Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Về việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước

 16:30 | Thứ năm, 25/10/2018  0

Báo Người Đô Thị giới thiệu những phân tích về mô hình “nhất thể hóa”, với bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng (Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương) và cuộc trò chuyện với LS. Nguyễn Tiến Lập luật sư cấp cao của Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự.

 
Vừa qua có một số cách gọi khác nhau như “nhất thể hóa”, “hợp nhất”, “kiêm chức” hay “kiêm nhiệm”… tôi nghĩ là đều chưa chuẩn, mặc dù nhiều người đã viết các từ ấy trong ngoặc kép. 

 
Đảng và nhà nước về bản chất và chức năng là hai chứ không phải một. Đảng lãnh đạo bằng các giá trị, chứ không phải bằng quyền lực. Cần đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng theo hướng này. Còn nhà nước thì quản lý bằng pháp luật, bằng quyền lực được nhân dân ủy quyền. Đảng không phải là nhà nước. Và nhà nước là của dân chứ không phải riêng của đảng. Không thể nhà nước hóa đảng và cũng không thể đảng phái hóa nhà nước. Vì vậy đảng và nhà nước không thể nhập lại thành một, nên không thể nhất thể hóa hay sáp nhập.

Còn kiêm chức hay kiêm nhiệm thì cũng không phải vì hai chức danh đó ở hai tổ chức khác nhau, chứ không phải trong cùng một tổ chức, và cũng không thể việc này hay việc kia là chính, còn việc khác là thứ. Việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước thực ra đó là chuyện phân công một người làm hai nhiệm vụ, một nhiệm vụ bên đảng và một nhiệm vụ bên nhà nước.

Bộ máy gọn nhẹ

Một người làm hai nhiệm vụ với rất nhiều công việc quan trọng như vậy thì liệu có làm hết không, có khả thi không? Tất nhiên là có vất vả hơn, nhưng cả hai việc này đều nhằm một mục đích phục vụ nhân dân, miễn là nhân sự cụ thể có đủ nhân cách và năng lực để thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, lâu nay trên thực tế không ít việc cụ thể còn chồng chéo và trùng lắp giữa hai chức vụ này, một nguyên thủ quốc gia từ nước khác đến ta phải có mặt hai người để tiếp đón. Nay với cách phân công này sẽ gọn bớt bộ máy của hệ thống chính trị, thuận tiện cho sự kết hợp công việc của Đảng và Nhà nước trong đối nội và cả trong đối ngoại.

Tôi biết có những lo ngại về tập trung quyền lực vào một người như vậy liệu có dẫn đến xem nhẹ vai trò của tập thể, dễ lạm quyền, lộng quyền không? Đó là sự phân vân và câu hỏi phản biện cần thiết. Tôi không nghĩ cách phân công này sẽ làm cho vai trò lãnh đạo của tập thể bị xem nhẹ. Thử xem nếu tập thể ở đây là Bộ Chính trị thì vai trò lãnh đạo Nhà nước của Bộ Chính trị chẳng những không giảm đi mà thậm chí còn tăng hơn do có Tổng bí thư đồng thời trực tiếp làm Chủ tịch nước.

Mặt khác, tiếng nói của Chủ tịch nước trong Bộ Chính trị bây giờ cũng mạnh hơn. Vừa tốt cho mặt này và cả mặt kia, kể cả đối với Đảng và đối với Nhà nước. Còn vấn đề dân chủ nói chung ở nước ta thì đúng là còn nhiều mặt chưa tốt, phải thường xuyên nâng cao, phát huy, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, bắt đầu từ nhận thức, rồi đến cơ chế, thể chế. Đây là một vấn đề rất lớn, là giải pháp quan trọng bậc nhất cần được tập thể và cá nhân các vị lãnh đạo hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo việc đổi mới, cải cách để ngày càng tốt hơn, thực chất hơn.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 7.2015. Ảnh: TTXVN
Trở lại việc phân công nhân sự. Tôi thấy ở một số nước phát triển họ bố trí nhân sự lãnh đạo chủ chốt cấp quốc gia khối hành pháp chỉ có hai người, tổng thống và phó tổng thống, hoặc thủ tướng và phó thủ tướng, trong khi ở nước ta hiện nay nếu tính Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng và các Phó thủ tướng, rồi kể cả Tổng bí thư và Thường trực Ban Bí thư phần lớn công việc chỉ đạo thường xuyên cũng liên quan đến hành pháp, thì tổng số lên đến 10 người. Tuy nhiên, cũng không thể vì vậy mà bảo ta dân chủ hơn họ, còn họ thì dễ lạm quyền, lộng quyền hơn ta. Đó là chưa nói họ có nhiều mặt thậm chí còn tốt hơn ta vì họ đã có kinh nghiệm tổ chức nhà nước pháp quyền mấy trăm năm rồi mà ta rất nên nghiên cứu tham khảo với tinh thần thật sự cầu thị.

Trên thế giới đã và đang có nhiều nước áp dụng mô hình này, kể cả các nước ở gần và ở xa ta, kể cả nước nhỏ và nước lớn, kể cả nước tư bản chủ nghĩa và nước định hướng theo xã hội chủ nghĩa. Ta đã và đang thấy, có nhiều tổng thống hoặc thủ tướng hoặc chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu của đảng cầm quyền. Và ngay cả ở nước ta trước đây, lúc sinh thời, Bác Hồ vừa đứng đầu Nhà nước đồng thời đứng đầu Đảng.

Dân bầu trước Đảng bầu sau

Tất nhiên việc ủng hộ mô hình này là nói chung nhất, về mặt khoa học của công tác nhân sự, chứ không phải là một quy định cứng nhắc, máy móc bắt buộc lúc nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều phải nhất nhất như vậy, bởi vì nó phải được thực hiện thông qua bầu cử dân chủ, tất nhiên là theo pháp luật và điều lệ. Bí thư là do Đảng bầu ra, còn chủ tịch là do dân bầu (hoặc là tổ chức đại diện của họ bầu).

Cho nên, diễn đạt chặt chẽ là, giới thiệu Tổng bí thư hoặc bí thư để Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp xem xét bầu chủ tịch. Làm vậy không có gì là mất dân chủ, vì chẳng có cuộc bầu cử nào trên thế giới mà không có việc đề cử, giới thiệu ứng cử viên hoặc tự ứng cử.

Tất nhiên cách phân công nhân sự theo mô hình này chỉ mới là một việc cụ thể, dù là rất quan trọng, trong rất nhiều việc của quá trình đổi mới thể chế. Nhiều người tâm huyết với sự nghiệp chung của đất nước rất mong muốn ban lãnh đạo của đất nước, trước nhất là Đảng, sẽ tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, trong đó quan trọng nhất là đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Ví dụ, cho nghiên cứu, tích cực chuẩn bị về tư tưởng và khung pháp lý để khi có đủ điều kiện thì có thể tổ chức cho nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch nước và chủ tịch hội đồng nhân dân.

Việc bầu cử người vào các vị trí dân cử sẽ thực hiện thông qua thể chế có tranh cử thực chất và bình đẳng giữa các ứng cử viên. Sau khi trúng cử thì chủ tịch nước và chủ tịch các hội đồng nhân dân có quyền thật sự trong việc giới thiệu nhân sự thủ tướng và các chủ tịch ủy ban nhân dân để Quốc hội và hội đồng nhân dân xem xét phê chuẩn. Chủ tịch nước và chủ tịch hội đồng nhân dân có quyền đình chỉ và cách chức thủ tướng và chủ tịch ủy ban nhân dân khi các nhân sự ấy có các vi phạm nghiêm trọng.

Sau khi trúng cử chức danh đứng đầu Nhà nước và hội đồng nhân dân thì các nhân sự ấy sẽ được Đảng xem xét để bầu bí thư. Tức là việc bầu cử bí thư của Đảng sẽ thực hiện sau khi bầu cử chủ tịch (trước đó thì Đảng đã có giới thiệu nhân sự tham gia tranh cử chủ tịch). Các ý kiến vừa nêu là đề xuất một phương án, còn có thể có nhiều phương án khác, nên mở ra mà thảo luận để chọn phương án tối ưu cho đất nước, và cả cho Đảng nữa, không học theo nước ngoài nào một cách máy móc và cũng không bảo thủ, giáo điều. Làm việc đó chính là triển khai trên thực tế việc đổi mới thể chế.

Tổ chức Đảng có thẩm quyền cần chủ động tổ chức nghiên cứu các phương án, rồi lãnh đạo phát huy dân chủ để thảo luận và đi đến kết luận một cách dân chủ, khoa học, đó chính là lãnh đạo công cuộc đổi mới.

Dù áp dụng cách phân công này hay cách phân công khác (còn gọi là mô hình) thì điều đáng nói nhất trong công việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đảng cầm quyền vẫn là nhất thiết phải thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực bằng thể chế (chứ không phải cứ nhiều cán bộ chủ chốt trong bộ máy thì càng kiểm soát tốt). Thậm chí, nếu thể chế kém thì càng nhiều người, nhiều đầu mối càng khó kiểm soát, và vì vậy càng dễ lạm quyền, lộng quyền. Việc kiểm soát quyền lực thì đến nay nghị quyết của Đảng đã nói rồi, Tổng bí thư và Trưởng ban Tổ chức trung ương đã nói rồi, đó là việc rất cần thiết, nhưng các bước triển khai để thực hiện cụ thể thì còn chậm chạp, chưa tích cực.

Phân công theo mô hình nào mà không tổ chức tốt việc kiểm soát quyền lực thì đều dẫn đến lạm quyền, lộng quyền, bởi bản chất quyền lực luôn có mặt trái là vậy. Mà lạm quyền, lộng quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến tha hóa bộ máy, đó là một quy luật, không thể tránh khỏi, dù cho đảng cầm quyền và nhà nước ấy ban đầu có tốt đến bao nhiêu đi nữa. Một người đứng đầu tốt là hết sức quan trọng, nêu gương về nhân cách chính là một cách làm cho văn hóa thấm sâu để thành nền tảng, tuy nhiên vẫn là rất chưa đủ nếu không có một thể chế tốt về kiểm soát quyền lực và thúc đẩy sự phát triển năng lực của con người.

Kiểm soát quyền lực như thế nào? 

Phải kiểm soát quyền lực bằng quyền lực, trước nhất là quyền lực nhà nước, đồng thời là quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền và bằng các quy định khác về thực thi dân chủ, như quyền tham chính của dân, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí để thể hiện chủ kiến, phát huy công luận với vai trò mạnh mẽ của truyền thông và phát huy vai trò của các tổ chức dân sự trong việc nói lên tiếng nói của dân.

Trong đó, kiểm soát quyền lực bằng quyền lực là quan trọng nhất, vì người hoặc tổ chức không có quyền lực hoặc quyền lực ít thì khó (hoặc không thể) kiểm soát quyền lực của người hoặc tổ chức có quyền lực nhiều. Để thực hiện kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước thì việc phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp phải khoa học, theo hướng không chồng chéo mà có độc lập tương đối, không tập trung cao nhất cho một nhánh nào, mà hài hòa, cân đối, có kiểm soát chéo lẫn nhau.

Người dân chỉ có thể tham gia kiểm soát quyền lực khi họ được thể chế trao quyền và bảo vệ họ. Vấn đề tòa án hiến pháp, luật trưng cầu dân ý, cũng như một ủy ban giám sát (hay kiểm tra) do đại hội bầu ra là những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện khi các cơ sở khoa học đã được làm rõ.

Có ý kiến hỏi rằng, người nắm quyền hành cao như vậy cần hội đủ những tiêu chuẩn và điều kiện gì? Theo tôi, thứ nhất là cái tâm, hết lòng với sự nghiệp vì dân, vì nước; thứ hai là sự trong sạch, liêm khiết, gương mẫu về đạo đức và lối sống, được mọi người nể trọng; thứ ba là có quyết tâm đổi mới để phát triển dân tộc và đất nước, đủ năng lực lãnh đạo công việc; thứ tư là tự học không mệt mỏi để thường xuyên tiếp cận tinh hoa văn hóa và trí tuệ của dân tộc và nhân loại. 

Vũ Ngọc Hoàng

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

CHIẾN DỊCH " ĐẢ HỔ DIỆT RUỒI"...

Doanh nhân Trung Quốc chỉ ra: bốn nguyên nhân khiến chống tham nhũng tất yếu thất bại
Trong vòng 5 năm trở lại đây, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hừng hực khí thế chống tham nhũng gây chú ý trong nước và quốc tế. Thực tế, dù hiện nay vẫn tiếp tục có quan tham “ngã ngựa” nhưng dấu hiệu cho thấy có bước ngoặt kể từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ, cho thấy xu hướng chống tham nhũng đã lặng lẽ thay đổi. Có người trong giới kinh doanh quan hệ thân thiết với giới quan chức Trung Nam Hải đã đưa ra 4 nguyên nhân chính khiến chống tham nhũng của ĐCSTQ tất yếu thất bại.
tham nhũng
Có nhận định, hầu hết các quan chức ĐCSTQ đều sa đọa, từ trách nhiệm xã hội đến đạo đức cá nhân (Ảnh: Getty Images)
Doanh nhân Trung Quốc chỉ ra nguyên nhân gây sốc

Ngày 22/10, trang “Thế kỷ mới” (NewCenturyNet) công bố bài viết của nhà lãnh đạo phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 là Vương Đức Bang (Wang Debang) chia sẻ quan điểm của một chủ doanh nghiệp thân quen của tác giả mà hiện nay thường xuyên là thượng khách của giới quan chức Trung Nam Hải.
Ông Vương Đức Bang cho biết, trong một dịp tiệc tùng mọi người sôi nổi bàn về đề tài chống tham nhũng, ông chủ này đã lên tiếng như dội gáo nước lạnh khiến mọi người kinh hoảng, cho rằng chống tham nhũng là một cuộc chiến thất bại! Nhà doanh nghiệp này phân tích bốn lý do chính, như sau:
Thứ nhất, về tài nguyên, phần lớn các nguồn tài nguyên tại Trung Quốc nằm trong tay những kẻ bị gọi là tham nhũng hủ bại, dù có Hoàng đế như ngày xưa cũng không thể trảm hết hoặc cho thay thế họ, thậm chí có thể nói những người chống tham nhũng cũng phải dựa vào các nguồn lực của kẻ tham nhũng, nếu không cũng bó tay chịu trận;
Thứ hai, về đội ngũ, trong hệ thống quan liêu hiện tại của Trung Quốc, cùng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường vài thập kỷ qua thì liệu còn tìm được ai trong sạch? Cho dù có một vài người trong sạch thì liệu những người này có thể thay đổi Trung Quốc? Do đó, bất kể tóm ai trong đội ngũ cán bộ hiện nay cũng dễ dàng bới ra những liên hệ chặt chẽ giữa quyền lực và tiền bạc trong quá khứ kẻ đó.
Thứ ba, xã hội này dựa vào tranh đấu để nắm quyền lực, cho dù thế hệ Đỏ có bao nhiêu mâu thuẫn chia rẽ thì cũng có quan điểm chung: quyền lực quốc gia của một tập đoàn, tham nhũng là vấn đề nội bộ của tập đoàn này, không liên quan gì đến đông đảo người dân thường, và quyền lực tuyệt đối không được chia sẻ với mọi người dân thường;
Thứ tư, trong bầu không khí xã hội Trung Quốc ngày nay, mặc dù giới quyền quý khiến đa số dân chúng thù ghét, nhưng mặt khác dân chúng cũng ao ước được vậy. Đa số mọi người vẫn xem giới quyền quý có tài năng, vươn lên giới quyền quý là mục tiêu theo đuổi của mọi người. Vì vậy nền tảng xã hội để giới quyền quý tiếp tục cai trị vẫn mạnh mẽ.
Ông chủ này kết luận, chống tham nhũng tại Trung Quốc ngày nay sẽ không thể kéo dài, không thể đi sâu, càng không thể thay đổi được thể chế này. Trung Quốc chống tham nhũng chỉ là trị phần ngọn mà không trị được phần gốc. Vì vậy dù chống tham nhũng khốc liệt thế nào cũng chỉ có tính tạm thời, giống như một cơn gió mạnh, sau đó mọi thứ vẫn như cũ.
 

  • Trí Đạt
  • Thứ Năm, 25/10/2018


Ghế ngồi Thủ tướng

(Hồi ký cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung- Bak)
 Trong một đoạn hồi ký của cựu Tổng thống Hàn Quốc – Lee Myung-Bak, ông đã chia sẻ một kinh nghiệm khó quên của bản thân mình. Đó là việc xảy ra khi ông đến Malaysia phát triển sự nghiệp thời ông còn là chủ tịch của Công ty xây dựng Hyundai.

Trải qua những cạnh tranh khốc liệt, ông đã giúp công ty giành được hợp đồng xây dựng công trình “cây cầu Penang”. Buổi lễ khởi công long trọng công trình này được tổ chức vào năm 1982, ông là người trực tiếp ở tại hiện trường để chỉ đạo, chuẩn bị một sân khấu giống như nghi thức của buổi lễ ở Hàn Quốc mà có Tổng thống tham dự.

Trước buổi lễ một ngày, tổng thư ký của Thủ tướng Malaysia – Mahathir đã đến hiện trường để kiểm tra công tác chuẩn bị, ông đã rất ngạc nhiên và hỏi ông Lee: “Trên chỗ ngồi của Thủ tướng đã có mái hiên che nắng, nhưng còn 5.000 người ngồi phía dưới thì làm thế nào đây?”

Ông Lee bị sốc khi nghe thấy câu hỏi ấy liền nói: “Tại Hàn Quốc từ trước đến nay là chỉ suy xét để ý đến chỗ ngồi của Tổng thống, còn ở Malaysia thì sao?”

Ông Tổng thư ký không chút do dự liền nói: “Ông muốn làm sao thì làm, hoặc là 5000 chỗ ngồi ở phía dưới cũng phải có mái hiên che nắng, hoặc là dỡ bỏ mái hiên che nắng trên ghế ngồi của Thủ tướng và phu nhân Thủ tướng đi”.

Sau khi ông Lee Myung-Bak nghĩ hết các biện pháp để che nắng cho 5000 chỗ ngồi phía dưới, ông Tổng thư ký lại đến và lại đưa ra một câu hỏi mới: “Tại sao hai chiếc ghế ngồi lại to như thế?” Ông Lee trả lời: “Ồ, đây là ghế chuẩn bị cho Thủ tướng và phu nhân.”

Ông Tổng thư ký lại hỏi: “Mông của Thủ tướng to hơn mông của người khác sao?” Ông Lee hiểu ra liền lập tức đổi hai chiếc ghế thành hai chiếc giống như của những người khác.

Ghế ngồi của Thủ tướng đương nhiên không phải là do kích thước to nhỏ của mông định ra, mà ông Lee làm như vậy là vì vấn đề tôn nghiêm, sự cao quý của địa vị… Nhưng kỳ thực, một khi nếu như đã bị mất lòng dân rồi thì chiếc ghế to nhỏ liệu có thể bù đắp được sự trông mong của người dân? Một khi đã bị mất lòng dân rồi thì danh dự còn được lưu giữ lại không?

Người lãnh đạo của Malaysia không muốn ngồi vào chiếc ghế lớn hơn, có mái che mưa che nắng trong khi chỗ ngồi của người dân thường không có một phần là bởi vì e ngại con mắt của dân chúng, nhưng cũng có lý do về sự tôn nghiêm, tôn trọng quyền con người.

Bộ phim “Saving Private Ryan,” (giải cứu binh nhì Ryan) của Mỹ, đã nói lên một điều rằng, xem một dân tộc, một đất nước, một thành phố là có tôn nghiêm hay không, là có đáng để người ta tôn kính hay không, thì phải nhìn xem người dân bình thường trong dân tộc, đất nước, thành phố đó có được sự tôn trọng về quyền con người hay không.

Trong cuốn “Hiếu kinh”, đã trích dẫn lời của Khổng Tử, rằng: “Cố bất ái kỳ thân nhi ái tha nhân giả, vị chi bội đức; bất kính kỳ thân nhi kính tha nhân giả, vị chi bội lễ. Dĩ thuận tắc nghịch, dân vô tắc yên.” (Thánh Trì chương thứ 9). Ý nói, nếu như có người không yêu thương cha mẹ, người thân và đồng bào của mình, mà đi yêu thương người ngoài, thì gọi là “bội đức” (đi ngược lại với đức). Bất kính với cha mẹ, người thân và đồng bào của mình, mà kính trọng người khác thì gọi là “bội lễ” (đi ngược lại với lễ). “Yêu thân kính thân” là việc thiện do làm thuận theo Đạo trời, “không yêu không kính” là việc ác do làm trái ngược với đạo Trời. Làm người lãnh đạo nên phải dùng thuận đức mà giáo hóa, khiến dân chúng yêu kính, nếu như đi ngược lại mà “bội đức bội kính” thì dân chúng lấy gì mà làm gương đây?

Cho nên, phải có nền tảng là “không bội đức, không bội lễ” rồi, thì mới có thể nói đến tinh thần bác ái giống như câu “Cố nhân bất độc thân kỳ thân, bất độc tử kỳ tử” – “Lễ Ký” (tạm dịch: mọi người không chỉ thân ái với những người thân của mình, không chỉ yêu thương bảo vệ con cái của mình). Như thế mới có được một dân tộc, một thành phố hài hòa và được mọi người coi trọng.

Nói cho cùng, những thành tựu và sự phát triển của một dân tộc ngày hôm nay hay trong tương lai, trước hết phải vì để người dân được sống sung túc, an khang chứ không phải là phát triển để cho người ta xem, cho người ta nhìn vào. Việc tạo ra sự tôn nghiêm của một quốc gia, một dân tộc cũng giống như thế, trước tiên là nhằm để chia sẻ cho công dân của mình được hưởng sự tôn nghiêm này, có như thế mới có thể chia sẻ được  cho người nước ngoài cùng hưởng chung sự vinh quang, phồn thịnh ấy. Đó mới là hợp Đạo lý.
An Hòa




GIẢI TRÍ PHIM NGA

(Чужая война) "Cuộc chiến xa lạ”


Đã lâu không xem phim Nga nhất là đề tài về chiến tranh Việt Nam. Đây có lẽ là bộ phim của điện ảnh Nga đầu tiên nói về Việt Nam quay vào những năm đầu thế kỷ 21 để ôn lại trang sử của dân tộc với những người bạn cùng chiến hào. Phim được phóng tác theo tiểu thuyết của một nhà văn Nga đã có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam 
Phim "Cuộc chiến xa lạ” (Чужая война) sản xuất năm 2014 về một trang ít được biết đến trong lịch sử Việt Nam những năm 70 - sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 6 nghìn quân nhân Liên Xô đã tham gia chiến đấu ở Việt Nam. Pavel Molchanov, 1 người có năng khiếu kỹ thuật điện tử, được tuyển vào KGB làm việc trong đơn vị tình báo kỹ thuật đặc biệt và được Bộ Quốc phòng Liên Xô giao nhiệm vụ khám phá những thành tựu kỹ thuật mới nhất của Mỹ trong lĩnh vực điện tử được Mỹ đem thử nghiệm và áp dụng trong những năm đầu cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam. Sứ mệnh bí mật đến mức Tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội cũng không nắm rõ. Bên cạnh những va chạm và hiểu nhầm trong sinh hoạt với người dân địa phương ở miền quê Hà Đông, nơi nhóm của anh đóng quân, anh tham gia phá loại bom từ trường điện tử mới nhất do máy bay Mỹ vừa thả xuống... Những chuyến đột nhập chiến trường miền Nam qua khu vực rừng rậm từ Campuchia không phải lúc nào cũng trót lọt, Pavel và đồng đội của anh đã phải sống sót trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, thử nghiệm những cách mà không một người lính Xô Viết nào nghĩ đến trước đó....
Diễn viên đóng vai Mai là T.H.Phương Nga, đã từng là Hoa hậu VN tại Nga.

Phim gồm 04 tập đã được Dmitri Tran biên dịch sang tiếng Việt (Vietsub), được đăng tải trên you tube xin giới thiệu mọi người cùng xem./.


 

THÔNG BÁO MỪNG THỌ 2019

THÔNG BÁO DANH SÁCH MỪNG THỌ NĂM 2019 CỦA HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM


Hội đồng họ Dương Việt Nam đã có Thông báo danh sách mừng thọ các cụ ông, cụ bà họ Dương và các cụ bà là con dâu nhà họ Dương trên toàn quốc, theo đó:
- Các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên được mừng thọ: 2.000.000 đồng;  
- Các cụ thọ từ 90 tuổi đến 99 tuổi được mừng thọ:   1.500.000 đồng; 
- Các cụ thọ từ 80 tuổi đến 89 tuổi được mừng thọ:   1.000.000 đồng. 

Đề nghị anh em con cháu chắt họ Dương theo dõi, truy cập danh sách trên trang Web: Hoduongvietnam.com.vn  nếu có thiếu sót trùng lắp nhầm lẫn thi báo về Hội đồng dương tộc của tỉnh để phản hồi về Hội đồng họ Dương  Việt Nam xem xét quyết định.  

Mời các anh chị em con cháu dâu rể Họ Dương vào link này để xem: http://hoduongvietnam.com.vn/danh-sach-mung-tho-nam-2019...

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÃ ĐƯA TIN XỬ PHẠT NGƯỜI NÉM GIÀY VÀO BÀ QUYẾT TÂM TRONG VỤ TIẾP XÚC CỬ TRI 20/10

Người phụ nữ ném giày tại buổi tiếp xúc cử tri bị phạt 750.000 đồng

22/10/2018 20:28

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính với số tiền trên đối với người phụ nữ, do hành vi ném giày tại buổi tiếp xúc với cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM vào ngày 20-10 


Ngày 22-10, Công an quận 2, TP HCM cho biết đại diện Công an phường Bình Trưng Tây, quận 2 đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thùy Dương với số tiền 750.000 đồng về hành vi ném vật lạ vào người khác.
Người phụ nữ ném giày tại buổi tiếp xúc cử tri bị phạt 750.000 đồng - Ảnh 1.
Đoàn ĐBQH TP HCM trong buổi tiếp xúc cử tri ở quận 2

Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Dương đã có hành vi ném giày lên hội trường nhưng không trúng ai. 
Tham dự buổi tiếp xúc này có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM; ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH TP.HCM và bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó chánh án TAND TP.HCM.
Theo bà Dương, nhà bà nằm trong diện bị giải tỏa ở phường Cát Lái. Một số người khác cũng gửi hồ sơ nhờ bà phản ánh giùm trong buổi lãnh đạo TP HCM tiếp xúc cử tri ở quận 2. Vì quá bức xúc, bà không kiềm chế được nên mới ném giày lên hội trường.
Bà Dương cho rằng từng phản ánh về việc trụ sở UBND quận 2 được xây dựng trên diện tích đất chưa được đền bù, có dấu hiệu gian dối, làm giả giấy tờ nhưng TP không giải quyết.
Hưng Nguyên

HÃY MỞ TO MẮT KHI NHẬN TIỀN


Trong chuyến công du khu vực Mỹ Latinh tuần trước, trả lời các phóng viên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo, khi Trung Quốc đến đầu tư, không phải lúc nào cũng là vì lợi ích của người dân nước bạn.

                             Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: SCMP

Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Mỹ hoan nghênh sự cạnh tranh từ Trung Quốc nhưng chỉ trích việc thiếu minh bạch của các công ty Trung Quốc. Trong phát biểu tại Panama, ông nói, quốc gia này cần “mở to mắt” khi nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc.

“Có một số trường hợp mà các quốc gia đã trở nên tệ hơn sau khi Trung Quốc đầu tư. Panama không nên lâm vào tình cảnh như vậy”, ông nói.
Đáp trả, bài bình luận của tờ China Daily cho rằng, phát ngôn của ông Pompeo là “ngu ngốc và hiểm ác” và những chỉ trích rằng, sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc đang tạo ra bẫy nợ là sai trái.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh kế hoạch mở rộng hành lang thương mại dọc theo Con đường tơ lụa mới nối châu Á, châu Âu và châu Phi, đổ vốn vào các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt và các cảng biển.
Tờ Thời báo Hoàn cầu hôm thứ Hai cũng phản phán, những lời bình luận của Pompeo là “thiếu tôn trọng”, nói thêm rằng Washington đang cố gắng “chen vào giữa” mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ Latinh.
Nguồn soha
 
 

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 
Ăn cắp cái điện thoại 5 triệu.
Khoản nợ 70 triệu đồng...
Lãi vay 300 nghìn/ngày...
4 mạng người chết trong cùng 1 gia đình ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.



 


Ai có thể vô cảm và không đau xót khi nghe tin này?  

Thân phân con người sao khốn khổ, rẻ mạt và bế tắc như vậy. Họ đơn độc vật lộn trong tháp nhu cầu ở tầng thấp nhất vẫn không tìm thấy lối thoát...

 Con đường cao tốc 34.000 tỷ chỉ 1 trận mưa là hỏng, các nhà hát xây lên không thể khai thác sử dụng đúng nghĩa nhưng Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm vẫn cứ quyết định đầu tư xây dựng...Trong khi người dân thường hàng ngày còn vật lộn với cuộc mưu sinh, sao họ không hoang mang với các tin dữ thế này.

Ôi! biết viết gì đây khi các sinh linh bé nhỏ phải chết oan nghiệt...

Mong Công an làm rõ hành vi cho vay nặng lãi của ông hàng xóm cho vay 70 triệu đồng, lấy lãi 300.000/ngày, mức lãi suất 12,85%/tháng và 154,3%/năm có phải là hành vi phạm tội hình sự hay không để xử lý? Việc cho vay nặng lãi là sợi giây liên quan như thế nào đến cái chết oan nghiệt cho 4 mạng người.
Sự xấu hổ vì hàng xóm dĩ nghĩ chưa đủ sức o ép họ phải tìm đến cái chết mà phải là nồi lo sợ bức bách, bế tắc cũng quẫn không lối thoát của một hộ cận nghèo không thể trả nổi khoản lãi suất 9 triệu đồng hàng tháng và nợ gốc 70 triệu đồng. Trừ khi anh Nguyễn Tiến Thành gặp được ông Phạm Sỹ Quý giám đốc Sở tài nguyên môi trường Yên Bái để học kinh nghiệm làm dàu từ cây chổi đót mà ở Kỳ Anh không thiếu để trả nợ...

Từ cái chết của 4 người trong gia định ta có thể nói rằng cho vay nặng lãi là tội ác mà chúng ta cần lên án và pháp luật phải xử nghiêm để cho xã hội được yên bình. Nếu Luật pháp chưa quy định thì cơ quan lập pháp cần sớm bổ sung hành vi tội phạm nguy hiểm này để tránh cho những cái chết oan nghiệt khác có thể còn xẩy ra.

 
Còn theo Luật sư Trần Đình Dũng thì: Gia đình 4 người treo cổ ở Hà Tĩnh, cần làm rõ chi tiết “chạy án 74 triệu”

Cả gia đình 4 người gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ treo cổ ở thôn Minh Châu (xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) hôm 20.10.2018 đang làm cho dư luận hết sức bùi ngùi thương cảm.

Gia đình 4 người gồm Nguyễn Tiến Thành (29 tuổi), Nguyễn Thị Huyền Thanh (24 tuổi, vợ anh Thành) và 2 con là Nguyễn Đăng Khoa (6 tuổi), Nguyễn Thị Huyền Trang (4 tuổi).

Người cha 29 tuổi đã vướng vào vụ trộm cắp bị CA ở một địa phương khác điều tra. Người cha này đã đưa cả gia đình vào cõi chết bằng 4 sợi dây treo cổ.

Ở đây chúng ta không nói về hành vi tội phạm của người cha này khi thắt dây và bồng con mình đưa vào vòng thòng lọng.

Tôi nghĩ rằng, khi ấy hai cháu 6 tuổi và đặc biệt là bé Huyền Trang mới 4 tuổi đã khóc ngất…

Báo Vietnamnet đưa một bản tin lúc (20/10/2018 12:17 GMT+7), bật lộ một chi tiết “chấn động” về sự việc xuất phát không chỉ người cha này xấu hổ do trộm cắp, mà còn vướng nợ do “chạy án” hết 74 triệu đồng.

Theo tin trên Vietnamnet chị ruột anh Thành là chị Nguyễn Thị Liễu —“Chị Liễu cho biết, cách đây không lâu, anh Thành có vào Quảng Bình và ăn trộm của người dân một chiếc điện thoại 5 triệu đồng và bị công an bắt. Sau đó, có một người quen nhận “chạy” cho anh Thành và ra giá 74 triệu đồng. Tuy nhiên gia cảnh nghèo nên Thành không có tiền trả.

Mấy hôm trước người quen đến đòi tiền, nhưng Thành chưa có trả. Tối qua vợ chồng em ấy vẫn vui vẻ với nhau, không hiểu sao giờ lại xảy ra chuyện đau đớn thế này”

Nếu chi tiết “chạy” 74 triệu đồng này là chính xác, thì rõ ràng rằng ở đây có dấu hiệu cưỡng đoạt 74 triệu (trong pháp luật hình sự có thể là Tội liên quan tới hối lộ, hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc Tội cưỡng đoạt tài sản, hoặc….).

Cần phải làm rõ chi tiết 74 triệu, bởi hoài nghi dư luận đặt ra: Có hay không mối liên hệ 74 triệu này với “những cán bộ công an điều tra vụ trộm”?

Việc làm rõ cũng là nhằm “rửa oan dư luận” cho các cán bộ CA đang điều tra vụ trộm, nếu không có việc “chạy án 74 triệu”?

Việc “chạy án 74 triệu” này (nếu đúng) thì nó là một trong các nguyên nhân thúc đẩy bàn tay run run ngu vụng của người cha 29 tuổi đưa con mình Nguyễn Đăng Khoa (6 tuổi) và Nguyễn Thị Huyền Trang (4 tuổi) vào xiết cổ trong sự khóc thét ngỡ ngàng của hai cháu!

Xin thắp một nén nhang lòng tưởng niệm sự lìa đời oan uổng của hai cháu và cha mẹ hai cháu!

Thaotin | Thời Sự | 21 - 10 - 2018