Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

LẠI NÓI VỀ NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG

Nhà hát Giao hưởng 1.000 tỷ ở Vĩnh Phúc đóng cửa vì không ai đến xem và cảnh khó tin trong Nhà hát 117  tỷ ở huyện Đan Phượng ngoại thành Hà Nội

1. Nhà hát Vĩnh Phúc  là một trong những nhà hát giao hưởng lớn nhất cả nước, hai năm qua nhà hát tổ chức được 15 sự kiện và hầu hết miễn phí.

Nằm giữa công viên quảng trường trung tâm thành phố Vĩnh Yên, Nhà hát Vĩnh Phúc có tổng diện tích 23.500 m2, tổng số vốn đầu tư 775 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2016. Tòa nhà nổi bật với kiến trúc đồ sộ gồm một tầng hầm, ba tầng nổi, mái hiên lớn đua ra trước đại sảnh.


               Nhà hát Vĩnh Phúc nằm trên quảng trường thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)
Theo đề án xây dựng, công trình Được thiết kế bởi kiến trúc sư Australia sẽ trở thành nhà hát Opera tầm cỡ khu vực, công trình có công năng tổ chức hòa nhạc giao hưởng, ballet, nhạc vũ kịch quốc tế, chiếu phim chất lượng cao đạt tiêu chuẩn như Trung tâm chiếu phim quốc gia. Nơi này còn là địa điểm hội nghị, hội thảo của tỉnh, khu vực và quốc tế.

Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân, nhà hát còn được xây dựng với mục đích tổ chức những chương trình nghệ thuật, hòa nhạc quy mô lớn, thu hút các đoàn nghệ thuật, khán giả từ Hà Nội,
Cách trung tâm Hà Nội 50 km, nhà hát Vĩnh Phúc là một trong những nhà hát giao hưởng có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay. Khán phòng chính T1 sức chứa 1.000 chỗ ngồi, sân khấu thiết kế hầm cho dàn nhạc giao hưởng, 6 phòng thay phục trang, hậu trường cho nghệ sĩ.

Hai khán phòng bên cạnh với 500 và 250 chỗ ngồi, hiện mới xây dựng phần cốt bê tông, đóng kín cửa từ năm 2015 và chưa dự kiến thời gian hoàn thiện.
Hơn hai năm đưa vào sử dụng, Nhà hát Vĩnh Phúc thường xuyên trong tình trạng tối đèn, đóng cửa. Điểm sáng đèn thường xuyên trong tòa nhà là quán cà phê ca nhạc ở sảnh T2 của Đoàn ca múa nhạc Vĩnh Phúc, đơn vị đang quản lý nhà hát. Những buổi ca nhạc nhẹ, mini show tổ chức định kỳ vào tối thứ bảy trên sân khấu rộng chừng 15 m2 của quán cà phê.

Ngoài việc tổ chức hoạt động âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật, nhà hát chủ yếu phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh, sự kiện quy mô lớn, từ 600 đến 1.000 người. Sự kiện vừa và nhỏ, quy mô dưới 600 người thường không được tổ chức tại đây do chi phí điện nước cao. Hiện, kinh phí vận hành nhà hát mỗi tháng khoảng 50 triệu từ ngân sách tỉnh.
Tổ chức sự kiện để bán vé rất khó vì tiền đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn thấp. Khán giả ở tỉnh chưa nhiều người bỏ tiền mua vé xem nghệ thuật. Khán giả từ Hà Nội chủ yếu khách mời của đơn vị tổ chức.

                Khán phòng T1 sức chứa 1.000 chỗ ngồi của Nhà hát Vĩnh Phúc. Ảnh: Tất Định
Để có kinh phí duy trì, nhà hát Vĩnh Phúc đã áp dụng thử nghiệm cho ba đơn vị thuê rạp thu về 70 triệu đồng. Chương trình bán vé duy nhất là buổi biểu diễn xiếc của Liên đoàn xiếc Việt Nam tháng 11/2017. Ban quản lý cho thuê địa điểm với giá 20.000.000 đồng/đêm và hỗ trợ bán vé, giá vé 100.000-200.000 đồng. Buổi biểu diễn thu hút được gần 200 khán giả. Đơn vị này đang đề xuất cho thuê hội trường, khán phòng, mặt bằng không gian chưa sử dụng để kinh doanh dịch vụ về văn hóa giải trí.

2. Cảnh khó tin trong nhà hát trăm tỷ ở Đan Phượng ngoại thành Hà Nội: Lãng phí vô độ

Nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) nằm trong khu Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện, công trình được thiết kế cao 5 tầng, với tổng diện tích sàn trên 7.000 m2, diện tích sử dụng đất hơn 10.500 m2, tổng mức đầu tư trên 117 tỷ đồng, với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện, thời gian thực hiện từ năm 2012-2014. Nhưng sau 6 năm, công trình vẫn dang dở vì chưa đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.

Nhà hát được xây dựng với quy mô hoành tráng, kiến trúc khá hiện đại. Bên ngoài được ốp lớp kính và đá đen bóng loáng, bên trong thiết kế hiện đại.

Với 40 phòng chức năng, muốn đi vào nhà hát phải lên khoảng 20 bậc thềm lát đá, trong khu biểu diễn là một hội trường rộng 700 ghế ngồi và một sàn diễn rộng tới hàng trăm mét vuông.


Thời điểm khởi công, huyện Đan Phượng dự kiến xây dựng nhà hát này trong 2 năm (2012-2014). Tuy nhiên, sau 2 năm thì dừng thi công do thiếu vốn, phải đến đầu năm 2016 mới cơ bản hoàn thành.

Công trình được kỳ vọng sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, trải qua 6 năm nhà hát vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức.


 


Công trình được kỳ vọng trở thành trung tâm văn hóa của huyện Đan Phượng và các huyện xung quanh như Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức

Trải qua 6 năm xây dựng, đến nay các hạng mục của nhà hát này cơ bản đã hoàn thành, nhưng vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức



Thật đáng lo: số phận nhà hát 1500 tỷ ở Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh  nếu phớt lờ dư luận mà triển khai xây dựng, tương lại cũng không tránh khỏi cảnh tượng này. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét