Năm
cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump
“Phởn chí” nên chủ
quan, giờ ráo riết sửa sai lầm chiến lược
Sau khi Liên Xô tan rã,
nước Mỹ "phởn chí" khi không còn đối thủ ngang tầm. Trong khi đó,
Trung Quốc âm thầm, quyết liệt thực thi cải cách mở cửa về kinh tế, xây dựng
nội lực bên trong, cố gắng tránh gây bất hòa hoặc đối đầu với Mỹ khi không cần
thiết. Nhờ chiến lược "Thao quang dưỡng hối", hiện đại hoá đúng đắn,
cách làm bài bản, có sự chỉ huy, thống nhất và tập trung cao độ, lại tận dụng
được lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ
nên họ đã lớn mạnh vượt bậc chỉ trong thời gian rất ngắn.
Dưới góc nhìn của Tổng thống Donald Trump và Chính quyền mới ở
Mỹ, sự vươn lên của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc thiết lập một hệ thống
riêng không khác gì cách thức Mỹ từng làm trước đây khi Chiến tranh Thế giới
thứ hai kết thúc để xác lập và củng cố vị trí siêu cường lâu dài sau đó.
|
Cuộc chiến thứ tư: Duy
trì địa vị siêu cường số một thế giới của Mỹ
Theo tư duy và cách làm
thông thường, một quốc gia duy trì ngôi vị hàng đầu của mình bằng cách thực
hiện hai bước song song: Củng cố sức mạnh quốc gia tổng hợp của mình, đồng thời
chặn bước tiến và tạo khoảng cách xa nhất có thể với địch thủ bám ngay sát. Và
nước Mỹ không phải là ngoại lệ.
Lịch sử của Mỹ từ khi lập
quốc ngày 4/7/1776 đến nay là lịch sử bành trướng, và vươn lên không ngừng, từ
một liên bang lỏng lẻo gồm 13 bang ban đầu vốn dĩ là thuộc địa của Anh quốc
thành một nhà nước liên bang hợp chủng quốc hùng mạnh nhất thế giới với 50 bang
như hiện nay. Lịch sử Mỹ cũng là lịch sử đấu tranh và triệt hạ không khoan
nhượng bất kỳ địch thủ thủ nào tìm cách thách thức vị trí số một của Mỹ.
Chỉ sau khoảng 100 năm
lập quốc, đến đầu những năn 1870, sau khi kết thúc nội chiến Bắc Nam
(1861-1865) Mỹ đã thay Anh trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, rồi trở
thành siêu cường số một thế giới khoảng 70 năm sau đó, sau khi kết thúc Chiến
tranh thế giới thứ hai năm 1945. Trong khi hầu hết các cường quốc khác bị suy yếu
và tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh thì Mỹ ra khỏi thế chiến 2 với vị thế
đặc biệt của người chiến thắng, với sức mạnh vượt trội so với bất kỳ cường quốc
nào khác.
Trong khoảng thời gian 5
năm hậu chiến, GDP của Mỹ luôn chiếm tới 1/2 GDP của cả thế giới, Mỹ cũng là
quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử, còn đồng USD thì "hất
cẳng" đồng bảng Anh, trở thành đồng tiền thanh toán, lưu trữ chủ chốt của
thế giới.
Với vị thế áp đảo như
vậy, Mỹ dễ dàng "vẽ" trật tự của Phương tây và phần nào đó là trật tự
thế giới hòng thao túng theo ý đồ của mình: Về quân sự, Mỹ lập ra khối quân sự
Bắc Đại Tây Dương; về thương mại Mỹ sử dụng ảnh hưởng để lập Hiệp định Thuế
quan và Thương mại (GATT), tổ chức tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới
WTO sau này; còn về tài chính, Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập
ra các thiết chế tài chính có ảnh hưởng đến tận bây giờ như: Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát
triển IBRD, Công ty Tài chính Quốc tế IFC... Mục đích tối thượng là duy trì địa
vị cường quốc số một thế giới và thiết lập một trật tự toàn cầu bao trùm hầu
khắp các lĩnh vực theo luật chơi do Mỹ đặt ra.
Trong 45 năm sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, các hệ thống quốc tế do Mỹ "cầm trịch"
đã vận hành tương đối hiệu quả, giúp Mỹ "đánh bại" - dù hết sức khó
khăn - được địch thủ cạnh tranh về quân sự, chiến lược và ý thức hệ là Liên Xô,
khiến không chỉ Liên Xô, mà hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu cùng lúc bị tan
rã.
Về mặt kinh tế, với Thỏa
ước Plaza (Plaza Accord Agreement) ký ngày 22/9/1985 tại New York để giải quyết
"chiến tranh tiền tệ" giữa năm cường quốc Phương tây, mà thực chất là
nhằm vào Nhật Bản, buộc nước này phải tăng giá đồng Yên so với đồng USD và các
ngoại tệ chủ chốt khác. Thỏa ước Plaza là đòn độc, đòn "tước vũ khí"
quyết định khiến Nhật không thể dùng chiến thuật dumping (giảm giá), cạnh tranh
không lành mạnh nhờ hỗ trợ của chính phủ để đánh bại các công ty Mỹ. Và cũng từ
đây bong bóng bất động sản Nhật bị bể, kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ suốt
từ đầu những năm 1990 đến nay và từ đó trở đi Nhật không bao giờ trở thành mối
đe dọa về kinh tế với Mỹ nữa.
Tuy nhiên, từ đầu những
năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã thì nước Mỹ bước vào tình trạng "phởn
chí" khi không còn đối thủ ngang tầm. Học giả Mỹ nổi tiếng Francis
Fukayama thậm chí còn xuất bản cuốn sách "Sự cáo chung của Lịch sử"
(The End of History and the Last Man), với tuyên bố ngạo mạn về "Chiến
thắng của nền dân chủ tự do" đứng đầu là Mỹ trước các "chính thể
chuyên quyền". Tiếp đó là các sai lầm chiến lược nối tiếp sai lầm khi Mỹ
sử dụng lực lượng quân sự quy mô lớn tiến hành cùng lúc cuộc chiến chống khủng
bố hao người tốn của và không lối thoát sau vụ khủng bố 11/9/2001 - với phí tổn
khoảng 4000 tỷ USD và hàng chục ngàn sinh mạng - trên hai mặt trận là Iraq và
Afghanistan.
Trong khi đó, trên một
mặt trận khác, Trung Quốc thực hiện một chiến lược âm thầm, nhưng hết sức quyết
liệt là thực thi cải cách mở cửa về kinh tế, xây dựng nội lực bên trong, cố
gắng tránh, tìm cách không gây bất hòa hoặc đối đầu với Mỹ khi không cần thiết.
Nhờ chiến lược "Thao quang dưỡng hối", hiện đại hoá đúng đắn, cách
làm bài bản, có sự chỉ huy, thống nhất và tập trung cao độ, lại tận dụng được
lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ nên
Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc chỉ trong thời gian rất ngắn.
Trong giai đoạn kéo dài
25 năm từ 1990-2014, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% năm,
vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 2010. Trong giai
đoạn 2004-2016 GDP của Trung Quốc tăng trưởng tới 4 lần từ 2.500 lên 10.000 tỷ
USD và đuổi sát Mỹ.
Đến trước giai đoạn Tổng
thống Donald Trump lên nắm quyền 1/1/2017, nếu như tốc độ phát triển kinh tế
của Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì như thời gian trước đó thì theo dự báo của WB
và IMF, chỉ đến năm 2025 hoặc cùng lắm là 2030 Trung Quốc sẽ vươn lên thay thế
Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Không chỉ phát triển về
chất, mà Trung Quốc còn tập trung phát triển về lượng, hướng đến các tiêu chí
quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia thông minh, xây dựng lối sống, cách
hành xử văn minh của người dân theo những tiêu chuẩn cao nhất của thế
giới.
Nhờ sự lớn mạnh vê kinh
tế, sự phát triển về khoa học kỹ thuật vượt bậc, Trung Quốc cũng mạnh dạn, tự
tin và quyết đoán trong chi tiêu quốc phòng, trong hành xử với láng giềng và
trong quan hệ quốc tế cho phù hợp với vị thế mới của mình.
Đáng chú ý là Trung Quốc
thực hiện cùng lúc hai chiến lược lớn, đầy tham vọng là trở thành cường quốc số
một thế giới về công nghệ vào năm 2025 và chiến lược Vành đai, Con đường (BRI)
nhằm tạo ra một hệ thống riêng, trong đó Trung Quốc có vai trò chi phối. Chiến
lược Vành đai, Con đường nếu được thực thi đầy đủ sẽ giúp thúc đẩy 6 kết nối
chặt chẽ về đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt, kết nối về mạng lưới
viễn thông, kết nối về dịch vụ tài chính giữa Trung Quốc và khoảng 80 quốc gia
trên thế giới, kéo dài từ Bắc Á quá Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi,
một phần Tây và Đông Âu, Nga và Trung Á, những nước chiếm khoảng 1/2 dân số,
1/3 tổng GDP và 1/4 tổng thương mại thế giới. Cùng với BRI, Trung Quốc liên
tiếp cho ra đời Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) củng cố và mở
rộng vai trò của Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO, Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc và Nam Phi...
Dưới góc nhìn của Tổng
thống Donald Trump và Chính quyền mới ở Mỹ, sự vươn lên của Trung Quốc và cách
thức Trung Quốc thiết lập một hệ thống riêng không khác gì cách thức Mỹ từng
làm trước đây khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc để xác lập và củng cố
vị trí siêu cường lâu dài sau đó. Và đây là điều không thể chấp nhận được với
Trump cũng như bất kỳ chính quyền nào của Mỹ trước đó.
Tuy nhiên, trong khi các
vị Tổng thống tiền nhiệm hoặc né tránh, hoặc không có một chiến lược rõ ràng
rồi sau đó đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời thì chiến lược của Trump lại
hết sức rõ ràng với hai bước song song: (i) Đối đầu trực diện, tìm cách làm suy
yếu đối phương về mọi mặt; và (ii) “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make
America Great Again) thông qua việc kiên trì thực hiện khẩu hiệu tranh cử “Nước
Mỹ trên hết” (America First).
Thực chất của chiến lược
này là tạo khoảng cách “an toàn” giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng đang bám ngay sát
nách, khiến đối thủ không đủ sức mạnh và khả năng để tranh chấp hay thách thức
vị trí số một của Mỹ một cách hiệu quả.
Còn
tiếp……
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét