Quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ không phải sự hưởng thụ vật chất
...Vất một điếu thuốc xuống sàn chỉ mất 1 giây, nhưng để nhặt nó lên phải mất 100 năm...
Sự giàu có của một người không nằm ở vật chất mà được thể hiện thông qua nội tâm của họ
Phú
chỉ là sự sở hữu của vật chất, nếu không có tinh thần cao quý, thì sẽ không bao
giờ có thể trở thành quý tộc. Giáo sư Trịnh Cường của Đại học Chiết Giang Trung
Quốc nói rằng: “Người dân chúng ta thì có hai người trên xe buýt
thôi mà vẫn chen lấn nhau. Tương lai cho dù Trung Quốc phát triển rồi, bạn hãy
nhìn những người giàu lái xe hơi sang trọng xem, họ khạc nhổ, vứt rác qua cửa
kính ô tô, bạn sẽ biết ngay Trung Quốc có giàu có hơn nữa cũng không có lớn
mạnh”.
Sự giàu có về vật chất không thể chạm đến sự
cao quý của tinh thần
Cao quý không phải là các xa xỉ phẩm của hình thức bên ngoài, cao quý bắt nguồn từ sự gánh vác bản tính thiện lương của nội tâm. Sự giàu có về tiền bạc không bao giờ bù đắp được sự nghèo nàn về tinh thần. Sự giàu có đầy đủ về mặt vật chất cũng không thể sánh ngang sự cao quý của tinh thần. “Phú” có thể là một chữ số, nhưng nội dung bên trong của “quý” sâu sắc hơn, là tinh thần nội tâm phong phú mà tiền bạc không bao giờ có thể cân bằng được..
Một người có tâm hồn cao quý thì trong từng cử chỉ hành động nhỏ cũng thể
hiện ra được phẩm chất tao nhã. Một xã hội có đạo đức cao quý thì từ đường phố
rộng lớn cho đến các ngõ hẻm đều lộ rõ sự ấm áp hài hòa. Một dân tộc có khí chất
cao quý nhất định là dân tộc khiến mọi dân tộc trên thế giới tôn sùng kính trọng.
Cao quý là tấm lòng đầy hào khí và thương cảm đối với những người nghèo khó trong thiên hạ. Cao quý là tráng chí và ý chí dám đảm đương nỗi lo của nước nhà dẫu cho địa vị thấp kém. Cao quý là tinh thần trách nhiệm ‘lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ’
Và sự giàu có về tinh thần chính là cơ sở tốt nhất để dưỡng thành tính cách cao quý ấy. Lấy cao quý làm cái đẹp, tạo ra bầu không khí hài hòa một cách hoàn toàn tự nhiên, nâng cao tố chất của chúng ta một cách âm thầm bình lặng. Lấy cao quý làm tôn kính, trong lúc sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cũng được nâng tầm lên một cảnh giới khác.
Theo soundofhope.org
Năm 1987 tôi có vào Sài gòn công tác, cũng là Việt Nam nhưng Sài Gòn dạo đó tạo cho tôi những cảm xúc choáng ngợp và kinh ngạc, không phải vì Sài Gòn giàu có, cái mà tôi choáng ngợp chính là sự văn minh, lịch thiệp và tử tế của người dân Sài Gòn.
Sự giàu có của một người không nằm ở vật chất mà được thể hiện thông qua nội tâm của họ
“Phú nhị đại” (thế hệ con nhà giàu thứ hai) ở Trung Quốc gần
như là một từ châm biếm, trong mắt không xem ai ra gì, ngang ngược không nể sợ
điều gì. Bởi người giàu ở Trung Quốc phần lớn đều bắt đầu giàu lên từ sau khi
cải cách và mở cửa, tiền của tích lũy được cũng chỉ mới có 30 năm mà thôi.
Tại nước Đức, một thanh niên mù
với chú chó dẫn đường đi đến trạm xe buýt. Đến nơi, tất cả mọi
người không ai bảo ai, tự động nhanh chóng bước ra sau nhường một
khoảng không gian cho anh thanh niên mù, một người phụ nữ kéo đứa con trai đang
ngồi của mình đứng dậy. Chú chó dẫn chủ nhân của mình ngồi vào chỗ, tất cả
những điều này diễn ra, anh thanh niên mù đều không hay biết.
Tại một nhà hàng nổi tiếng ở Los Angeles,
mỗi người khi gọi cà phê sẽ đều gọi thêm một ly, nhân viên phục vụ sẽ dán cái
phiếu ghi ly gọi thêm đó lên trên tường, những điều này hầu như đã trở thành
quy tắc thường lệ. Đến khi có những người ăn mặc hoàn toàn không cân xứng với
không khí sang trọng của tiệm cà phê mà bước vào trong tiệm, chỉ cần nói cà phê
trên tường, là nhân viên phục vụ sẽ cung kính bưng ra một ly cà phê thơm ngon.
Sau khi uống xong cũng không cần trả tiền, nhân viên phục vụ chỉ xé cái phiếu
trên tường xuống là xong. Đây là một hình thức thể hiện sự tôn trọng của
người dân nơi đây đối với những người nghèo. Người nghèo không cần cúi người
khom lưng hạ thấp sự tôn nghiêm, mà vẫn có thể được thưởng thức những ly cà phê
thơm ngon nóng hổi.
Quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ
không phải sự hưởng thụ vật chất
Cao quý hay không, thì khoảng cách của tiền
bạc, kinh tế không thể nào quyết định được, nó là nằm ở bản tính của con người.
Phàm là một quý ông quý tộc thực thụ, họ đều xem thường đồng tiền… Người Anh
cho rằng một quý ông quý tộc thực thụ là một người cao quý thực sự, chính trực,
không thiên vị, không sợ gian khó, thậm chí có thể vì người khác mà hy sinh
chính mình. Anh ta không chỉ là một người có danh dự, mà còn là một người có
lương tri”.
Toàn bộ tài sản của Bill Gates đều quyên
tặng cho xã hội, trên người con gái ông không có một món đồ hàng hiệu nào nổi
bật, không lái siêu xe thể thao, không đeo túi xách đắt tiền, cũng không trang
điểm lộng lẫy.
Các nhà tỷ phú Trung Quốc đua nhau cho con
vào học ở trường học quý tộc nước Anh, đến đây họ mới biết rằng cho
dù là trường học tốt nhất, cuộc sống ở trường này còn gian khổ hơn cả
trường bình dân. Họ sẽ không hiểu được rằng, quý tộc là một trạng thái tinh
thần chứ không phải là sự hưởng thụ vật chất.
Vậy nên, phải thừa nhận
rằng: “Tinh thần quý tộc mà người Phương Tây tôn sùng không phải là
tinh thần của nhà giàu mới nổi, nó không đối lập với tinh thần bình dân, không
có nghĩa là sống cuộc sống giàu có sang trọng. Nó dùng hàng loạt các giá trị
danh dự, trách nhiệm, dũng cảm, tự kỷ luật để làm tinh thần đi đầu của cái cốt
lõi. Quý tộc chân chính nhất định phải có khả năng tự kiểm soát, nhất định có
sức mạnh tinh thần lớn mạnh, mà loại sức mạnh tinh thần này cần được nuôi dưỡng
từ khi còn nhỏ”.
Cao quý không phải là các xa xỉ phẩm của hình thức bên ngoài, cao quý bắt nguồn từ sự gánh vác bản tính thiện lương của nội tâm. Sự giàu có về tiền bạc không bao giờ bù đắp được sự nghèo nàn về tinh thần. Sự giàu có đầy đủ về mặt vật chất cũng không thể sánh ngang sự cao quý của tinh thần. “Phú” có thể là một chữ số, nhưng nội dung bên trong của “quý” sâu sắc hơn, là tinh thần nội tâm phong phú mà tiền bạc không bao giờ có thể cân bằng được..
Phú mà không quý là giàu mà không sang chỉ có thể là trọc phú. Bạn có thể trở nên giàu có chỉ trong một đêm, nhưng khí chất cao quý thì lại phải mất đến ba đời để nuôi dưỡng. Ngày nay chúng ta dường như không thiếu những nhà giàu có địa chủ, nhưng chúng ta lại thiếu những quý tộc.
Năm 1987 tôi có vào Sài gòn công tác, cũng là Việt Nam nhưng Sài Gòn dạo đó tạo cho tôi những cảm xúc choáng ngợp và kinh ngạc, không phải vì Sài Gòn giàu có, cái mà tôi choáng ngợp chính là sự văn minh, lịch thiệp và tử tế của người dân Sài Gòn.
Nhìn cảnh Sài Gòn những năm tám mươi thế kỷ trước cũng rất trật tự yên bình thế này thì có khác gì Nhật Bản, Thái Lan..
Trái ngược với dân Hà Nội, người Sài Gòn rất tử tế và thật lòng, mỗi lần đi chơi không biết đường về, khi hỏi đường, mọi người dường như không nề hà, chỉ bảo ân cần, nếu họ không biết, họ hỏi người khác rồi tận tình hướng dẫn cho chúng tôi. Người Sài Gòn niềm nở dễ mến, ào ào nhưng nhân hậu và thật lòng.
Trái ngược với dân Hà Nội, người Sài Gòn rất tử tế và thật lòng, mỗi lần đi chơi không biết đường về, khi hỏi đường, mọi người dường như không nề hà, chỉ bảo ân cần, nếu họ không biết, họ hỏi người khác rồi tận tình hướng dẫn cho chúng tôi. Người Sài Gòn niềm nở dễ mến, ào ào nhưng nhân hậu và thật lòng.