18 07:59 GMT+72 đăng lại4 liên quanGốc
Lại Vĩnh Mùi /

 

SINH NHẬT QUỲNH CHI LÊN 8 TUỔI- 1/2/2018

CẢ NHÀ MỪNG SINH NHẬT QUỲNH CHI  


 
                                                         Happy Birthday to Christ
 






 


 

 

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

NGHIỆN SMARTPHONE SẼ BIẾN CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KẺ CÔ ĐƠN TUYỆT ĐỈNH

Một ‘thế hệ cúi đầu’ đang tạo ra những con người yêu thương trong cô đơn


Ngày nay, ai cũng có thể “tậu” cho mình một chiếc smartphone để không bị “lạc hậu” với thời thế. Tuy nhiên, có ai đủ tỉnh táo để nhận ra rằng con người đang ngày càng bị phụ thuộc vào máy móc và công nghệ.

Có lẽ, chưa có một thời đại nào mà con người phải khổ sở đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ai đang thống thị thế giới này? Con người hay Smartphone?” như hiện tại. Nhà bác học Einstein từng nói: “Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn”. Và sau 6 thập kỷ, lời tiên đoán của ông đang trở thành sự thật.
Khi Smartphone xuất hiện, nó mở ra cho con người một thế giới thật to lớn và thú vị, nhưng chẳng lâu sau đó, nó nhấn chìm và thay đổi hoàn toàn bản chất và nhận thức của họ. Hệ lụy này không chỉ ở một nhóm người, mà là cả một thế hệ, không chỉ một quốc gia, mà là cả thế giới. Đó là kiểu thế hệ mà những đứa trẻ bị mất đi tuổi thơ, còn người lớn thì mặc sức ảo tưởng chỉ cần có smartphone là đã nắm cả thế giới trong tay.


 
Tất nhiên, công nghệ sẽ chẳng thể nào có thể “dắt mũi” được con người, nhưng smartphone đã và đang tạo ra những đám đông không còn thiết tha nói chuyện với nhau, không còn muốn ngắm nhìn cuộc sống chuyển động xung quanh và cũng không muốn giao tiếp, không cần thủ thỉ với nhau. Họ có thể ngồi cạnh nhau nhưng lại cảm thấy việc trao đổi với nhau qua những chức năng của Facebook dễ hơn nhiều so với nói chuyện trực tiếp.

Những cái đầu chỉ chực cúi xuống để truy cập vào facebook, lướt web hoặc chơi game, thậm chí nhìn trống rỗng vào màn hình update từng giây. Những đôi mắt từ chối nhìn nhau để kết nối, những cái miệng lười cất lên cuộc hội thoại, những buổi gặp mặt từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, thời gian im lặng nhiều hơn những tiếng chuyện trò, bởi ai cũng có một thế giới của riêng mình trong chiếc smartphone.

Cha mẹ cúi đầu vào điện thoại bỏ mặc đứa trẻ bơ vơ lạc lõng, thậm chí đưa cho con chiếc ipad nghịch để… không bị làm phiền. Cả nhà ngồi cùng nhau quanh mâm cơm nhưng ai cũng bận rộn với những thiết bị công nghệ. Thế hệ sau chứng kiến thế hệ trước đắm mình vào hố sâu ‘thế giới ảo’, tiếp nối nhau thành cả một thời đại ‘cúi đầu’.
 
“Thế hệ cúi đầu” ấy rồi sẽ dần biến thành “thế hệ vô cảm”. Có tai nạn, mọi người đua nhau quay phim, chụp ảnh hiện trường đăng Facebook. Có đám tang, mọi người chen nhau selfie. Cả một thế hệ được kỳ vọng, bao giờ mới thức tỉnh để tìm lại cuộc đời đáng sống cho chính mình?
 
Yêu thương trong cô đơn
Cách đây không lâu, hàng loạt fanpage chia sẻ bức ảnh “Cô dâu chú rể thời công nghệ” với cảnh chàng trai và cô gái ngồi quán trà đá trong trang phục cưới nhưng đều chăm chú vào điện thoại và không để ý đến nhau. Nhiều cư dân mạng bình luận không hiểu cuộc sống sau hôn nhân của cặp đôi sẽ ra sau khi quá say sưa công nghệ.
Câu chuyện tưởng như đùa ấy lại chính là thực trạng của xã hội ngày nay khi mà các cặp đôi yêu chiếc điện thoại hơn cả người bạn đồng hành của mình. Một buổi hẹn hò không cần ăn không cần nói chuyện. Họ chỉ cần gặp nhau, ngồi chung trong một quán cà phê, và công việc chính là online và xem điện thoại.

Rồi công nghệ còn đẩy chúng ta xa nhau, lạc lõng ngay trong chính nơi bình yên nhất – gia đình. Khi cả nhà “quây quần” cùng nhau, thay vì trò chuyện, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều chăm chăm vào màn hình điện thoại. Cha mẹ không muốn nói chuyện với con, những đứa trẻ chẳng muốn chia sẻ chuyện gì cho người lớn. Thật bất hạnh biết bao khi chúng ta cô đơn, lạc lõng ngay khi ở bên cạnh những người thân yêu nhất. 
 
Hiểu Minh

BÀI PHỎNG VẤN CỦA NGUYẾN TRẦN BẠT


Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới


Thứ Sáu, ngày 27/7/2018 - 11:06

VietTimes -- “Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét”- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt đã trao đổi với VietTimes như vậy.
Không gian chính trị của các nước lớn và nhân vật lớn

Phóng viên: Quan sát tình hình hiện nay, chúng tôi thấy dường như thế giới đang bị chi phối bởi ba nhân vật chính trị nổi bật: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin. Chúng tôi muốn cùng với ông giải mã về các nhân vật này, bắt đầu bằng Tổng thống Donald Trump. Khi nói về nhận thức chính trị của các lãnh đạo thế giới, ông từng cho rằng “người nhận ra sự thay đổi mang tính bản chất của thời đại này chính là tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa  Kỳ”. Ông có thể lý giải tại sao?

-Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi các anh đặt ra cho tôi rất hay! Trước đây chúng ta cứ tưởng rằng thế giới gồm gần 200 quốc gia bình đẳng với nhau, có thể cùng nhau thảo luận trong Đại hội đồng LHQ. Nhưng có một thời kỳ dài, theo dõi các hoạt động của LHQ, tôi băn khoăn không biết thật ra họ làm gì, bởi tôi chưa bao giờ thấy họ dàn xếp thành công các vấn đề chính trị thế giới. Thế giới giai đoạn vừa qua tưởng là mình dân chủ, cổ vũ một nền dân chủ, nhưng chính nền dân chủ ấy đã làm hỏng thế giới, làm cho người ta tưởng rằng chính trị dễ và đơn giản.

Sau một thời gian nghiên cứu và quan sát, tôi rút ra kết luận: về bản chất, không gian chính trị tổng thể của thế giới là không gian được hoạch định bởi các nước lớn. Nền chính trị nước lớn là cái mà gần đây Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nói ra, nhưng người đầu tiên khẳng định nó trên thực tế lại là người Mỹ. Càng ngày vai trò của các nước lớn càng hiện hữu rõ ràng, nên đã đến lúc chúng ta phải hiểu lại thế giới.

Tuy nhiên, hiểu thế giới như là không gian chính trị của các nước lớn cũng chưa đủ. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, tôi thấy không gian chính trị thế giới cũng không đơn thuần là của các nước lớn, mà còn là của các nhân vật chính trị lớn. Hiện tượng dàn xếp giữa ông Putin và ông Medvedev để thay nhau làm Tổng thống nước Nga là một trong những biểu hiện đầu tiên của sự thao túng của các nhân vật chính trị lớn.
Các nhân vật chính trị lớn chỉ cần một vài thủ thuật, ví dụ đánh tháo Crưm ra khỏi Ukraina, là có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự chính trị quốc tế. Sự xuất hiện của yếu tố Putin trong nền chính trị thế giới đã kích thích sự xuất hiện tiếp theo của yếu tố Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thấy rằng, nếu cứ quanh quẩn để tìm kiếm sự đồng thuận lặt vặt thì khó thực hiện các chiến lược lớn, cho nên ông ấy bắt đầu tập trung quyền lực. Tập trung quyền lực là một trong hai mặt của nền dân chủ tập trung mà ở Việt Nam cũng đang áp dụng. Đảng ta ở giai đoạn hiện  nay cũng đã nhận thức khá sâu sắc về vai trò của “tập trung” và “dân chủ”, nếu dân chủ mà không tập trung được thì dân chủ ấy không có giá trị.

Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình đã xây dựng được một chế độ tập quyền hợp lý. Sự tập quyền hợp lý ấy đã làm cho Trung Quốc trở thành một nguy cơ thật sự đối với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là phát triển về kinh tế. Chính vì thế mới xuất hiện nhân vật thứ ba, Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump là một hiệu ứng của sự xuất hiện các nhận vật chính trị tập quyền quan trọng trên thế giới. Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét.

Truyền thông thế giới gọi hiện tượng xuất hiện các nhà chính trị lớn ở các quốc gia lớn là “chính trị độc tài” nhưng tôi không nghĩ vậy. Hôm qua Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã giải thích các tư tưởng kinh tế của Tổng thống Trump không phải là chủ nghĩa biệt lập, mà là ông ấy đang muốn thiết lập lại một nền thương mại tự do và công bằng.

Thế giới xưa nay đã quen với việc “cưỡi lên lưng nước Mỹ” một cách đương nhiên và coi nó như một con voi có sức khỏe vô tận. Người ta chỉ nhớ đến bản thân mình, nhớ đến tất cả yếu tố trên lưng con voi mà quên mất rằng con voi ấy là một đối tượng chính trị nằm trong tập hợp lực lượng chính trị chủ chốt của thế giới.

Với những chính sách mới của mình, Tổng thống Donald Trump đã làm cái việc nhắc nhở thế giới rằng các anh đang ở trên lưng nước Mỹ. Hiểu được như vậy mới có được chính sách đối ngoại phù hợp với nước Mỹ trong giai đoạn Donald Trump.

Thế giới bao giờ cũng ở trạng thái lưỡng cực, cho dù có phân hóa thế nào rồi cuối cùng nó cũng tiệm cận về trạng thái ấy. Tôi xác định rằng nước Mỹ có địa vị vĩnh viễn là một cực của thế giới, còn cực thứ hai thì có sự thay đổi theo thời gian. Có một gian đoạn khá dài từ năm 1945, Liên Xô đóng vai trò là cực thứ hai. Cho đến năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới lại vận hành để tìm đối tác mới cho quan hệ lưỡng cực với Mỹ.

Dù cực thứ hai ấy có thay đổi như thế nào, rơi vào Trung Quốc hay quốc gia nào khác thì cực thứ nhất vẫn là nước Mỹ. Chính vì thế, trong nhận thức của tôi nước Mỹ có một địa vị cực kỳ quan trọng. Tôi nói như vậy với tư cách là một nhà khoa học chính trị độc lập chứ không nói với tư cách là một người Việt Nam, vì khi nói với tư cách người Việt Nam thì tôi lại buộc phải chiếu cố một số yếu tố khác.

Donald Trump là một nhà chính trị thông minh

Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có Tổng thống nào trúng cử một cách đặc biệt như vậy. Khi cuộc bầu cử 2015 bắt đầu khởi động thì Trump vẫn chưa xuất hiện. Cho đến tháng 6-2015, Trump xuất hiện nhưng giới chính trị và giới truyền thông Mỹ đều cho rằng đấy là một trò vui vẻ. Lúc đó thăm dò dư luận cho thấy Hillary có 80% sự ủng hộ của đảng viên đảng Dân chủ trong khi Trump chỉ nhận được sự ủng hộ của 2% đảng viên đảng Cộng hòa, tức là chưa đến 1% dân số ủng hộ. Sau đó thì chính Đảng cộng hòa cũng chống Trump, cho đến tận bây giờ, chừng mực nào đó họ vẫn có sự chống lại Trump. Trong một bối cảnh như vậy mà Trump  vẫn thẳng tiến vào Nhà Trắng. Theo ông, vì sao người Mỹ lại chọn Trump? Phải chăng người Mỹ cần một nhân vật đổi mới vì họ đã chán phong cách chính trị cũ? Hay là người Mỹ nhìn thấy ở Trump một tố chất nào đó mà nước Mỹ hiện nay đang cần?

-Tôi nghĩ không có phép màu nào giúp Donald Trump trúng cử Tổng thống. Nếu không hiểu được chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi lớn về nội dung thì không hiểu được hiện tượng Donald Trump. Ông ấy là người rất hiểu tình thế chính trị của nước Mỹ. Chính thu nhập quá cao của giới tư bản tài chính và công nghệ ở Mỹ đã làm khoảng cách giàu nghèo trở nên quá lớn, làm cho 1% giới siêu giàu chiếm giữ 50% giá trị tài sản nước Mỹ.
 
Thực tế ấy làm người lao động Mỹ hiểu ra rằng, nếu như chủ nghĩa tư bản cổ điển được đại diện bởi những người có vốn lớn, thì chủ nghĩa tư bản hiện đại được đại diện bởi tầng lớp tinh hoa về mặt học vấn (đâu đó người ta đã gọi đấy là tầng lớp Davos). Tầng lớp Davos của nước Mỹ bỏ rơi một chuỗi rất dài người lao động từ tầng lớp trung lưu lớp dưới xuống đến tầng lớp cần lao. Người lao động Mỹ đã chán đến tận cổ tầng lớp Davos, phương pháp Davos.

Do đó, điều kiện để hoạt động chính trị thành công ở giai đoạn này chính là chọn khúc nào trong toàn bộ cái phổ giai cấp vô sản dài như vậy làm lực lượng chính trị của mình. Donald Trump đã thành công bằng sựa lựa chọn tầng lớp trung lưu cấp thấp.  Ông ấy biết chọn yếu tố quan trọng nhất trong cấu thành động cơ chính trị của tầng lớp này là việc làm.

Chính vì vậy mà một trong những ưu tiên hàng đầu trong  các chính sách của Trump là việc làm cho người Mỹ, gọi các nhà đầu tư Mỹ quay trở lại đất nước của mình. Và cũng chính vì kêu gọi xúc tiến việc làm mà Trump buộc phải có thái độ đối với các nền kinh tế có tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ. Điều đó lý giải tại sao Trump lại có thái độ gay gắt với châu Âu (gọi châu Âu là đối thủ), với NATO… và nhiều đối tác khác, kể cả các đồng minh truyền thống.

Trump là một nhà chính trị thông minh, biết tìm kiếm, tập hợp các lực lượng của mình, và biết chọn các vấn đề cơ bản để thiết lập lại một tình trạng chính trị có lợi cho mình và hơn nữa là chọn một thái độ quốc tế phù hợp.  Trump hiểu rằng phải khôi phục lại trật tự xã hội, khôi phục lại nền kinh tế Mỹ, khắc phục tình trạng các quá trình sản xuất, dòng tiền vốn, dòng công nghệ bị đưa ra bên ngoài và sửa chữa lại cả những quan hệ thương mại gây thua thiệt cho nước Mỹ, nếu không nước Mỹ sẽ trở nên bị động, phụ thuộc và sẽ tan rã.

Đứng trên lập trường lợi ích cụ thể của nước Mỹ ông ấy không thấy tính đồng minh của châu Âu. Châu Âu từng là đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng bây giờ không còn là đồng minh của Mỹ trong sự phát triển hòa bình. Cộng đồng châu Âu chỉ có giá trị vào thời kỳ nước Mỹ đối đầu với Liên Xô, lúc mà nước Mỹ cần các đồng minh quân sự, mà thật ra thì người ta cũng không biết là thời kỳ ấy Mỹ cần châu Âu hay chính châu Âu cần Mỹ.

Còn việc hình thành cộng đồng châu Âu, mở rộng NATO là việc của châu Âu, không phải việc của nước Mỹ. Trump đã nhìn ra tính bấp bênh, tính “trẻ con” của giới chính trị Mỹ ở các nhiệm kỳ từ Tổng thống Obama trở về trước, khiến cho nước Mỹ bị lôi kéo vào những việc không mang lại lợi ích thực sự cho người Mỹ.


Tất cả những người tài hoa đều “quá trớn”

Nhưng có vẻ như trong khi hành động Donald Trump cũng có những lúc bị đánh giá là nóng vội, chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm. Cuộc gặp thượng đỉnh với Putin tại Hensinki là một ví dụ. Ông đánh giá thế nào về mặt này?

-Về mặt tính cách thì Trump là một người “liều”, một người dễ “quá trớn” trong phong cách. Đoạn “quá trớn” của Trump từ lý trí đến sự liều lĩnh khá xa, vượt quá sức tưởng tượng của những người có kinh nghiệm chính trị trên thế giới. Khi thấy ông ấy trượt ra khỏi các ngưỡng truyền thống quá xa như vậy thì nước Mỹ lo lắng, châu Âu lo lắng, Nga lo lắng và Trung Quốc cũng lo lắng.

Donald Trump hiện nay là điểm tập trung sự quan trắc đầy lo lắng của tất cả các lực lượng trên thế giới. Nếu để ý các anh sẽ thấy cách ông ấy xử lý sự “quá trớn” của mình trong vấn đề quan hệ Mỹ-Nga cũng vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tất cả giới chính trị  và giới nghiên cứu thế giới. Đôi khi tôi cũng phải thả cho mình lo lắng theo để tưởng tượng xem năng lực khiến thế giới lo lắng của Trump đến mức độ nào và tôi thấy ông ấy rất đáng nể.

Theo ông, sự “quá trớn” đấy có phải là điểm yếu của Trump không?

-Tất cả những người tài hoa đều “quá trớn”! Anh cứ nghĩ mà xem, các bài thơ hay nhất đều “quá trớn”, các bức vẽ vĩ đại nhất đều “quá trớn”, cả các giải pháp chính trị ngoạn mục cũng có sự “quá trớn”. Ví dụ, tôi có xem một bộ phim của Nga mô tả cảnh tướng Zhukov chỉ huy trận đánh giải phóng Stalingrad. Họ thống nhất với nhau khi nào phía Đức bắn đại bác thì ông ấy mới phát lệnh phản công, nhưng đến giờ hành động mà người Đức vẫn không bắn, Zhukov toát mồ hôi và đến phút cuối cùng ông ấy nói “thôi đành liều cho số phận” và ra lệnh tấn công.

Xử lý “quá trớn” là tài hoa của tất cả những người sáng tạo, kể cả sáng tạo chính trị. Phần nghệ sĩ trong sự nghiệp chính trị của Trump chính là phần “quá trớn” của ông ấy.
 
Bây giờ nghiên cứu chính trị hiện đại là phải nghiên cứu cả những đoạn mà các nhà chính trị vượt ra khỏi các giới hạn thông thường. Năm 1987 khi tôi rời nhà nước để lập công ty, mọi người đều ngạc nhiên và nghĩ rằng rôi sẽ không tồn tại được, kể cả thầy của tôi là giáo sư Đặng Hữu, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ngạc nhiên, thế mà bây giờ chúng tôi có một mức thu nhập tiên tiến hàng đầu Việt Nam. Đoạn trượt ra khỏi khả năng ước lượng của thiên hạ chính là phần lãng mạn của cả nhà kinh doanh lẫn nhà chính trị.

Có lẽ Donald Trump trong kinh doanh cũng lãng mạn và liều một cách rất tự tin như trong các kế sách chính trị của ông ấy, phần lãng mạn thể hiện sự sáng tạo và tự do của ông ấy. Tôi không tin Trump trở thành nhà chính trị độc tài, Trump có cái liều lĩnh của kẻ tự do chứ không phải là một kẻ độc tài.

Nguyễn Trần Bạt (sinh năm 1946 ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả, nhà sáng lập Invest Consult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới năm 1987). Hiện ông đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này. Ông Bạt đã được nêu danh trong các cuốn sách Barons "Who’s Who in Vietnam”, “Who’s Who in Asia Pacific”, “Who’s Who in the World” và “The Global 500 Leaders for the New Century” như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.