Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

“Tiền nhiều để làm gì?”:

“Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo; phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu”. Chuyện tiền nong, vật chất cũng là một thử thách không nhỏ trong cuộc sống hôn nhân. Nhưng liệu tiền bạc có phải là kẻ thù của hôn nhân?

“Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”. (Ảnh qua Vietnammoi)
Vụ ly hôn của vợ chồng chủ Tập đoàn Trung Nguyên đang thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Theo dõi phiên tòa ngày 21/2, những tranh cãi gay gắt của ông Vũ và bà Thảo về việc phân chia tài sản đã khiến không ít người suy nghĩ về mối quan hệ tình – tiền trong cuộc sống: “Tiền nhiều để làm gì mà để hôm nay ngồi đây như thế này!” – Đó là câu nói đã trở thành trào lưu trên mạng xã hội.
Tiền nhiều để làm gì?
Với phát ngôn đầy triết lý của ông Vũ, nhiều người bất ngờ giật mình và cảm thông cho cuộc đời của những người lắm tiền nhưng vướng toàn rắc rối, bi kịch. Vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên sở hữu gia tài hàng nghìn tỷ đồng, nhưng lại phải trải qua những ngày tháng đau khổ, dằn vặt lẫn nhau cũng chỉ vì đồng tiền. Để rồi họ đi đến kết luận có tiền nhiều cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc, thậm chí một bộ phận còn cho rằng tiền chính là nguyên nhân của mọi bi kịch.

Có bất công không khi đổ hết tội lỗi cho đồng tiền – thứ vật vô tri vô giác chẳng thể tự mình làm nên giá trị nếu không có bàn tay con người. Chính những người làm chủ đồng tiền, quan điểm, thái độ và hành động của họ mới là người tạo ra kết quả ngày ngày hôm nay. Đồng tiền chỉ là công cụ, phương thức, con người mới là kẻ cầm trịch và quyết định cuộc sống của mình sẽ đi theo hướng nào. Vậy thì cớ sao lại đổ lỗi do đồng tiền?
Vậy con người có cần kiếm nhiều tiền hay không, và kiếm nhiều tiền để làm gì? Ngay ở trong câu hỏi cũng đã lộ rõ bản chất của vấn đề. Cụm từ “nhiều tiền” đã là một khái niệm trừu tượng khó xác định. Bao nhiêu mới được gọi là “nhiều tiền”? Đối với một số người, có được căn nhà riêng, sổ tiết kiệm có được hơn 100 triệu đã là giàu có. Nhưng với một nhóm người khác, trở thành chủ của 3,4 công ty, thu nhập tính bằng tiền tỷ mới được gọi là nhiều tiền. Chính sự khác biệt trong quan điểm của mỗi người cũng đã tạo ra nhận định khác nhau về cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ vì tiền.
Vậy có được nhiều tiền để làm gì? Mỗi người lại có một mục tiêu khác nhau trong đời, có người cảm thấy hạnh phúc khi dư giả chăm lo cho gia đình được sung túc, người khác lại mãn nguyện vì có thể dùng tiền để cống hiến cho xã hội, có người lại thấy hài lòng vì có được địa vị danh vọng nhờ tiền bạc… Có muôn vàn lý do để con người ta nỗ lực kiếm nhiều tiền để thỏa mãn bản thân.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua cũng sẽ khiến con người thay đổi, thậm chí quên đi những mục tiêu ý nghĩa và tốt đẹp ban đầu mình đã đặt ra mà trở nên đi sai hướng. Để đến khi đạt được kết quả lại chẳng thấy niềm vui, rồi lại đổ lỗi cho đồng tiền.
Đừng than vãn rằng tiền chỉ mang đến bất hạnh hay có nhiều tiền cũng chẳng thể mang lại hạnh phúc. Bởi đồng tiền không có lỗi, chúng không khiến cho cuộc đời con người thăng hoa hay tuyệt vọng, mà chính con người – những kẻ làm chủ đồng tiền mới là nguyên nhân cho bi kịch của đời mình.
Tiền bạc có phải là nguyên nhân cho những đổ vỡ trong hôn nhân?
Thử thách hôn nhân với phụ nữ là khi chồng họ nghèo túng, thử thách hôn nhân với đàn ông là khi họ giàu có. (Ảnh qua Afamily)
Có câu rằng: “Đàn ông sợ vợ bỏ vì nghèo – Phụ nữ sợ chồng bỏ khi giàu”. Thử thách hôn nhân với phụ nữ là khi chồng họ nghèo túng, thử thách hôn nhân với đàn ông là khi họ giàu có. Lúc đàn ông tay trắng, nhiều phụ nữ đã bỏ đi, ai còn ở lại hẳn phải rất yêu chồng. Lúc đàn ông giàu có, nhiều anh đã phụ nghĩa tào khang mà có bồ bịch này nọ bên ngoài khiến nhiều phụ nữ lo sợ. Thật tiếc là điều này đã xảy ra khá nhiều trong cuộc sống hiện đại khiến nhiều người sợ lúc giàu có hôn nhân lại tan tành.
Với không ít người, vẫn biết rằng khi đã là vợ chồng thì không hề có sự tính toán với nhau trong chuyện tiền nong, nhưng vẫn xảy ra mâu thuẫn, khúc mắc quanh chữ tiền. Và một thống kê cho thấy, tiền bạc vẫn là nguyên nhân của 1/3 số vụ ly hôn của các cặp vợ chồng.
Trở lại vụ ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên, nhà văn Hoàng Anh Tú – cây bút nổi tiếng của báo Hoa học trò cho rằng tiền bạc ảnh hưởng rất nhiều đến hôn nhân: “Nếu Trung Nguyên hôm nay không có giá trị nghìn tỷ hẳn vợ chồng bà Thảo ông Vũ chỉ đơn thuần là đệ đơn ly hôn rồi ai về nhà nấy chứ không phải tranh cãi 70-30 hay 50-50 như thế. Hoặc kể cả có tranh cãi thì họ cũng không trở thành tâm điểm dư luận như thế này. Ai đó nói còn nhiều lý do khác đi nữa thì theo dõi những tranh cãi trên tòa sẽ thấy rốt cục vẫn chỉ là chuyện ai sẽ sở hữu Trung Nguyên.
Người vợ tào khang từ ngày ông Vũ nghèo rớt mùng tơi hay một chủ tịch lẫy lừng bên cạnh người vợ cũng lừng lẫy không kém (bà Thảo đã khẳng định mình cũng là một nữ doanh nhân có tiếng tăm và năng lực) xét cho cùng chỉ là một cái áo khoác ngoài cho 2 con người đã từng đầu ấp tay gối có với nhau 4 mặt con.
Chính tiền bạc là thứ khiến họ phải nhấn chìm nhau trên tòa hôm nay. Tôi thấy nó thật giống với những cuộc nhấn chìm nhau giữa hai vợ chồng… nghèo ly hôn vì lý do tiền bạc. Khi mà người vợ có thể bật khóc kể chuyện nai lưng kiếm tiền mà chồng lười biếng đem tiền đi cờ bạc hay ngược lại, bao nhiêu tiền chồng kiếm ra, người vợ vung tay quá trán”.
“Vậy cuối cùng, làm thế nào để hôn nhân đừng tan vỡ vì tiền? Hẳn nhiều người, như tôi, đều không muốn cho phép tiền bạc can thiệp vào sinh mệnh hôn nhân. Tôi thật không biết khi tôi có ngàn tỷ thì tôi sẽ thế nào nhưng tôi biết chắc một điều rằng cứ đưa hết tiền cho vợ đi. Nếu mất, bạn sẽ có cơ hội kiếm một cô vợ mới. Bằng không, bạn sẽ có tất cả”.
Nhiều người cho rằng, mặc dù tiền bạc không phải là tất cả nhưng nó vẫn là phương tiện cực kỳ quan trọng để người ta đạt được đến hạnh phúc, nhất là hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Vì thế, một cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của người vợ và chồng khi quan niệm về tiền bạc.
Nhà văn Anh Khang, một cây bút trẻ với những bài viết nổi tiếng cũng chia sẻ vấn đề này: “Tiền nhiều hay ít không quan trọng bằng tình nhiều hay ít. Vì dẫu vật chất ít ỏi nhưng chân tình dư dả, chúng ta vẫn có thể nắm tay cùng vượt qua những dặm gai đâm, để trông chờ ngày hoa hồng nảy mầm. Còn dẫu tiền tài thừa mứa mà tình cạn lòng không, thì lần lữa níu kéo mấy cũng không thể giữ lại một khối sơ tâm bên cạnh mình nữa”.
Anh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: “Mình thì không có tiền, huống hồ là nhiều, để có thể được ai đó hỏi câu: ‘Tiền nhiều để làm gì?’. Nhưng nếu có ai đó hỏi mình: ‘Tình nhiều để làm gì?’, thì mình sẽ rất tự tin trả lời: Tình nhiều, là để giữ cho lòng mình luôn nguyên vẹn mối chung tình vĩnh cửu. Để cho dù cuộc sống kim tiền có quăng quật cỡ nào cũng không bào mòn được hết hai tiếng vợ chồng. Nên là vẫn phải kiếm tiền, để tình còn có nơi nương náu. Nhưng nếu phải đặt lên bàn cân thì hy vọng chúng ta biết phân định nặng nhẹ, để cán cân nghiêng hẳn về phía nào. Vì suy cho cùng, hết tiền thì có thể sống nghèo sống khổ. Nhưng hết tình thì đó không còn là cuộc sống nữa rồi”.
Và cuối cùng, chọn tình hay chọn tiền gì cũng được, là tuỳ vào quan điểm mỗi người. Nhưng xin nhớ cho rằng chúng ta không phải giáo viên dạy môn Đạo Đức, càng không là Thần Cupid hay ông Tơ bà Nguyệt để đi phán xét chuyện còn yêu hay cạn tình của ai đó không phải mình. Vì chính mình, đôi lúc, còn chưa hiểu nổi bản thân muốn gì, thì chê trách chuyện nhà người khác làm chi.
Chẳng phải Paulo Coelho trong cuốn “Nhà Giả Kim” đã viết đó sao: “Vì hình như ai cũng tưởng mình biết rất rõ người khác phải sống như thế nào cho đúng, trong khi lại mù mờ về cuộc sống của chính bản thân mình”.
Tuệ Tâm (T/h)

NHÂN CHUYỆN DI DỜI LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN

Trong phép thờ cúng, điều tối kỵ nhất là kinh động tới lư hương


Người Việt Nam xưa vẫn coi “bát hương” là linh thiêng nhất trên bàn thờ mỗi gia đình, hoặc “lư hương” là biểu hiện của cõi tâm linh trên bàn thờ Thần Phật. Qua “bát hương, lư hương” con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh. Bởi vậy, việc kinh động tới lư hương là điều khá tối kỵ.

Qua “bát hương, lư hương” con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh. (Ảnh qua VOV)
Trong quan niệm của người phương Đông thì bát hương trên bàn thờ là vật thiêng liêng dành cho việc thờ cúng trong mỗi gia đình. Bàn thờ là nơi con cháu hướng về Phật pháp, các vị Thần linh và tổ tiên để cầu mong sự an khang thịnh vượng cũng như tỏ lòng hiếu thuận.
Trải qua biết bao thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác, người ta coi việc thờ cúng, tưởng nhớ tiền nhân là điều thiêng liêng, không thể tùy tiện, càng không được xem thường, phỉ báng. Trên bàn thờ gia tiên, thứ không thể thiếu là bát hương, người miền Nam gọi là bát nhang, nhưng sự kính trọng với đồ thờ cúng này thì dù Bắc dù Nam đâu cũng như nhau.
Mỗi khi gia chủ thắp một nén hương thơm rồi cung kính cắm lên bát hương, cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương được thiết lập. Thần linh, gia tiên tiền tổ sẽ về ngự trị trên mỗi bát hương. Vì thế nếu bát hương uế tạp hoặc có những sự không hợp lẽ, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ.
Cũng cần nói rõ một chút, chúng ta thường có nhầm lẫn bát hương với lư hương. Lư hương cũng là đồ tế khí, dùng để thờ cúng, còn có tên là bộ tam sự, gồm 3 món: chiếc lư và cặp chân đèn (2 chiếc). Tam sự thường được đúc bằng đồng, lư để đốt trầm hương, đặt chính giữa; chân đèn để thắp nến, đặt hai bên. Thường bàn thờ luôn có cả tam sự lẫn bát hương.
Đồ để thắp hương, cắm hương trên bàn thờ hằng ngày, hoặc khi kỵ nhật (ngày cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ), hoặc ngày lễ tết thường là bát hương. Chỉ ở những nơi đình chùa miếu mạo, chỗ đặt tượng đài, nơi thờ cúng công cộng thì đồ để cắm nhang gọi là lư hương. Có những lư hương rất to, nặng, phải mấy người, thậm chí chục người khiêng mới nổi.Dù ở trong nhà, trong nhà thờ, trong đình chùa, hay nơi tượng đài, thì lư hương, bát hương luôn được coi trọng bậc nhất. Sự kính cẩn đối với trời đất, thánh thần, tổ tiên, tiền nhân, anh hùng… được thể hiện ở thái độ với đồ tế khí, cụ thể là với bát hương, lư hương. Ngoài vấn đề tâm linh, tôn giáo, đây còn là đạo đức, ý thức, nhân cách của con cháu đối với thánh thần, tổ tiên.
Chính vì vậy, trong sách Việt Nam phong tục, nhà văn hóa lừng danh Phan Kế Bính có viết rằng: “Người xứ ta coi đồ thờ tự là đồ rất kính trọng, không ai dám đem cầm, đem bán bao giờ. Nếu nhà nào nghèo quá phải đem cầm bán thì ai cũng chê cười” (chương 4, Phụng sự tổ tông).
Dù ở trong nhà, trong nhà thờ, trong đình chùa, hay nơi tượng đài, thì lư hương, bát hương luôn được coi trọng bậc nhất. (Ảnh qua Pinterest)
Những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu tôn giáo, nhà phong thủy thường khuyên, nhắc nhở mọi người phải hết sức cẩn thận đối với đồ tế khí, nhất là không được để chúng uế tạp, dịch chuyển tùy tiện, đặt không đúng chỗ, lại càng không được tự ý thay đổi bát hương, nay cái này mai cái khác, nay có mai không.
Nếu ta chịu khó để ý, quan sát sẽ thấy ở những ngôi chùa luôn có chỗ thu gom các bát hương, tượng thờ cũ (mà các gia đình thay đổi bằng đồ mới) để làm phép “xử lý” cho phải đạo, đúng với sự tôn kính, thiêng liêng.
Đối với lư hương, bát hương, điều kỵ nhất là dịch chuyển. Bát hương, lư hương phải yên ổn, vững vàng. Nếu muốn lau chùi, làm sạch bát hương, cần chọn giờ giấc thích hợp, ngày tháng tốt lành, cúng lễ cẩn thận rồi mới được dịch chuyển.Mỗi lần thay bát hương cũ bằng một bát hương mới, người Việt gọi là “bốc lại bát nhang” người ta chỉ thực hiện khi về nhà mới, hoặc khi nhà gặp nhiều điều không may mắn, vận hạn, muốn được thay đổi.
Khi “bốc lại” bát hương, người ta đổ hết tro cũ trong bát ra, rồi rửa sạch bát hương trước khi bốc lại, bằng cách bốc lần lượt từng nắm tro cũ, đặt lại vào bên trong. Điều tối kỵ là cầm cả bát hương đổ hết dốc tro, cốt đi, thay bằng tro mới. Phải giữ cho bát hương không bị “uế tạp”. Sau khi bốc lại xong, phải thắp hương, đọc kinh để “an vị” bát hương.
Việc di chuyển một lư hương dù phải dùng xe cần cẩu, cũng phải nghiêm trang, kính cẩn. Người Việt tin rằng người “bốc bát hương” mà lòng không hướng về điều thiện, thì bát hương không “linh!”
Một bát hương “linh” nghĩa là gì? Là khi chúng ta thắp hương, khấn khứa, thì vong linh người hoặc được thờ sẽ “về lại cõi dương trần” với con cháu. Một bát hương “không linh” khi người được thờ không chấp nhận. Vì thế, dù thắp hương và khấn khứa cũng không “về”.
Cũng trong văn hóa thờ cúng, kể từ khi lư hương được an vị thì mỗi năm, chỉ duy nhất một ngày được dọn dẹp làm sạch lư hương. Thường người ta chọn 23 tháng Chạp, sau khi cúng dâng lễ quan san (tiễn đi xa) cho Táo công. Nếu không dọn dẹp ngày 23 mà chọn một ngày khác (cũng chỉ trong từ 24 đến 30 tháng Chạp, trước lúc làm lễ tẩy trần cho Táo công) thì đêm trước phải làm lễ cầu xin trước.Một năm, trừ lễ dọn dẹp làm sạch bát hương ra, tuyệt nhiên không được làm kinh động. Tức là không được xê dịch, xoay hướng lư hương… Khi lư hương bị động thì tai họa cho gia chủ cũng tương tự như động mồ. Nói như vậy để thấy lư hương phải gắn với tượng đài và lư hương luôn luôn phải được an vị. Động lư hương, động mồ ắt sẽ có hậu quả thật khó lường.
Người xưa cho rằng, sự thay đổi vị trí bát hương, lư hương một cách tùy tiện thường gây ra những xáo trộn, suy sụp gia đạo, đời sống, làm ăn, sinh hoạt… Cứ như các cụ từng dạy: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đừng phá bỏ những “nguyên tắc” của tổ tiên, nhất là những điều chưa thể dùng thực tiễn và khoa học để chứng minh sự đúng sai.
Chủ nghĩa duy vật, thái độ vô thần đã và đang tồn tại trong xã hội, trong cuộc sống con người. Không ai bắt ai phải có đức tin thế này thế kia, điều này điều kia. Vì vậy, cũng đừng vì vô thần, duy vật, vì lý do này nọ mà xâm hại những phong tục tốt đẹp, tín ngưỡng thiêng liêng, đặc biệt những vấn đề, những điều về cuộc sống tâm linh.
Tuệ Tâm (T/h)

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

1979: LỬA Đà CHÁY VÀ MÁU ĐàĐỔ TRÊN KHẮP DẢI BIÊN CƯƠNG


Ngày 17/2/1979 tôi đang ở nhà tập thể Ty Ngoại Thương Nghễ Tĩnh thì sửng sốt nghe đài phát thanh tiếng nói VN phát đi thông tin: vào 4 giờ 17 phút Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.

Giữa lúc nhân dân vùng biên giới Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…".

Bất ngờ trước sự tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư đó có nhiều trẻ em cõng nhau chạy nạn. 

Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát;

Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua.

Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng.


 
 

Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc (Dunai Péter Hunggari?). Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.

Không khí lúc đó sôi sục, chúng tôi được lệnh tập quân sự, đào hào chiến đấu, học bắn, lăn lê bò toài như bộ đội, thành lập tổ dân quân sẵn sãng chiến đầu với quân Trung Quốc xâm lược, sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc 


Bài hát Chiếu đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mà chúng tôi được nghe những tháng ngày đó tạo nên cảm xúc sôi sục căm thù cho mỗi người dân Việt Nam, ăn sâu, thấm đẫm vào trong tim khí thế hừng hực sẵn sàng chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược biên giới phía bắc. Bây giờ nghe lại, trong tim tôi vẫn như sống lại khí thế hừng hực, bài hát có ca từ:


Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới


Quân xâm lược bành trướng dã man

Đã dày xéo mảnh đất tiền phương

Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.
Giai điệu và ca từ hùng tráng của bài hát đã thúc giục triệu triệu người Việt Nam lên đường chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc trước kẻ thù xâm lược. Đây cũng là bản nhạc đầu tiên thuộc “dòng nhạc chiến tranh biên giới 1979”. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã khắc tên mình vào thời khắc bi tráng của lịch sử đất nước.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng chia sẻ vào thời điểm tháng 2.1979, ông đang phụ trách âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đên 17.2, ông đã lặng người khi nghe tin Trung Quốc xua quân xâm chiếm 6 tỉnh biên giới phía bắc. Ngay trong đêm hôm đó bài hát đã được ra đời, ông nói:
“Tôi viết rất nhanh. Ngay trong đêm 17, sáng ngày 18, bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do với câu mở đầu “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh. Ngày 20.2.1979 - tức là sau 4 ngày kể từ khi quân xâm lược thêm một lần nữa giày xéo mảnh đất này, bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”, nhạc sĩ Phạm Tuyên bồi hồi nhớ lại.
 



Nhạc sĩ Phạm Tuyên (phải) thăm nhạc sĩ Phạm Duy hồi năm 2013 - Ảnh: Tiểu Vũ
Thế nhưng, bài hát mang tính lịch sử của nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng có số phận khá đặc biệt. Sau khi cuộc chiến tranh biên giới kết thúc và nhiều năm sau đó, theo dòng chảy của thời cuộc, Chiến đấu vì độc lập tự do của ông cùng một số bài hát thuộc “dòng nhạc chiến tranh biên giới 1979” đã không còn được lưu hành rộng rãi trên các các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí có nhà xuất bản muốn in bài hát này nhưng đề nghị sửa lại hoặc bỏ một số từ, đã bị nhạc sĩ Phạm Tuyên thẳng thừng từ chối.
Dù thế, 40 năm trôi qua, kể từ ngày "Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương", âm hưởng của bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do vẫn giữ được sức sống mãnh liệt và tồn tại trong lòng đất nước, nhân dân.

Mỗi độ tháng 2 về, từ những người người chứng kiến, tham gia chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ biên giới phía bắc cho đến những người trẻ tuổi, trên các phương tiện cá nhân, mạng xã hội, khúc ca hùng tráng của nhạc sĩ Phạm Tuyên lại vang lên.

New York Times: Cựu binh Trung Quốc 'vỡ mộng' về cuộc xâm lược phi nghĩa 1979, trong khi chính phủ họ cố gắng chôn vùi

Tạp chí Mỹ Foreign Policy trong một bài viết phân tích về quân đội Trung Quốc tháng 11/2018 viết, 40 năm trước, quân đội Việt Nam đã phá hủy cuộc xâm lược của Trung Quốc và bóng ma thất bại này khiến Trung Quốc chọn cách phớt lờ cuộc xâm lược từng thực hiện trong khi nhiều cựu binh cảm thấy “vỡ mộng” về cuộc chiến họ đã tham gia.
Foreign Policy đính kèm bài viết của nhà báo Mỹ Howard W. French, đăng trên báo in New York Times năm 2005 nói về sự bành trướng của Trung Quốc khi đưa quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam tháng 2/1979.
VTC News lược dịch theo bản điện tử được New York Times lưu trữ:
Tại Ma Lật Pha, Vân Nam, Trung Quốc, sau khi đi lên những bậc thang đá dốc đứng, du khách lần đầu đến thăm ngạc nhiên khi nghĩa trang của các cựu binh nằm ngoài thị trấn cuối cùng đã xuất hiện. Phóng tầm mắt ra xa, những lối đi uốn lượn trên triền đồi xếp hàng nối hàng sau các ngôi mộ, mỗi mộ là một bia bê tông có một ngôi sao lớn màu đỏ, một cái tên và một dòng chữ.
© Ảnh VTC News Nghĩa trang tại huyện Malipho, Vân Nam. (Ảnh tư liệu Trung Quốc)
Tuy nhiên cả Long Chaogang và Bai Tianrong, đều không phải lần đầu đến đây. Hai cựu binh trong cuộc chiến của Trung Quốc với Việt Nam, bắt đầu với trận chiến dữ dội giữa tháng 2/1979, thỉnh thoảng lại trở về tìm kiếm ngôi mộ của những người bạn đã mất.
Trong hơn một giờ đồng hồ, họ trèo lên xuống sườn núi vắng vẻ gần biên giới Việt Nam, tìm kiếm một cách vô vọng trong số những cái tên của 957 binh sỹ được chôn ở đây, sau dừng lại và châm thuốc đặt lên mộ một đồng đội.
Sự im lặng đang bao trùm nơi này cũng giống như cuộc chiến bị “cố ý chôn vùi” ở Trung Quốc. Chỉ có những cơn gió thi thoảng xào xạc thổi qua rặng tre ở nghĩa trang. Bằng tính toán chính thức, 20.000 người Trung Quốc đã chết trong tháng đầu tiên của cuộc chiến, khi lực lượng Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ. Nhiều người khác chưa được nhắc đến đã chết khi các xung đột tiếp tục kéo dài đến những năm 1980.
 Xe tăng Trung Quốc ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam sáng 17/2/1979. (Nguồn ảnh: Soha) 

Ảnh VTC News.  Xe tăng Trung Quốc ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam sáng 17/2/1979. (Nguồn ảnh: Soha)

Từng đó năm trôi qua, không có mấy bộ phim, tiều thuyết hay hồi ký Trung Quốc nhắc đến những gì các binh sỹ và gia đình của họ phải chịu đựng. Không còn di tích nào nhắc đến cuộc chiến rõ ràng hơn các nghĩa trang thường tìm thấy ở khu vực biên giới xa xôi như thế này.

Bản thân nhiều cựu binh cũng khó nói ra tại sao họ lại chiến đấu trong cuộc chiến đó. Phần lớn chần chừ thảo luận với người ngoài cuộc, thậm chí cự tuyệt nói ngay cả với người trong gia đình.

Khi được hỏi tham gia cuộc chiến là vì điều gì, Long Chaogang, 42 tuổi, từng là lính bộ binh Trung Quốc đáp “tôi không biết”. Khi được hỏi ông đã giải thích về cuộc chiến tham gia trong quá khứ cho gia đình như thế nào, ông kể có một lần con gái 12 tuổi hỏi, và ông chỉ nói “đó không phải việc của con”.

“Sự lãng quên với quy mô lớn” như vậy không phải là hành động thụ động. Đó là sản phẩm của những nỗ lực cứng rắn và không ngừng nghỉ của chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát thông tin, đặc biệt là thông tin lịch sử. Học sinh Trung Quốc ngày nay đọc sách thường không thấy nhắc đến cuộc chiến.
Các tác giả tìm cách đi sâu vào lịch sử cuộc chiến này thường xuyên bị từ chối xuất bản. Năm 1995, một tiểu thuyết về cuộc chiến – “Traversing Death” (Tạm dịch: Đi qua cái chết) được kỳ vọng giành giải thưởng quốc gia nhưng bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi mà không có lời giải thích.
Việc nhà chức trách Trung Quốc quá sốt sắng trong việc kiềm chế các cuộc tranh luận có lẽ là do cuộc chiến đẫm máu mà nước này thực hiện với Việt Nam đi ngược lại với câu chuyện mà chính phủ Trung Quốc ngày nay đang ra sức tuyên truyền: Trung Quốc là một nước không bao giờ đe dọa hay tấn công các nước láng giềng và về một sự lãnh đạo thận trọng không thể sai lầm.
Cái tên được Trung Quốc gán cho cuộc bành trướng 1979 – “tự vệ và phản công chống chiến tranh Việt Nam” là minh chứng rõ ràng nhất Bắc Kinh đang cố gắng củng cố quan điểm này. 

Các nhà sử học cho rằng việc Trung Quốc bắt đầu hành động thù địch nằm ngoài cả mục đích tranh chấp và xung đột diễn ra hoàn toàn trên đất Việt Nam.
Nhiều nhà sử học cũng đánh giá chung rằng nếu cuộc chiến không phải là một thất bại hoàn toàn của Trung Quốc thì cũng là một cuộc chiến phải trả giá đắt với những mục đích đáng ngờ, trong đó có cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” do đã lật đổ Pol Pot, nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, một trong những kẻ bạo chúa gây ra thảm họa diệt chủng đẫm máu nhất thế kỷ 20 và cũng là một đồng minh của Trung Quốc thời đó.




Đến nay, các cựu binh Trung Quốc thường bám vào những lời giải thích này nhưng cũng phẫn nộ về việc bị sử dụng làm bia đỡ đạn trong một trò chơi chính trị ích kỷ.
“Chúng tôi hy sinh cho mục đích chính trị và không chỉ có tôi cảm thấy như vậy – nhiều đồng đội cũng thế, chúng tôi liên lạc với nhau qua Internet” – Xu Ke, một cựu lính bộ binh tự thuật trong một cuốn sách tự xuất bản về cuộc xung đột Trung – Việt năm 1979, “The Last War” (Tạm dịch: Cuộc chiến cuối cùng).
Ông Xu, hiện đang làm thiết kế nội thất ở Thượng Hải, cho biết đã đi khắp đất nước bằng chi phí của mình để nghiên cứu cuốn sách và nhận thấy rằng các tài liệu tại hết thư viện này đến thư viện khác về cuộc chiến đã bị loại bỏ. Một sách yếu lược về những năm 1980, hoàn chỉnh đến nỗi có lời bài hát của những bài hát nổi tiếng nhất thập kỷ bấy giờ, nhưng không nói gì về cuộc xung đột.
Cuộc chiến đã tạo ra một ngôi sao văn hóa đại chúng. Ca sĩ tên Xu Liang, người bị mất một chân trong cuộc chiến, trở thành anh hùng và thần tượng khi xuất hiện trên truyền hình quốc gia, ngồi trên xe lăn trong bộ quân phục và hát về đức hy sinh cá nhân.
Ca sĩ Xu (người không liên quan đến tác giả của "Cuộc chiến cuối cùng") đã tiếp tục thực hiện hơn 500 cuộc nói chuyện trên khắp đất nước trước khi không còn xuất hiện trước công chúng vào khoảng năm 1990, ngay sau khi những xung đột kết thúc.
Ngày nay, ông ta thay đổi đến nỗi nói với những người vô tình nhận ra ông ta trên đường phố Bắc Kinh rằng họ đã nhầm lẫn. Khi được hỏi liệu cuộc chiến có chính đáng không, ông nói “các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sử dụng Việt Nam như một kẻ thù thuận tiện để dập tắt xung đột nội bộ”.




Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Đầu hàng tập thể - Sự ô nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc (Phần 4)

VietTimes -- Chiều ngày 16.3.1979, Chính phủ Trung Quốc tổ chức họp báo tại Bắc Kinh về cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”. Các nhà báo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa không đến dự, còn các nhà báo phương Tây thì đều có mặt. Điều này thể hiện các nước phương Tây khi đó rất quan tâm đến tình hình chiến sự cụ thể vì họ đã nghe được đủ loại tin nhưng không được kiểm chứng, nên đều bị coi là tin đồn không đáng tin; nay Trung Quốc tổ chức họp báo thông tin về tình hình chiến sự đánh Việt Nam nên họ ùn ùn kéo đến…

Đại đội 8, Tiều đoàn 2, Trung đoàn 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Đại quân khu Thành Đô sau khi đầu hàng tập thể quân dân Cao Bằng.

Đại đội 8, Tiều đoàn 2, Trung đoàn 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Đại quân khu Thành Đô sau khi đầu hàng tập thể quân dân Cao Bằng.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Hoa tuyên bố: “Quân đội chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ tác chiến ở biên giới phía Nam và đã rút hết về nước!”. Dừng vài giây, Hoàng Hoa nói tiếp: “Hiện không còn bất cứ một người lính nào trên đất Việt Nam nữa!”.
Nhưng thực tế, trong số hơn nửa triệu binh lính, dân binh, quân dự bị tham gia trận chiến này, vẫn còn mấy trăm người hiện đang không rõ tung tích. Trên chiến trường, không rõ tung tích có nghĩa thế nào thì ai cũng biết. Nên trong các buổi truy điệu, họ đều được coi là tử sĩ. Ngoài ra, còn có 239 người khi đó đang bị Việt Nam giam giữ trong các trại tù binh. Trong số đó, có nguyên vẹn một đại đội sau khi bị bao vây, mất liên lạc với trên đã họp chi bộ với sự có mặt của các cán bộ cấp trên và ra nghị quyết đầu hàng tập thể. Vụ này được coi là “sự kiện nhục nhã nhất” trong lịch sử quân đội Trung Quốc (PLA).
Vụ việc này nhiều lần được báo chí bàn luận, mổ xẻ, phân tích trong suốt nhiều năm qua, mới nhất là trên trang Tin hàng đầu mỗi ngày (kknews.cc) các ngày 1.5.2018,  22.7.2018, ngày 9.11.2018;  news.qq.com ngày 21.4.2018, trang DWNews ngày 28.4.2018 và Sohu.com ngày 6.9.2018.
Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Đầu hàng tập thể - Sự ô nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc (Phần 4) - ảnh 2
Toàn bộ Đại đội 8 và các sĩ quan sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn 448 bị dẫn giải về trại giam
“Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12.11.2013. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc. Trang Sohu.com ngày 6.9.2018 cũng chạy tiêu đề “Trận nhục nhã nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh, sau khi về nước Trung đoàn trưởng bị tống giam, Phó tư lệnh quân đoàn bị bãi chức”. Trang Tin tức hàng đầu mỗi ngày thì viết: Tuy Trung Quốc tuyên bố đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, nhưng lại lựa chọn cách quên nó đi.
Trong chiến tích được công bố, phần thương vong không hề đả động đến những người bị bắt. Theo ghi chép về trao đổi tù binh dưới sự trung gian của Hội Chữ thập đỏ quốc tế thì số lính Trung Quốc bị phía Việt Nam bắt làm tù binh tổng cộng 239 người, trong đó có 219 người ở cùng một trung đoàn. Phía sau 219 tù binh này là sự kiện đầu hàng có tính chất xấu xa nhất trong lịch sử đạo quân mang tên “Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc – PLA”.
Theo thông tin trên báo chí Trung Quốc, “sự kiện nhục nhã chưa từng có trong lịch sử quân đội Trung Quốc” này diễn ra như sau:
Trước khi xảy ra cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” sư đoàn 150, quân đoàn 50 của Quân khu Thành Đô được khẩn cấp mở rộng biên chế từ sư đoàn loại B nâng lên thành sư loại A, được bổ sung thêm nhiều cựu binh đã qua rèn luyện điều động từ các đơn vị phía Bắc xuống và số lớn tân binh mới nhập ngũ, quân số từ hơn 6.000 tăng vọt thành hơn 11.000 người. Cán bộ các cấp phần lớn chưa có kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy cấp đại dội, trung đội đều mới được đề bạt. Tuy đã được huấn luyện khẩn cấp trước khi xảy ra chiến tranh nhưng chất lượng quân sự chưa được kiểm nghiệm. Sư đoàn trưởng là Lưu Đồng Sinh, Chính ủy Dương Chấn Đạo, sư đoàn 150 gồm 3 trung đoàn bộ binh có phiên hiệu 448, 449, 450 và trung đoàn pháo binh.
Ngày 21.2.1979, sư đoàn 150 hành quân bằng xe lửa và ô tô từ Tứ Xuyên vượt qua 3.000km tới mặt trận Quảng Tây, tập kết tại các khu vực Ninh Minh, Minh Giang trước ngày 5.3 làm nhiệm vụ dự bị, đề phòng quân đội Việt Nam đánh sang. Sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố rút quân, hầu hết sư đoàn 150 (trừ trung đoàn pháo binh) nhận lệnh của Sở chỉ huy tiền phương Quân khu Quảng Châu vượt biên sang Việt Nam qua cửa khẩu Thủy Khẩu làm nhiệm vụ càn quét ở phía Tây Cao Bằng dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh quân đoàn 41. Để giúp phối hợp với đơn vị bạn và tăng cường chỉ huy, quân đoàn 50 đã cử hai Phó tư lệnh quân đoàn là Quan Khoát Minh, Lâm Trung Hòa và Phó chính ủy Hầu Bồi Tụ lập thành tổ công tác về nằm vùng tại sư đoàn 150.
Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Đầu hàng tập thể - Sự ô nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc (Phần 4) - ảnh 3
Tù binh Trung Quốc xếp hàng đi ăn cơm trong trại. Ảnh tư liệu.
Sáng 7.3, trung đoàn 448 vào đến thị xã Cao Bằng theo đường số 3 qua cửa khẩu Thủy Khẩu sang Tà Lùng, huyện Phục Hòa, ít giờ sau tổ công tác nằm vùng của Quan Khoát Minh cũng tới. Theo hiệp đồng với quân đoàn 41 thì sư đoàn 150 được giao nhiệm vụ trong vòng 7 ngày phải càn quét, lùng sục tiêu diệt đối phương, tìm kiếm các kho vật tư của đối phương (nói trắng ra là cướp bóc, vơ vét của cải) và tìm kiếm, thu dung lính Trung Quốc bị thương, tử trận... trong khu vực phía tây Cao Bằng rộng 280km2 mà sư đoàn 121, quân đoàn 41 đã bị quân dân Việt Nam đánh cho tơi tả trước đó.
Trung đoàn 448 được khẩn cấp nâng từ loại B lên loại A trước khi xảy ra chiến tranh, cán bộ chỉ huy các cấp đều chưa qua đánh trận. Ê-kíp chỉ huy bao gồm: trung đoàn trưởng Lý Thiệu Văn, Chính ủy Lý Triệu Bích, 3 trung đoàn phó: Hồ Khánh Trung, Lan Văn Bân, Vương Bảo Nhân, 3 phó chính ủy: Long Đức Xương, Điền Văn Siêu, Vương Khiêm Trí và Tham mưu trưởng Cao Lập Hoa, Tham mưu phó Phó Bồi Đức còn có 3 trung đoàn bộ binh và 5 đại đội trực thuộc, tổng quân số hơn 2.500 người.
Trong 3 ngày từ 7 đến 10.3, hoạt động của sư đoàn 150 được đánh giá là “hoàn thành nhiệm vụ”. Tối 10.3, quân đoàn 41 ra lệnh cho sư 150 ngừng tiến công, trong vòng 3 ngày phải tiến theo hướng Bắc vừa truy quét đối phương vừa hành quân về nước, ngày 14.3 phải rút về nước qua đường Bình Mãng (tức hướng Sóc Giang, Hà Quảng). Tuy nhiên khi lựa chọn đường rút về, giữa Phó tư lệnh quân đoàn 50 Quan Khoát Minh và Sư đoàn trưởng 150 Lưu Đồng đã bộc lộ mâu thuẫn. Lưu Đồng cho rằng đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ nên cứ rút quân theo đúng đường cũ đã sang (tức quốc lộ 3 qua cửa khẩu Tà Lùng), về nước an toàn là thắng lợi.
Còn Quan Khoát Minh lại cho rằng sư đoàn 150 chưa hoàn thành nhiệm vụ tìm diệt sinh lực và lùng sục tìm kiếm kho tàng của Việt Nam, nếu rút quân về theo hướng bắc hướng Thiên Phong Lĩnh thì có thể mở rộng chiến quả (vơ vét được nhiều của cải hơn). Hai bên mâu thuẫn gay gắt, không ai chịu ai. Sau khi biết tin, Bộ Tư lệnh quân đoàn 41 đã gửi điện ra lệnh cho sư đoàn 150 rút về theo đường cũ; nhưng bức điện quan trọng đã mã hóa đó đã bị một nhân viên cơ yếu sơ xuất hủy đi mà không dịch ra. Vì thế, cuối cùng Quan Khoát Minh đã ra lệnh cho sư đoàn chia làm 3 cánh rút về theo hướng Bắc như ý ông ta.
Hai trung đoàn 449 và 450 rút quân khá trót lọt, nhưng trung đoàn 448 thì không may mắn như họ. Theo ý Quan Khoát Minh, để thu được thêm nhiều vật tư, hàng hóa của Việt Nam thì phải “vạch cỏ đánh Thỏ” nên đã chia thành 2 cánh vừa rút vừa lùng sục tìm kiếm kho tàng trong các hang động
Sáng 11.3, cánh Tây của tiểu đoàn 2 gồm đại đội 8 đặc nhiệm có Sở chỉ huy tiền phương trung đoàn 448 với Trung đoàn trưởng Hồ Khánh Trung và Phó chính ủy Long Đức Xương đi kèm bị quân đội Việt Nam tập kích ở thôn Nà Ca (xã Minh Tân, huyện Nguyên Bình). Quân Việt Nam không đông, nhưng chiếm được địa thế có lợi, dùng súng máy bắn quét. Phía Trung Quốc bất ngờ, không kịp trở tay nên thương vong nặng nề.
Trung đoàn báo cáo lên trên, xin cứu viện. Sư đoàn 150 thấy tình hình nghiêm trọng nên đồng ý, định lệnh cho 2 trung đoàn 449, 450 quay lại cứu viện, nhưng bị tổ công tác của quân đoàn 50 bác bỏ, cho rằng tiểu đoàn 2 có thể tự phá vây được, chỉ đồng ý để trung đoàn 448 cử 2 đại đội do Tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức chỉ huy quay lại hỗ trợ phá vây, nhưng cả 2 đại đội này đều bị quân dân Việt Nam phục kích, đánh cho tan tác...
Sau mấy ngày bị bao vây, tiểu đoàn 2 và Sở chỉ huy tiền phương của trung đoàn 448 bị đánh tơi tả, đạn dược lương thực cạn dần, không thấy quân cứu viện đến, tinh thần binh sĩ sa sút nghiêm trọng, triệt để mất ý chí chiến đấu chỉ biết co cụm chờ cứu viện. Ngày 13.3, Quân đoàn 41 được báo cáo tình hình một bộ phận trung đoàn 448, sư đoàn 150 bị bao vây, đã lệnh cho các đơn vị gần đó tới cứu viện, nhưng có đơn vị chưa đến nơi đã quay đầu. Sau này, có tin Quân ủy Trung Quốc cho rằng trung đoàn 448 bị bao vây ở vùng núi non hiểm trở, không huy động lực lượng lớn thì khó giải vây. Mà lúc này Trung Quốc đã tuyên bố rút quân, nếu triển khai hành động quân sự quy mô lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu trên quốc tế nên đã ra lệnh các đơn vị cứu viện quay về.
Ngày 19.3.1979, Phó Bồi Đức, Long Đức Xương và các cán bộ chỉ huy gồm đại đội trưởng, chính trị viên đại đội 8, tiểu đoàn 2 đã tổ chức họp chi bộ đảng mở rộng, ra nghị quyết quyết định hạ vũ khí, kéo cờ trắng cả tập thể ra đầu hàng quân đội Việt Nam. Đây được cho là điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Trung Quốc từ xưa đến nay.
Dư luận Trung Quốc nói về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Đầu hàng tập thể - Sự ô nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc (Phần 4) - ảnh 4
Tấm ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự thất bại của phía Trung Quốc trong Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
Sau này khi tổng kết, chỉ riêng trong trận Nà Ca, Lãng Trang này, trung đoàn 448 bị tập kích thất lạc cả thảy 542 người, để mất vào tay đối phương 407 khẩu súng các loại, 202 người bị bắt làm tù binh, trong đó có Phó chính ủy Long Đức Xương, Tham mưu phó Phó Bồi Đức, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, đại đội trưởng, chính trị viên đại đội 8 cùng các cán bộ đại đội, trung đội... Số còn lại đều bị chết hoặc mất tích.
Sau chiến tranh, Dương Dũng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đích thân dẫn đoàn cán bộ xuống quân đoàn 50 điều tra, tổng kết, xử lý vụ việc được coi là “ô nhục chưa từng có trong lịch sử quân đội” này. Phó tư lệnh quân đoàn Quan Khoát Minh bị kỷ luật cách chức, giáng cấp xuống cấp sư đoàn, trong quyết định kỷ luật ghi rõ: “tham sống sợ chết”, Phó tư lệnh Lâm Trung Hòa bị giáng chức, Phó chính ủy Hầu Bồi Tụ bị cảnh cáo trong đảng, các cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn, trung đoàn cũng bị kỷ luật hoặc điều chỉnh. Vụ việc được đưa thành giáo trình phản diện điển hình của việc tăng cường chỉ huy trong quân đội.
Từ tháng 5 đến tháng 6.1979, hai nước Trung – Việt tiến hành 5 đợt trao trả tù binh tại cửa khẩu Hữu Nghị nằm giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Đến ngày 22.6.1979, 239 tù binh Trung Quốc (thực ra là 238 người và hài cốt 1 tù binh bị chết trong trại do bị thương) đã được Việt Nam trao cho phía Trung Quốc. Tất cả họ bị đưa về “Lớp học tập” ở sân bay Ngô Vu ở ngoại ô Nam Ninh để thẩm tra, một số cán bộ chỉ huy có trách nhiệm trong vụ đầu hàng tập thể của trung đoàn 448 bị xử lý kỷ luật và chuyển cho tòa án quân sự trừng phạt. Lý Hòa Bình, đại đội trưởng và Phùng Tăng Mẫn, chính trị viên Đại đội 8 đặc nhiệm thuộc Tiểu đoàn 2 bị nhận án 10 năm tù giam vì tội “phản bội đầu hàng”.
Về biên chế tổ chức, trong đợt điều chỉnh biên chế quân đội năm 1985, quân đoàn 50 và Sư đoàn 150 với 4 trung đoàn trực thuộc cũng bị xóa phiên hiệu, vĩnh viễn không tồn tại trong biên chế của quân đội Trung Quốc nữa.
Lời kết:
…...
Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc Tháng 2.1979 là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử, cần phải được nhìn nhận với sự thật đầy đủ. Cần thiết phải nhắc để nhân dân ta và các thế hệ sau ghi nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tháng 2.1979 không thể bị lãng quên.
Cần phải đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Chúng ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Mọi người dân Việt Nam cần được biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

TẾT CỦA GIA ĐÌNH VIỆT- NGA Ở SERPUKHOP

Các gia đình Việt-Nga ở thành phố cổ Serpukhov đón Tết

© Sputnik /
Xã hội
URL rút ngắn
Hoàng Hoa
0 50
Thành phố cổ Serpukhov xinh đẹp thuộc tỉnh Moskva, cách thủ đô Moskva hơn 105 cây số. Mảnh đất này đã từng là thủ đô của một vương quốc vào thế kỷ thứ XIV. Nơi đây có những gia đình đặc biệt– những gia đình chồng Việt, vợ Nga. Và đặc biệt hơn nữa, họ chơi thân với nhau. Và Tết cũng là dịp để họ sum vầy bên nhau, cùng nhau đón Tết Nguyên Đán xa nhà.
Sau gần 2 tiếng đồng hồ đi từ trung tâm Moskva dưới trời tuyết lạnh chúng tôi đã tới Serpukhov, thành phố nhỏ nằm bên bờ các con sông Oka và Nara. Một thành phố rất Nga. Trời lạnh. Tuyết rơi. Nhưng khi bước vào căn hộ của anh Trung và chị Galia thì cảm giác đầu tiên là sự ấm áp của một mùa xuân đang tới. Cành đào Việt Nam tươi tắn đang chúm chím nở. Hương vị của những món ăn Việt bay từ bếp lan tỏa khắp.
Chị Galia đang gói nem, thành thạo như một phụ nữa Việt.
"Anh Trung thời yêu tôi rất hay nấu cho tôi ăn. Trở thành vợ chồng thì tôi đã học nấu các món Việt Nam. Đón Năm Mới ở Nga hay Tết Việt Nam tôi đều nấu các món như nhau, một nửa là các món Nga, một nửa là các món Việt", — chị Galia vừa gói nem vừa tâm sự với phóng viên Sputnik.
Chị Galia đang gói nem
© Sputnik /
Chị Galia đang gói nem
Gói nem xong, bỏ vào chảo rán, chị Galia chuẩn bị bày lên bàn ăn các món dưa muối do chính chị làm: dưa chuột, cà chua, bầu đĩa bay, và… hành muối, măng muối nữa (măng được chị muối chung với tỏi và hành). Trên bàn trước đó đã được bày xôi gấc, bánh chưng, canh măng, các món salat Nga…
"Các món trên bàn ăn thì Tết Tây cũng như Tết ta, chỉ khác là Tết thì có không khí Tết. Rồi Tết có bánh trưng, cành đào", — anh Trung nói với Sputnik.
Chị Galia với các món muối tự làm
© Sputnik /
Chị Galia với các món muối tự làm
Anh Trung tâm sự, xa Việt Nam đã lâu, rồi rất lâu không được ăn Tết ở Việt Nam, vì thế nhiều phong tục gắn liền với Tết anh cũng không còn nhớ rõ, nhưng mâm cúng Tất niên thì anh luôn giải thích cho các con biết ý nghĩa của nó. Hơn nữa, hàng tháng anh vẫn cúng mùng Một và ngày 15.
Anh Trung và chị Galia cùng nấu bữa cơm Tất niên
© Sputnik /
Anh Trung và chị Galia cùng nấu bữa cơm Tất niên
"Cháu rất thích không khí Tết. Thích nhất là món nem!", — Kristina, con gái của anh Trung và chị Galia nói.
Tiếng chuông cửa reo lên. Những cặp vợ chồng Nga — Việt bạn của hai vợ chồng anh Trung và chị Galia đã tới. Ở Serpukhov có 5 gia đình chồng Việt — vợ Nga như thế. Họ hay cùng nhau kỷ niệm những ngày lễ, và dĩ nhiên, đón Tết.
"Chúc mừng Năm Mới!", bé Ksenia 7 tuổi, con gái của anh Hưng và chị Svetlana nói rất rõ bằng tiếng Việt với mọi người.
Gia đình anh Hưng và chị Svetlana
© Sputnik /
Gia đình anh Hưng và chị Svetlana
Bên mâm cỗ Tất niên mọi người chúc nhau sức khỏe, tình yêu, hạnh phúc, bình an. Bên mâm cỗ Tất niên là cả hai thế hệ, cha mẹ và con cái của mấy gia đình Nga- Việt. Bên mâm cỗ Tất niên là sự hòa đồng, không có cách biệt văn hóa.
Bữa cơm Tất niên chung của các gia đình Việt-Nga tại Serpukhov
© Sputnik /
Bữa cơm Tất niên chung của các gia đình Việt-Nga tại Serpukhov
Dù thế hệ thứ hai ở Serpukhov không ai nói được tiếng Việt, nhưng các em vẫn biết rõ những truyền thống Việt mà được cha kể.
"Ở bên này, nhà ai cũng có bàn thờ, ai cũng làm cúng giao thừa. Luôn có bánh chưng, giò, chả, nem. Em luôn giải thích cho các con mình về lễ cúng Tất niên", — anh Hưng tâm sự với phóng viên Sputnik.
Mâm cỗ Tất niên
© Sputnik /
Mâm cỗ Tất niên
"Nhà mình thì Năm Mới này cả ba thế hệ cùng đón", — anh Nguyễn Hương Giang, người cách đây nửa năm đã trở thành ông nội, nói với Sputnik.
Cành đào Việt Nam bên cạnh cây thông năm mới Nga. Trong gia đình Việt — Ngacủa anh Trung và chị Galia ở Serpukhov cây thông Năm Mới bao giờ cũng đứng chờ cho tới Tết, để rồi cùng cành đào đón Tết âm của người Việt.
Những bản nhạc Việt "Mùa xuân ơi", "Tết, Tết, Tết đến rồi" vang lên. Rồi những bản nhạc trữ tình Nga. Không có cảm giác tiếng Việt hay tiếng Nga, không có rào cản văn hóa, chỉ là một không gian  vui tươi, ấm áp tình người. Mùa xuân, Tết thực sự đã tới trong tim mọi người, trong mỗi gia đình Nga —Việt tại thành phố cổ nhỏ xinh xắn Serpukhov.
Vợ chồng chị Svetlana và anh Hưng đang cùng hát bài Tết, Tết, Tết đến rồi
© Sputnik /
Vợ chồng chị Svetlana và anh Hưng đang cùng hát bài Tết, Tết, Tết đến rồi
Ngoài trời tuyết vẫn rơi, trời vẫn lạnh, nhưng trong lòng tôi cảm thấy thực sự ấm áp.