1979: LỬA ĐÃ CHÁY VÀ MÁU ĐÃ ĐỔ TRÊN KHẮP DẢI BIÊN CƯƠNG
Cái tên được Trung Quốc gán cho cuộc bành trướng 1979 – “tự vệ và phản công chống chiến tranh Việt Nam” là minh chứng rõ ràng nhất Bắc Kinh đang cố gắng củng cố quan điểm này.
Ngày
17/2/1979 tôi đang ở nhà tập thể Ty Ngoại Thương Nghễ Tĩnh
thì sửng sốt nghe đài phát
thanh tiếng nói VN phát đi thông tin: vào 4 giờ 17 phút Trung Quốc bất ngờ
đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới
Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò
Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Giữa lúc nhân dân
vùng biên giới Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn
đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt
quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ
quan, nhà máy…".
Bất ngờ trước sự
tấn công của quân Trung Quốc, người dân thị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ,
băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên. Giữa dòng người tản cư đó có
nhiều trẻ em cõng nhau chạy nạn.
Nhà trẻ thị xã Cao
Bằng chỉ còn là đống đổ nát;
Trâu bò bị giết
dọc đường quân Trung Quốc đi qua.
Anh Nông Văn Ất ở
xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái
chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa
con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng.
Chị
Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn
quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc (Dunai Péter Hunggari?). Tại thôn này, 43 dân thường
gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.
Không khí lúc đó sôi sục, chúng tôi được lệnh tập quân sự, đào hào chiến đấu, học bắn, lăn lê bò toài như bộ đội, thành lập tổ dân quân sẵn sãng chiến đầu với quân Trung Quốc xâm lược, sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Bài hát Chiếu đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mà chúng tôi được nghe những tháng ngày đó tạo nên cảm xúc sôi sục căm thù cho mỗi người dân Việt Nam, ăn sâu, thấm đẫm vào trong tim khí thế hừng hực sẵn sàng chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược biên giới phía bắc. Bây giờ nghe lại, trong tim tôi vẫn như sống lại khí thế hừng hực, bài hát có ca từ:
Không khí lúc đó sôi sục, chúng tôi được lệnh tập quân sự, đào hào chiến đấu, học bắn, lăn lê bò toài như bộ đội, thành lập tổ dân quân sẵn sãng chiến đầu với quân Trung Quốc xâm lược, sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Bài hát Chiếu đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà mà chúng tôi được nghe những tháng ngày đó tạo nên cảm xúc sôi sục căm thù cho mỗi người dân Việt Nam, ăn sâu, thấm đẫm vào trong tim khí thế hừng hực sẵn sàng chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược biên giới phía bắc. Bây giờ nghe lại, trong tim tôi vẫn như sống lại khí thế hừng hực, bài hát có ca từ:
Tiếng súng đã vang
trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào
cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành
trướng dã man
Đã dày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên
cương.
Giai điệu và ca từ hùng tráng của bài hát đã
thúc giục triệu triệu người Việt Nam lên đường chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn của
tổ quốc trước kẻ thù xâm lược. Đây cũng là bản nhạc đầu tiên thuộc “dòng nhạc
chiến tranh biên giới 1979”. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã khắc tên mình vào
thời khắc bi tráng của lịch sử đất nước.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên từng chia sẻ vào thời điểm
tháng 2.1979, ông đang phụ trách âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đên 17.2,
ông đã lặng người khi nghe tin Trung Quốc xua quân xâm chiếm 6 tỉnh biên giới
phía bắc. Ngay trong đêm hôm đó bài hát đã được ra đời, ông nói:
“Tôi viết rất nhanh. Ngay trong đêm 17, sáng
ngày 18, bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do với câu mở đầu “Tiếng súng
đã vang trên bầu trời biên giới” được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh. Ngày
20.2.1979 - tức là sau 4 ngày kể từ khi quân xâm lược thêm một lần nữa giày xéo
mảnh đất này, bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”, nhạc sĩ
Phạm Tuyên bồi hồi nhớ lại.
© Ảnh VTC News Nghĩa
trang tại huyện Malipho, Vân Nam. (Ảnh tư liệu Trung Quốc)
Tuy nhiên cả Long Chaogang và Bai Tianrong, đều không phải lần
đầu đến đây. Hai cựu binh trong cuộc chiến của Trung Quốc với Việt Nam, bắt đầu
với trận chiến dữ dội giữa tháng 2/1979, thỉnh thoảng lại trở về tìm kiếm ngôi
mộ của những người bạn đã mất.
Trong hơn một giờ đồng hồ, họ trèo lên xuống sườn núi vắng vẻ
gần biên giới Việt Nam, tìm kiếm một cách vô vọng trong số những cái tên của
957 binh sỹ được chôn ở đây, sau dừng lại và châm thuốc đặt lên mộ một đồng đội.
Sự im lặng đang bao trùm nơi này cũng giống như cuộc chiến bị “cố ý chôn vùi” ở Trung Quốc. Chỉ có những cơn gió thi thoảng xào xạc thổi qua rặng tre ở nghĩa trang. Bằng tính toán chính thức, 20.000 người Trung Quốc đã chết trong tháng đầu tiên của cuộc chiến, khi lực lượng Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ. Nhiều người khác chưa được nhắc đến đã chết khi các xung đột tiếp tục kéo dài đến những năm 1980.
Sự im lặng đang bao trùm nơi này cũng giống như cuộc chiến bị “cố ý chôn vùi” ở Trung Quốc. Chỉ có những cơn gió thi thoảng xào xạc thổi qua rặng tre ở nghĩa trang. Bằng tính toán chính thức, 20.000 người Trung Quốc đã chết trong tháng đầu tiên của cuộc chiến, khi lực lượng Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam và đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ. Nhiều người khác chưa được nhắc đến đã chết khi các xung đột tiếp tục kéo dài đến những năm 1980.
Ảnh VTC News. Xe
tăng Trung Quốc ồ ạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam sáng
17/2/1979. (Nguồn ảnh: Soha)
Từng đó năm trôi qua, không có mấy bộ phim, tiều thuyết hay hồi
ký Trung Quốc nhắc đến những gì các binh sỹ và gia đình của họ phải chịu đựng.
Không còn di tích nào nhắc đến cuộc chiến rõ ràng hơn các nghĩa trang thường
tìm thấy ở khu vực biên giới xa xôi như thế này.
Bản thân nhiều cựu binh cũng khó nói ra tại sao họ lại chiến
đấu trong cuộc chiến
đó. Phần lớn chần chừ thảo luận với người ngoài cuộc, thậm chí cự tuyệt nói
ngay cả với người trong gia đình.
Khi được hỏi tham gia cuộc chiến là vì điều gì, Long
Chaogang, 42 tuổi, từng là lính bộ binh Trung Quốc đáp “tôi không biết”. Khi được
hỏi ông đã giải thích về cuộc chiến tham gia trong quá khứ cho gia đình như thế
nào, ông kể có một lần con gái 12 tuổi hỏi, và ông chỉ nói “đó không phải việc
của con”.
“Sự lãng quên với quy mô lớn” như vậy không phải là hành động
thụ động. Đó là sản phẩm của những nỗ lực cứng rắn và không ngừng nghỉ của
chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát thông tin, đặc biệt là thông tin lịch sử. Học
sinh Trung Quốc ngày nay đọc sách thường không thấy nhắc đến cuộc chiến.
Các tác giả tìm cách đi sâu vào lịch sử cuộc chiến này thường
xuyên bị từ chối xuất bản. Năm 1995, một tiểu thuyết về cuộc chiến – “Traversing
Death” (Tạm dịch: Đi qua cái chết) được kỳ vọng giành giải thưởng quốc gia
nhưng bất ngờ bị loại khỏi cuộc thi mà không có lời giải thích.
Việc nhà chức trách Trung Quốc quá
sốt sắng trong việc kiềm chế các cuộc tranh luận có lẽ là do cuộc chiến đẫm máu
mà nước này thực hiện với Việt Nam đi ngược lại với câu chuyện mà chính phủ
Trung Quốc ngày nay đang ra sức tuyên truyền: Trung Quốc là một nước không bao
giờ đe dọa hay tấn công các nước láng giềng và về một sự lãnh đạo thận trọng
không thể sai lầm. Cái tên được Trung Quốc gán cho cuộc bành trướng 1979 – “tự vệ và phản công chống chiến tranh Việt Nam” là minh chứng rõ ràng nhất Bắc Kinh đang cố gắng củng cố quan điểm này.
Các nhà sử học cho rằng việc Trung Quốc bắt đầu hành động thù địch nằm ngoài cả
mục đích tranh chấp và xung đột diễn ra hoàn toàn trên đất Việt Nam.
Nhiều nhà sử học cũng đánh giá chung rằng nếu cuộc chiến không phải là một thất bại hoàn toàn của Trung Quốc thì cũng là một cuộc chiến phải trả giá đắt với những mục đích đáng ngờ, trong đó có cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” do đã lật đổ Pol Pot, nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, một trong những kẻ bạo chúa gây ra thảm họa diệt chủng đẫm máu nhất thế kỷ 20 và cũng là một đồng minh của Trung Quốc thời đó.
Nhiều nhà sử học cũng đánh giá chung rằng nếu cuộc chiến không phải là một thất bại hoàn toàn của Trung Quốc thì cũng là một cuộc chiến phải trả giá đắt với những mục đích đáng ngờ, trong đó có cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” do đã lật đổ Pol Pot, nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, một trong những kẻ bạo chúa gây ra thảm họa diệt chủng đẫm máu nhất thế kỷ 20 và cũng là một đồng minh của Trung Quốc thời đó.
Đến nay, các cựu binh Trung Quốc
thường bám vào những lời giải thích này nhưng cũng phẫn nộ về việc bị sử dụng
làm bia đỡ đạn trong một trò chơi chính trị ích kỷ.
“Chúng tôi hy sinh cho mục đích chính trị và không chỉ có tôi cảm thấy như vậy – nhiều đồng đội cũng thế, chúng tôi liên lạc với nhau qua Internet” – Xu Ke, một cựu lính bộ binh tự thuật trong một cuốn sách tự xuất bản về cuộc xung đột Trung – Việt năm 1979, “The Last War” (Tạm dịch: Cuộc chiến cuối cùng).
Ông Xu, hiện đang làm thiết kế nội thất ở Thượng Hải, cho biết đã đi khắp đất nước bằng chi phí của mình để nghiên cứu cuốn sách và nhận thấy rằng các tài liệu tại hết thư viện này đến thư viện khác về cuộc chiến đã bị loại bỏ. Một sách yếu lược về những năm 1980, hoàn chỉnh đến nỗi có lời bài hát của những bài hát nổi tiếng nhất thập kỷ bấy giờ, nhưng không nói gì về cuộc xung đột.
“Chúng tôi hy sinh cho mục đích chính trị và không chỉ có tôi cảm thấy như vậy – nhiều đồng đội cũng thế, chúng tôi liên lạc với nhau qua Internet” – Xu Ke, một cựu lính bộ binh tự thuật trong một cuốn sách tự xuất bản về cuộc xung đột Trung – Việt năm 1979, “The Last War” (Tạm dịch: Cuộc chiến cuối cùng).
Ông Xu, hiện đang làm thiết kế nội thất ở Thượng Hải, cho biết đã đi khắp đất nước bằng chi phí của mình để nghiên cứu cuốn sách và nhận thấy rằng các tài liệu tại hết thư viện này đến thư viện khác về cuộc chiến đã bị loại bỏ. Một sách yếu lược về những năm 1980, hoàn chỉnh đến nỗi có lời bài hát của những bài hát nổi tiếng nhất thập kỷ bấy giờ, nhưng không nói gì về cuộc xung đột.
Cuộc
chiến đã tạo ra một ngôi sao văn hóa đại chúng. Ca sĩ tên Xu Liang, người bị
mất một chân trong cuộc chiến, trở thành anh hùng và thần tượng khi xuất hiện
trên truyền hình quốc gia, ngồi trên xe lăn trong bộ quân phục và hát về đức hy
sinh cá nhân.
Ca sĩ Xu (người không liên quan đến tác giả của "Cuộc chiến cuối
cùng") đã tiếp tục thực hiện hơn 500 cuộc nói chuyện trên khắp đất nước
trước khi không còn xuất hiện trước công chúng vào khoảng năm 1990, ngay sau
khi những xung đột kết thúc.
Ngày nay, ông ta thay đổi đến nỗi nói với những người vô tình nhận ra ông ta
trên đường phố Bắc Kinh rằng họ đã nhầm lẫn. Khi được hỏi liệu cuộc chiến có
chính đáng không, ông nói “các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sử dụng Việt Nam như
một kẻ thù thuận tiện để dập tắt xung đột nội bộ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét