Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 
Ăn cắp cái điện thoại 5 triệu.
Khoản nợ 70 triệu đồng...
Lãi vay 300 nghìn/ngày...
4 mạng người chết trong cùng 1 gia đình ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.



 


Ai có thể vô cảm và không đau xót khi nghe tin này?  

Thân phân con người sao khốn khổ, rẻ mạt và bế tắc như vậy. Họ đơn độc vật lộn trong tháp nhu cầu ở tầng thấp nhất vẫn không tìm thấy lối thoát...

 Con đường cao tốc 34.000 tỷ chỉ 1 trận mưa là hỏng, các nhà hát xây lên không thể khai thác sử dụng đúng nghĩa nhưng Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm vẫn cứ quyết định đầu tư xây dựng...Trong khi người dân thường hàng ngày còn vật lộn với cuộc mưu sinh, sao họ không hoang mang với các tin dữ thế này.

Ôi! biết viết gì đây khi các sinh linh bé nhỏ phải chết oan nghiệt...

Mong Công an làm rõ hành vi cho vay nặng lãi của ông hàng xóm cho vay 70 triệu đồng, lấy lãi 300.000/ngày, mức lãi suất 12,85%/tháng và 154,3%/năm có phải là hành vi phạm tội hình sự hay không để xử lý? Việc cho vay nặng lãi là sợi giây liên quan như thế nào đến cái chết oan nghiệt cho 4 mạng người.
Sự xấu hổ vì hàng xóm dĩ nghĩ chưa đủ sức o ép họ phải tìm đến cái chết mà phải là nồi lo sợ bức bách, bế tắc cũng quẫn không lối thoát của một hộ cận nghèo không thể trả nổi khoản lãi suất 9 triệu đồng hàng tháng và nợ gốc 70 triệu đồng. Trừ khi anh Nguyễn Tiến Thành gặp được ông Phạm Sỹ Quý giám đốc Sở tài nguyên môi trường Yên Bái để học kinh nghiệm làm dàu từ cây chổi đót mà ở Kỳ Anh không thiếu để trả nợ...

Từ cái chết của 4 người trong gia định ta có thể nói rằng cho vay nặng lãi là tội ác mà chúng ta cần lên án và pháp luật phải xử nghiêm để cho xã hội được yên bình. Nếu Luật pháp chưa quy định thì cơ quan lập pháp cần sớm bổ sung hành vi tội phạm nguy hiểm này để tránh cho những cái chết oan nghiệt khác có thể còn xẩy ra.

 
Còn theo Luật sư Trần Đình Dũng thì: Gia đình 4 người treo cổ ở Hà Tĩnh, cần làm rõ chi tiết “chạy án 74 triệu”

Cả gia đình 4 người gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ treo cổ ở thôn Minh Châu (xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) hôm 20.10.2018 đang làm cho dư luận hết sức bùi ngùi thương cảm.

Gia đình 4 người gồm Nguyễn Tiến Thành (29 tuổi), Nguyễn Thị Huyền Thanh (24 tuổi, vợ anh Thành) và 2 con là Nguyễn Đăng Khoa (6 tuổi), Nguyễn Thị Huyền Trang (4 tuổi).

Người cha 29 tuổi đã vướng vào vụ trộm cắp bị CA ở một địa phương khác điều tra. Người cha này đã đưa cả gia đình vào cõi chết bằng 4 sợi dây treo cổ.

Ở đây chúng ta không nói về hành vi tội phạm của người cha này khi thắt dây và bồng con mình đưa vào vòng thòng lọng.

Tôi nghĩ rằng, khi ấy hai cháu 6 tuổi và đặc biệt là bé Huyền Trang mới 4 tuổi đã khóc ngất…

Báo Vietnamnet đưa một bản tin lúc (20/10/2018 12:17 GMT+7), bật lộ một chi tiết “chấn động” về sự việc xuất phát không chỉ người cha này xấu hổ do trộm cắp, mà còn vướng nợ do “chạy án” hết 74 triệu đồng.

Theo tin trên Vietnamnet chị ruột anh Thành là chị Nguyễn Thị Liễu —“Chị Liễu cho biết, cách đây không lâu, anh Thành có vào Quảng Bình và ăn trộm của người dân một chiếc điện thoại 5 triệu đồng và bị công an bắt. Sau đó, có một người quen nhận “chạy” cho anh Thành và ra giá 74 triệu đồng. Tuy nhiên gia cảnh nghèo nên Thành không có tiền trả.

Mấy hôm trước người quen đến đòi tiền, nhưng Thành chưa có trả. Tối qua vợ chồng em ấy vẫn vui vẻ với nhau, không hiểu sao giờ lại xảy ra chuyện đau đớn thế này”

Nếu chi tiết “chạy” 74 triệu đồng này là chính xác, thì rõ ràng rằng ở đây có dấu hiệu cưỡng đoạt 74 triệu (trong pháp luật hình sự có thể là Tội liên quan tới hối lộ, hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc Tội cưỡng đoạt tài sản, hoặc….).

Cần phải làm rõ chi tiết 74 triệu, bởi hoài nghi dư luận đặt ra: Có hay không mối liên hệ 74 triệu này với “những cán bộ công an điều tra vụ trộm”?

Việc làm rõ cũng là nhằm “rửa oan dư luận” cho các cán bộ CA đang điều tra vụ trộm, nếu không có việc “chạy án 74 triệu”?

Việc “chạy án 74 triệu” này (nếu đúng) thì nó là một trong các nguyên nhân thúc đẩy bàn tay run run ngu vụng của người cha 29 tuổi đưa con mình Nguyễn Đăng Khoa (6 tuổi) và Nguyễn Thị Huyền Trang (4 tuổi) vào xiết cổ trong sự khóc thét ngỡ ngàng của hai cháu!

Xin thắp một nén nhang lòng tưởng niệm sự lìa đời oan uổng của hai cháu và cha mẹ hai cháu!

Thaotin | Thời Sự | 21 - 10 - 2018

 

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Một số hình ảnh về cuộc gặp của các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Trung Quốc, Nhật- Trung Quốc và Mỹ - Việt Nam

Cái bắt tay đã nói lên nhiều điều  

1. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người đồng nhiệm Trung
Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Singapore ngày 18/10. Ảnh: AFP.

 



 
 
 
 
 
 
 
 
 

2. Bộ trưởng QP Nhật Bản và Bộ trưởng QP Trung Quốc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Bộ trưởng quốc phòng Viêt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
 

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

LẠI NÓI VỀ NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG

Nhà hát Giao hưởng 1.000 tỷ ở Vĩnh Phúc đóng cửa vì không ai đến xem và cảnh khó tin trong Nhà hát 117  tỷ ở huyện Đan Phượng ngoại thành Hà Nội

1. Nhà hát Vĩnh Phúc  là một trong những nhà hát giao hưởng lớn nhất cả nước, hai năm qua nhà hát tổ chức được 15 sự kiện và hầu hết miễn phí.

Nằm giữa công viên quảng trường trung tâm thành phố Vĩnh Yên, Nhà hát Vĩnh Phúc có tổng diện tích 23.500 m2, tổng số vốn đầu tư 775 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2016. Tòa nhà nổi bật với kiến trúc đồ sộ gồm một tầng hầm, ba tầng nổi, mái hiên lớn đua ra trước đại sảnh.


               Nhà hát Vĩnh Phúc nằm trên quảng trường thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)
Theo đề án xây dựng, công trình Được thiết kế bởi kiến trúc sư Australia sẽ trở thành nhà hát Opera tầm cỡ khu vực, công trình có công năng tổ chức hòa nhạc giao hưởng, ballet, nhạc vũ kịch quốc tế, chiếu phim chất lượng cao đạt tiêu chuẩn như Trung tâm chiếu phim quốc gia. Nơi này còn là địa điểm hội nghị, hội thảo của tỉnh, khu vực và quốc tế.

Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân, nhà hát còn được xây dựng với mục đích tổ chức những chương trình nghệ thuật, hòa nhạc quy mô lớn, thu hút các đoàn nghệ thuật, khán giả từ Hà Nội,
Cách trung tâm Hà Nội 50 km, nhà hát Vĩnh Phúc là một trong những nhà hát giao hưởng có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay. Khán phòng chính T1 sức chứa 1.000 chỗ ngồi, sân khấu thiết kế hầm cho dàn nhạc giao hưởng, 6 phòng thay phục trang, hậu trường cho nghệ sĩ.

Hai khán phòng bên cạnh với 500 và 250 chỗ ngồi, hiện mới xây dựng phần cốt bê tông, đóng kín cửa từ năm 2015 và chưa dự kiến thời gian hoàn thiện.
Hơn hai năm đưa vào sử dụng, Nhà hát Vĩnh Phúc thường xuyên trong tình trạng tối đèn, đóng cửa. Điểm sáng đèn thường xuyên trong tòa nhà là quán cà phê ca nhạc ở sảnh T2 của Đoàn ca múa nhạc Vĩnh Phúc, đơn vị đang quản lý nhà hát. Những buổi ca nhạc nhẹ, mini show tổ chức định kỳ vào tối thứ bảy trên sân khấu rộng chừng 15 m2 của quán cà phê.

Ngoài việc tổ chức hoạt động âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật, nhà hát chủ yếu phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh, sự kiện quy mô lớn, từ 600 đến 1.000 người. Sự kiện vừa và nhỏ, quy mô dưới 600 người thường không được tổ chức tại đây do chi phí điện nước cao. Hiện, kinh phí vận hành nhà hát mỗi tháng khoảng 50 triệu từ ngân sách tỉnh.
Tổ chức sự kiện để bán vé rất khó vì tiền đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn thấp. Khán giả ở tỉnh chưa nhiều người bỏ tiền mua vé xem nghệ thuật. Khán giả từ Hà Nội chủ yếu khách mời của đơn vị tổ chức.

                Khán phòng T1 sức chứa 1.000 chỗ ngồi của Nhà hát Vĩnh Phúc. Ảnh: Tất Định
Để có kinh phí duy trì, nhà hát Vĩnh Phúc đã áp dụng thử nghiệm cho ba đơn vị thuê rạp thu về 70 triệu đồng. Chương trình bán vé duy nhất là buổi biểu diễn xiếc của Liên đoàn xiếc Việt Nam tháng 11/2017. Ban quản lý cho thuê địa điểm với giá 20.000.000 đồng/đêm và hỗ trợ bán vé, giá vé 100.000-200.000 đồng. Buổi biểu diễn thu hút được gần 200 khán giả. Đơn vị này đang đề xuất cho thuê hội trường, khán phòng, mặt bằng không gian chưa sử dụng để kinh doanh dịch vụ về văn hóa giải trí.

2. Cảnh khó tin trong nhà hát trăm tỷ ở Đan Phượng ngoại thành Hà Nội: Lãng phí vô độ

Nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) nằm trong khu Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện, công trình được thiết kế cao 5 tầng, với tổng diện tích sàn trên 7.000 m2, diện tích sử dụng đất hơn 10.500 m2, tổng mức đầu tư trên 117 tỷ đồng, với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách huyện, thời gian thực hiện từ năm 2012-2014. Nhưng sau 6 năm, công trình vẫn dang dở vì chưa đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.

Nhà hát được xây dựng với quy mô hoành tráng, kiến trúc khá hiện đại. Bên ngoài được ốp lớp kính và đá đen bóng loáng, bên trong thiết kế hiện đại.

Với 40 phòng chức năng, muốn đi vào nhà hát phải lên khoảng 20 bậc thềm lát đá, trong khu biểu diễn là một hội trường rộng 700 ghế ngồi và một sàn diễn rộng tới hàng trăm mét vuông.


Thời điểm khởi công, huyện Đan Phượng dự kiến xây dựng nhà hát này trong 2 năm (2012-2014). Tuy nhiên, sau 2 năm thì dừng thi công do thiếu vốn, phải đến đầu năm 2016 mới cơ bản hoàn thành.

Công trình được kỳ vọng sẽ nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, trải qua 6 năm nhà hát vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức.


 


Công trình được kỳ vọng trở thành trung tâm văn hóa của huyện Đan Phượng và các huyện xung quanh như Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức

Trải qua 6 năm xây dựng, đến nay các hạng mục của nhà hát này cơ bản đã hoàn thành, nhưng vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức



Thật đáng lo: số phận nhà hát 1500 tỷ ở Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh  nếu phớt lờ dư luận mà triển khai xây dựng, tương lại cũng không tránh khỏi cảnh tượng này. 



Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

PHÚ NHỊ ĐẠI

Quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ không phải sự hưởng thụ vật chất

     ...Vất một điếu thuốc xuống sàn chỉ mất 1 giây, nhưng để nhặt nó lên phải mất 100 năm...

 

Sự giàu có của một người không nằm ở vật chất mà được thể hiện thông qua nội tâm của họ

Phú chỉ là sự sở hữu của vật chất, nếu không có tinh thần cao quý, thì sẽ không bao giờ có thể trở thành quý tộc. Giáo sư Trịnh Cường của Đại học Chiết Giang Trung Quốc nói rằng: “Người dân chúng ta thì có hai người trên xe buýt thôi mà vẫn chen lấn nhau. Tương lai cho dù Trung Quốc phát triển rồi, bạn hãy nhìn những người giàu lái xe hơi sang trọng xem, họ khạc nhổ, vứt rác qua cửa kính ô tô, bạn sẽ biết ngay Trung Quốc có giàu có hơn nữa cũng không có lớn mạnh”.

“Phú nhị đại” (thế hệ con nhà giàu thứ hai) ở Trung Quốc gần như là một từ châm biếm, trong mắt không xem ai ra gì, ngang ngược không nể sợ điều gì. Bởi người giàu ở Trung Quốc phần lớn đều bắt đầu giàu lên từ sau khi cải cách và mở cửa, tiền của tích lũy được cũng chỉ mới có 30 năm mà thôi.

Tại nước Đức, một thanh niên mù với chú chó dẫn đường đi đến trạm xe buýt. Đến nơi, tất cả mọi người không ai bảo ai, tự động nhanh chóng bước ra sau nhường một khoảng không gian cho anh thanh niên mù, một người phụ nữ kéo đứa con trai đang ngồi của mình đứng dậy. Chú chó dẫn chủ nhân của mình ngồi vào chỗ, tất cả những điều này diễn ra, anh thanh niên mù đều không hay biết.

Tại một nhà hàng nổi tiếng ở Los Angeles, mỗi người khi gọi cà phê sẽ đều gọi thêm một ly, nhân viên phục vụ sẽ dán cái phiếu ghi ly gọi thêm đó lên trên tường, những điều này hầu như đã trở thành quy tắc thường lệ. Đến khi có những người ăn mặc hoàn toàn không cân xứng với không khí sang trọng của tiệm cà phê mà bước vào trong tiệm, chỉ cần nói cà phê trên tường, là nhân viên phục vụ sẽ cung kính bưng ra một ly cà phê thơm ngon. Sau khi uống xong cũng không cần trả tiền, nhân viên phục vụ chỉ xé cái phiếu trên tường xuống là xong. Đây là một hình thức thể hiện sự tôn trọng của người dân nơi đây đối với những người nghèo. Người nghèo không cần cúi người khom lưng hạ thấp sự tôn nghiêm, mà vẫn có thể được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon nóng hổi.
 
Quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ không phải sự hưởng thụ vật chất
 
Cao quý hay không, thì khoảng cách của tiền bạc, kinh tế không thể nào quyết định được, nó là nằm ở bản tính của con người. Phàm là một quý ông quý tộc thực thụ, họ đều xem thường đồng tiền… Người Anh cho rằng một quý ông quý tộc thực thụ là một người cao quý thực sự, chính trực, không thiên vị, không sợ gian khó, thậm chí có thể vì người khác mà hy sinh chính mình. Anh ta không chỉ là một người có danh dự, mà còn là một người có lương tri”.
 
Toàn bộ tài sản của Bill Gates đều quyên tặng cho xã hội, trên người con gái ông không có một món đồ hàng hiệu nào nổi bật, không lái siêu xe thể thao, không đeo túi xách đắt tiền, cũng không trang điểm lộng lẫy.
 
Các nhà tỷ phú Trung Quốc đua nhau cho con vào học ở trường học quý tộc nước Anh, đến đây họ mới biết rằng cho dù là trường học tốt nhất, cuộc sống ở trường này còn gian khổ hơn cả trường bình dân. Họ sẽ không hiểu được rằng, quý tộc là một trạng thái tinh thần chứ không phải là sự hưởng thụ vật chất.
 
Vậy nên, phải thừa nhận rằng: “Tinh thần quý tộc mà người Phương Tây tôn sùng không phải là tinh thần của nhà giàu mới nổi, nó không đối lập với tinh thần bình dân, không có nghĩa là sống cuộc sống giàu có sang trọng. Nó dùng hàng loạt các giá trị danh dự, trách nhiệm, dũng cảm, tự kỷ luật để làm tinh thần đi đầu của cái cốt lõi. Quý tộc chân chính nhất định phải có khả năng tự kiểm soát, nhất định có sức mạnh tinh thần lớn mạnh, mà loại sức mạnh tinh thần này cần được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ”.
 
Sự giàu có về vật chất không thể chạm đến sự cao quý của tinh thần
Cao quý không phải là các xa xỉ phẩm của hình thức bên ngoài, cao quý bắt nguồn từ sự gánh vác bản tính thiện lương của nội tâm. Sự giàu có về tiền bạc không bao giờ bù đắp được sự nghèo nàn về tinh thần. Sự giàu có đầy đủ về mặt vật chất cũng không thể sánh ngang sự cao quý của tinh thần. “Phú” có thể là một chữ số, nhưng nội dung bên trong của “quý” sâu sắc hơn, là tinh thần nội tâm phong phú mà tiền bạc không bao giờ có thể cân bằng được..
Một người có tâm hồn cao quý thì trong từng cử chỉ hành động nhỏ cũng thể hiện ra được phẩm chất tao nhã. Một xã hội có đạo đức cao quý thì từ đường phố rộng lớn cho đến các ngõ hẻm đều lộ rõ sự ấm áp hài hòa. Một dân tộc có khí chất cao quý nhất định là dân tộc khiến mọi dân tộc trên thế giới tôn sùng kính trọng.



Phú mà không quý là giàu mà không sang chỉ có thể là trọc phú. Bạn có thể trở nên giàu có chỉ trong một đêm, nhưng khí chất cao quý thì lại phải mất đến ba đời để nuôi dưỡng. Ngày nay chúng ta dường như không thiếu những nhà giàu có địa chủ, nhưng chúng ta lại thiếu những quý tộc.

Cao quý là tấm lòng đầy hào khí và thương cảm đối với những người nghèo khó trong thiên hạ. Cao quý là tráng chí và ý chí dám đảm đương nỗi lo của nước nhà dẫu cho địa vị thấp kém. Cao quý là tinh thần trách nhiệm ‘lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ’
 
Và sự giàu có về tinh thần chính là cơ sở tốt nhất để dưỡng thành tính cách cao quý ấy. Lấy cao quý làm cái đẹp, tạo ra bầu không khí hài hòa một cách hoàn toàn tự nhiên, nâng cao tố chất của chúng ta một cách âm thầm bình lặng. Lấy cao quý làm tôn kính, trong lúc sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cũng được nâng tầm lên một cảnh giới khác.

Theo soundofhope.org

Năm 1987 tôi có vào Sài gòn công tác, cũng là Việt Nam nhưng Sài Gòn dạo đó tạo cho tôi những cảm xúc choáng ngợp và kinh ngạc, không phải vì Sài Gòn giàu có, cái mà tôi choáng ngợp chính là sự văn minh, lịch thiệp và tử tế của người dân Sài Gòn.

Nhìn cảnh Sài Gòn những năm tám mươi thế kỷ trước cũng rất trật tự yên bình thế này thì có khác gì Nhật Bản, Thái Lan..
 


Trái ngược với dân Hà Nội, người Sài Gòn rất tử tế và thật lòng, mỗi lần đi chơi không biết đường về, khi hỏi đường, mọi người dường như không nề hà, chỉ bảo ân cần, nếu họ không biết, họ hỏi người khác rồi tận tình hướng dẫn cho chúng tôi. Người Sài Gòn niềm nở dễ mến, ào ào nhưng nhân hậu và thật lòng.