Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

TRUE MILK VÀ NHỮNG KẾ HOẠCH SIÊU KHỦNG

(NTD) - TH True Milk công bố những kế hoạch siêu “khủng” vốn của cổ đông TH True Milk đã bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng.
 
                                                                          

                               Bà Thái Hương, Tổng Giám đốc TH True Milk

Lời hứa “bom xịt”

CTCP Thực Phẩm Sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacA Bank). TH True Milk và BacA Bank kết nối với nhau bằng những lãnh đạo cao cấp, nổi bật nhất là bà Thái Hương.
 
Sản phẩm chủ đạo của CTCP Thực phẩm Sữa gồm sữa tươi, sữa tiệt trùng mang nhãn hiệu TH True Milk). Vào năm 2010, các sản phẩm TH True Milk được truyền thông quảng cáo rộng rãi. Bản thân bà Thái Hương cũng nhiều lần “đăng đàn” chia sẻ ước mơ TH True Milk là “sớm vươn lên tầm cao mới và thực hiện nhiều sứ mệnh cao cả”.

Tập đoàn TH được kỳ vọng trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có sữa tươi, thịt, rau củ quả sạch, thủy hải sản… đạt chất lượng quốc tế.

Năm 2012, 2 năm sau khi những sản phẩm TH True Milk đầu tiên ra mắt, bà Thái Hương gây “sốc” và khiến báo chí tốn nhiều giấy mực khi tin rằng, đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số 3.700 tỷ đồng. Khi đó TH Milk sẽ chiếm tới 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam.

Thông tin này khiến những người am hiểu ngành sữa cho rằng bà Thái Hương “chém gió” hoặc “siêu nổ” vì tại thời điểm đó, Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) vẫn đang dẫn đầu thị trường sữa tươi với thị phần khoảng trên 40%. Vậy nếu TH True Milk đạt mốc 50%, công ty này sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 về sữa tươi.

Thế nhưng, các số liệu tài chính mà phóng viên Báo Người Tiêu Dùng có được cho thấy lời hứa của bà Thái Hương đã trở thành “bom xịt”. Trong năm 2015, doanh thu của TH True Milk chỉ đạt 2.674 tỷ đồng, bằng 72% con số kỳ vọng của bà Thái Hương. Vì vậy, năm 2015, TH True Milk chỉ kiếm được gần 58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Điều đó có nghĩa 1 đồng vốn của TH True Milk chỉ mang về cho công ty 0,015 đồng lợi nhuận.

Trong khi đó, vào năm 2015, doanh thu của công ty mẹ Vinamilk lên tới 38.010 tỷ đồng, cao gấp 14 lần doanh thu của công ty mẹ TH True Milk. Vì thế, lời hứa thị phần của bà Thái Hương đã trở thành “bom xịt”.

Ngàn tỷ đồng vốn bị “thổi bay”

Dù lới hứa thị phần năm 2015 của bà Thái Hương trở thành “bom xịt” nhưng TH True Milk liên tục công bố những kế hoạch siêu “khủng” như đầu tư thêm trang trại, mở rộng thị trường ra nước ngoài… Những thông tin đó khiến dư luận tin vào “sức khỏe” của ông lớn ngành sữa.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Cho đến năm 2016, TH True Milk bị âm vốn sở hữu nặng nề.

Theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH, tại thời điểm cuối năm, vốn chủ sở hữu của TH chỉ là 2.385 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn cổ phần của công ty này lên tới 3.800 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, vốn sở hữu của TH đã “âm” tới 1.415 tỷ đồng, tương ứng 37% vốn góp của cổ đông.

Trước đó, tại thời điểm đầu năm 2016, vốn chủ sở hữu của TH còn “bốc hơi” tới 1.603 tỷ đồng. Nhưng may mắn trong năm 2016, công ty lãi hơn 130 tỷ đồng nên khoản âm vốn chủ sở hữu được kiềm chế lại.

Cùng với nguồn vốn, tổng tài sản cũng hao hụt mạnh. Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của TH đạt 10.006 tỷ đồng, giảm 401 tỷ đồng, tương ứng 3,9% so với thời điểm đầu năm.

Vốn góp cổ đông tại TH True Milk có thể còn hao hụt nhiều hơn nếu tính chung cả hoạt động của công ty mẹ và các công ty con.

Được quảng cáo rầm rộ nhưng TH True Milk khiến dư luận bất ngờ khi thua lỗ nặng nề nhiều năm, công ty cũng có mức lãi vay “khủng” gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp.

Trả lương lãnh đạo bạc tỷ

Mặc dù ngập trong thua lỗ nhưng TH True Milk lại rất rộng tay với dàn lãnh đạo. Mặc dù thù lao đang có xu hướng giảm nhưng vẫn là con số cao ngất ngưởng.

Cụ thể, trong năm 2014, dù phải gánh khoản lỗ lũy kế lên đến 1.650 tỷ đồng nhưng TH True Milk vẫn chi gần 12 tỷ đồng cho ban giám đốc. Bình quân, mỗi thành viên ban giám đốc được trả tới 3 tỷ đồng/người/năm, tương đương 250 triệu đồng/người/tháng.

Sang năm 2015, quỹ thù lao cho dàn sếp này giảm sâu xuống gần 8,6 tỷ đồng. Dù vậy, thu nhập bình quân của mỗi sếp vẫn lên tới 2,15 tỷ đồng/người/năm, tương đương 179 triệu đồng/người/tháng.

2016 là năm kém may mắn của ban giám đốc khi tổng lương thưởng dành cho các sếp giảm xuống chỉ còn 4,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trung bình, mỗi sếp nhận hơn 1 tỷ đồng/năm, tương đương 85 triệu đồng/ người/tháng.

Bảo Linh

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét