Năm cuộc 'đại
chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump
Năm “cuộc đại chiến” của
ông Trump
Tìm đọc nhiều tư liệu, nhưng tôi cũng kinh ngạc khi phát hiện dường như trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động và 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
Cần nhớ, trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ.
Vậy 5 cuộc chiến đó là gì?
Việc đề cử vị trí thẩm
phán thứ 9 Tòa án tối cao diễn ra ngay trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Cộng
hòa Trump và trùng hợp với thời điểm đảng Cộng hòa đang kiểm soát đa số (dù
mỏng manh) tại Thượng viện, đang giúp Trump lựa chọn người cùng quan điểm qua đó
ghi dấu ấn, tạo ảnh hưởng bảo thủ và góp phần định vị bản sắc của nước Mỹ trong
nhiều thập kỷ sau này. Tất nhiên, cần hiểu rõ đây không phải là những quan niệm
bảo thủ hay tự do mà ta và nhiều nước khác quan niệm, mà chủ yếu liên quan đến
các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ.
TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện
trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao.
Trong lịch sử thế giới
cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo
nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát
động 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
Khi nói đến tình hình thế
giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xa hơn một chút
là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ
thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu,
cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của
thế giới.
Cuộc đối đầu này sẽ kéo
dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như
Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc
chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.
Tỷ phú giàu nhất Trung
Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh
nước này rằng TQ và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại
Trung - Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, nghĩa là nhiều năm sau khi Trump không
còn là Tổng thống Mỹ nữa.
Ở một góc độ nào đó, việc
dư luận quan tâm đến khía cạnh thương mại và đối đầu chiến lược giữa hai cường
quốc này là đúng nhưng chưa đủ, vì nó mới chỉ phản ánh được một phần những
chuyển động lớn đang chi phối cục diện thế giới hết sức phức tạp hiện nay.
Tạm thời chưa bàn đến
chiến lược mới của TQ nhằm định vị lại vị thế quốc tế mới của mình, cũng như nỗ
lực xây dựng một trật tự và hệ thống quan hệ quốc tế mới, bài viết này chỉ tập
trung vào những chuyển động lớn từ Mỹ bắt đầu từ dưới thời Tổng thống Donald
Trump.
|
Trong các bài học lịch
sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến
thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì
một tổng thống nào của nước Mỹ. |
Rất khó để hiểu chính xác
Trump, ông muốn gì, sẽ làm gì, làm như thế nào và làm được đến đâu? Việc lãnh
đạo Trung Quốc không hiểu rõ, phán đoán sai, rồi có những bước đi khiến “cuộc
chiến thương mại” lúc đầu tưởng như chỉ bắt đầu từ những “xích mích” nhỏ, rồi
lan ra thành cuộc đối đầu kinh tế, thương mại toàn diện... cần xem là chuyện
“bình thường”.
Bởi ngay chính trong lòng
nước Mỹ, dù thích hay không thích nhưng có một thực tế là không chỉ các đối
thủ, mà ngay các đồng minh chính trị cũng không hiểu Tổng thống muốn gì. Còn
người dân và giới doanh nghiệp thì “thấp thỏm” chờ đợi các dòng “tweets” hàng
ngày của Tổng thống để phán đoán hành động tiếp theo. Chưa kể sự thể còn bị
“rối bung” khi hàng ngàn tờ báo từ cánh tả tới cánh hữu lao vào bình luận, mổ xẻ,
phân tích, rồi bút chiến nhằm dẫn dắt dư luận theo nhiều chiều hướng khác nhau
khiến thông tin “rối mù”.
Tất cả những cái đó rất
dễ dẫn dắt người đọc, dư luận sa vào các tiểu tiết, hoặc bỏ qua và không thể
nhìn thấy các chiều hướng chính sách, các chuyển động lớn sẽ chi phối nước Mỹ
và nền chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ tới, được khái quát thành “5 cuộc
đại chiến” của Trump.
Ở đây chưa bàn đến cái
hay - dở - đúng - sai của các cuộc chiến này. Nhưng đây là thực tế những gì
Trump đang làm và dù thích hay không thì nước Mỹ và thế giới cũng phải sống
chung, thích ứng chừng nào mà Donald Trump vẫn còn là Tổng thống Mỹ.Tìm đọc nhiều tư liệu, nhưng tôi cũng kinh ngạc khi phát hiện dường như trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động và 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
Cần nhớ, trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ.
Vậy 5 cuộc chiến đó là gì?
Cuộc
chiến thứ nhất: Cuộc chiến xác lập
“giá trị bảo thủ” và tìm cách đẩy lui các “giá trị tự do”:
Cuộc chiến này thể hiện
qua cuộc đấu quyết liệt giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ qua việc đề cử Thẩm
phán Brett Kavanaugh vào vị trí thẩm phán suốt đời tại Tòa án tối cao (Tối cao
Pháp viện Hoa Kỳ) gồm 9 người thay cho Thẩm phán Anthony Kennedy. Thẩm phán
Kennedy được Tổng thống Reagan bổ nhiệm năm 1987 và về hưu năm 2018 sau 31 năm
ở cương vị này.
Ảnh: CNBC |
Cuộc đối đầu này sẽ
kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm
như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác. |
Vị trí Thẩm phán Tối cao
Pháp viện là vị trí đầy quyền lực trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập
tại Mỹ, có quyền giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, sắc lệnh của
Tổng thống xem có vi hiến hay không, cho ý kiến về các vụ xét xử gây tranh cãi,
dư luận quan tâm thông qua hình thức bỏ phiếu.
Lấy ví dụ về sắc lệnh cấm
người Hồi giáo từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cư vào Mỹ khi Tổng thống Trump mới
lên cầm quyền. Khi đó Tối cao Pháp viện phải ra phán quyết đây là sắc lệnh
không vi hiến thì Sắc lệnh này của Tổng thống mới được thực thi.
Chỉ đơn cử một việc như
vậy đã giải thích tại sao cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa một bên thì kịch liệt
phản đối, còn bên kia thì ủng hộ bằng mọi giá ứng cử viên Thẩm phán Tối cao
Pháp viện thông qua cuộc Điều trần đang diễn ra và tiếp theo là màn bỏ phiếu
hết sức gay cấn ngay trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.
Và cũng cần nhắc lại là
các Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan, Bill Clinton, George Bush từng không thành
công lần đầu khi các ứng viên cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện của mình
không vượt qua được vòng điều trần hoặc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Cuộc
chiến thứ hai: Cuộc chiến chống lại
ngay chính đảng đề cử mình, mà ở đây là đảng Cộng hòa, để bảo vệ
những giá trị bảo thủ cốt lõi của những người Cộng hòa theo quan điểm của
Trump.
Đây là điều tưởng chừng
là nghịch lý, nhưng lại là thực tế. Lần ngược lại thời gian trước cuộc bỏ phiếu
Tổng thống Mỹ tháng 11/2016, Trump khi đó bị những lãnh đạo chủ chốt của Đảng
Cộng hòa xem là "đứa con hoang" (pariah), đi ngược dòng chủ lưu.
Nhưng trái với hầu hết
các dự báo, Trump - một người chưa hề có kinh nghiệm chính trường - lần lượt
đánh bại từng đối thủ một vốn là các nhân vật lãnh đạo gạo cội và “ngôi sao”
trong đảng Cộng hòa như Rand Paul, Mitch Romney, McGovern...
Thông thường trong chính
trị Mỹ “cuộc chiến nội bộ” kết thúc khi đã có phân định thắng thua. Tuy nhiên,
với Trump thì ngược lại. Với tỷ lệ ủng hộ lên tới 85% của các cử tri Cộng hòa,
Trump gần như không có các đối thủ nặng ký trong đảng, nên mạnh tay tấn công
các “cây đa, cây đề”, các thiết chế mà Trump xem là “trì trệ” trong đảng Cộng
hòa để xây dựng liên minh mới, thúc đẩy các ý tưởng bảo thủ và cải cách.
Còn các lãnh đạo Cộng hòa
trong khi tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của Trump để mở rộng uy tín của Đảng, thì
cũng đấu quyết liệt không kém với Trump trong nội bộ đảng để chống lại một số
cải cách mà họ xem là “nguy hại” cho nước Mỹ, tìm cách duy trì các thiết chế cũ
cũng như dòng tư tưởng chủ lưu. Tuy nhiên, đối với nhiều nghị sĩ thì việc duy
trì trật tự cũ còn là cách để họ tiếp tục duy trì ảnh hưởng và tiếp tục được
hưởng các “đặc quyền, đặc lợi”.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét