Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump


Cuộc chiến thứ Ba:  Cuộc chiến chống lại các thiết chế đã định hình và sự "trì trệ" của nước Mỹ.

Nước Mỹ từ lâu vốn được xem là quốc gia năng động bậc nhất, là nơi tập trung các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, là nơi có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel nhất thế giới, nơi luôn khuyến khích sự sáng tạo, các ý tưởng lạ. Nước Mỹ được nhìn nhận là quốc gia luôn thay đổi và biết cách "tự làm mới" mình liên tục.

Giữa những năm 1980, cách đây quãng ba chục năm, khi đó Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev đã đưa ra ý tưởng "cải tổ" và "công khai hóa" ("perestroika” and “glasnost") đã làm thế giới phát sốt, còn nước Mỹ thì bị lo qua mặt. Khi đó có nhà báo hỏi Tổng thống Ronald Reagan là nước Mỹ có ý định thực thi "cải tổ" và "công khai hóa" như Gorbachev đang theo đuổi hay không thì câu trả lời của Reagan, đại ý là: Gorbachev đang làm cái việc mà đáng ra các nhà lãnh đạo Liên Xô phải làm từ lâu, nhưng họ đã không làm và để vấn đề tích tụ lại. Mỹ không cần "cải tổ" hay "công khai hóa" vì đây là việc Mỹ làm thường xuyên.

 

Bốn vị Tổng thống được tạc tượng, từ trái qua: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln.

Kết quả là "cải tổ" và "công khai hóa" của Gorbachev thiếu một tầm nhìn và cách làm bài bản đã đưa Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đến chỗ sụp đổ, còn khẩu hiệu "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" (Make America Great Again) của Reagan cùng chính sách kinh tế Reaganomics và "làm mới lại nước Mỹ ngay trên đất Mỹ" đã giúp nước Mỹ hùng mạnh trở lại trên mọi phương diện vào đầu những năm 1990.

Trước khi ông Trump lên cầm quyền. Từ góc độ của một nhà kinh doanh thành đạt trên đỉnh cao sự nghiệp và góc nhìn mới của một chính trị gia Trump cảm thấy hết sức "thất vọng" vì nước Mỹ đang trở nên già nua, sơ cứng, có quá nhiều "trì trệ", sức ỳ, quá nhiều rào cản. Bên cạnh đó, quá nhiều thế lực hùng mạnh trong giới chính trị, kinh doanh, truyền thông... sẵn sàng liên kết, ra tay bóp nghẹt các ý tưởng mới để bảo vệ đặc quyền của mình, mà như từ ngữ ta hay dùng là lợi ích nhóm.

Lợi ích nhóm ở nước Mỹ hiện quá hùng mạnh, bám rễ quá sâu nên các nhóm này sẵn sàng liên kết, tiến hành "chiến tranh tổng lực" chống lại Trump và toàn bộ chính quyền của ông ta đến cùng. Ngược lại, để thực hiện cam kết tranh cử đưa nước Mỹ "vĩ đại trở lại" Trump, với tác phong và cách làm "phi truyền thống" cũng lao vào ăn thua đến cùng với nhóm lợi ích.

Đỉnh điểm là ngày 16/8/2018 vừa qua, cùng lúc 350 tờ báo trên khắp nước Mỹ, trong đó có những tờ lâu đời và nổi tiếng như Boston Globe, the New York Times, Washington Post, Philadelphia Inquirer... đồng loạt đăng xã luận, công kích chính quyền Trump, coi cá nhân và Chính quyền Trump là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do báo chí - vốn từng được coi là một trụ cột quan trọng trong xã hội Mỹ cùng với tam quyền phân lập.

Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử và xã hội Mỹ từ xưa đến nay. Nói đến đặc quyền của báo chí Mỹ thì phải kể đến câu chuyện cách đây 36 năm, chỉ với tờ Washington Post đi tiên phong, cùng các phóng sự của hai nhà báo điều tra gạo cội là Carl Bernstein và Bob Woodward đã góp phần "hạ bệ" Tổng thống đương nhiệm Richard Nixon trong vụ Watergate. Với sức mạnh của báo chí tới mức có thể "làm nên" hay "làm tiêu tùng" (make or break) sự nghiệp của một Tổng thống như vậy nên các chính trị gia thường chọn cách "dĩ hòa vi quý" thay vì làm "mếch lòng" báo chí.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump thì khác, chọn ngay cách đối đầu "không cùng phe”, điển hình là CNN, Washington Post, the New York Times. Ông Trump sử dụng còn bài nhất quán ngay từ đầu là coi ba tập đoàn truyền thông lớn này cùng các bài báo chỉ trích cá nhân và chính quyền của mình là "báo chí của phe Dân chủ" và chuyên đăng "tin giả" (fake news)! Nói cách khác, Trump đánh trực tiếp vào tính chính danh và sự khách quan của báo chí "không cùng phe".

Nhìn một cách công bằng, sự ra đời của Internet, và cùng với nó là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat, YouTube... trong những năm qua đã làm giảm đáng kể quyền lực của các "ông lớn" truyền thông trong khi các ông lớn này vẫn ngủ quên trên đỉnh cao quyền lực thời hoàng kim. Mặt khác, sự phân hóa Xã hội Mỹ về mọi mặt, từ câu chuyện ranh giới giàu nghèo, thu nhập, đẳng cấp, sự hình thành giới chính trị gia "xa lông" ngày càng tách dời tầng lớp "thấp cổ bé họng"... dưới tác động đa chiều của Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa đã tác động mạnh, làm mất đi sự trung lập vốn có và khiến báo chí cũng phân làn rõ rệt. Trước đây thì rất khó phát hiện, nhưng nay chỉ cần cầm tờ báo đọc qua vài bản tin hoặc bật xem TV vài phút là có thể nói tương đối chính xác thiên kiến chính trị của tờ báo hoặc hãng một truyền thông nào đó.

Do đó, khá dễ hiểu là 350 tờ báo cùng lúc đả kích Trump nhưng lại ít nhiều đều chia sẻ các quan điểm chính trị như nhau. Và như thường lệ, chỉ vài dòng "Tweets" với 50 triệu người theo dõi mỗi ngày, Trump dễ dàng "vô hiệu hóa" các xã luận trên. Trước đây khi mạng xã hội chưa phát triển, các Tổng thống, chính trị gia thường đứng im chịu trận. Nhưng nay, Trump cũng lên tiếng "đòi" được đối xử công bằng, không bị báo chí tấn công một chiều!

Tuy nhiên, chủ đích cuối cùng của Tổng thống Trump là "vô hiệu hóa" sự chỉ trích của đối thủ, khiến ông ta có vị thế áp đảo trong giới truyền thông, từ đó gây ảnh hưởng, truyền tải các thông điệp chính trị.

Trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, quản trị đất nước.... ông Trump cũng có những cách làm "lạ đời", giúp tiết kiệm hàng chục triệu giờ công lao động hoặc hàng tỷ USD tiền đóng thuế của người dân, doanh nghiệp, cụ thể là:

- Tổng thống Trump ngay khi nhậm chức đã yêu cầu Boeing phải xem xét và đàm phán lại Hợp đồng mà Chính quyền Tổng thống Obama đã ký trước đó để mua hai máy bay "Không lực số một" (Air Force One) giao hàng vào năm 2024 vì giá quá cao. Boeing đứng trước tình thế phải đàm phán lại nếu không có nguy cơ bị hủy hợp đồng. Kết quả là cặp máy bay nay chỉ còn giá 3,9 tỷ USD, từ giá "trên trời" là 5,3 tỷ USD, tức giảm khoảng 25% giá ban đầu.

- Tương tự như vậy, ông Trump và Lầu Năm Góc cũng buộc hãng Lockheed Martin, nhà cung cấp máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm phải đàm phán lại và giảm giá từ 95 triệu USD/1 chiếc F-35 mà Lầu Năm Góc trả năm 2017, xuống còn 89 triệu USD/1 chiếc cho lô hàng giao trong năm 2018 và 80 triệu USD/1 chiếc năm 2020.

Chỉ qua hai vụ đàm phán đình đám, thông điệp của ông Trump đối với giới doanh nghiệp rất đơn giản: Ngay cả những hàng hóa mang tính biểu tượng của Tổng thống, đến bảo vệ an ninh quốc gia chính quyền cũng sẵn sàng xem xét, thậm chí hủy đơn hàng nếu cần. Dó đó, các hãng lớn nếu muốn làm ăn với chính phủ, muốn có tương lai phải cải tiến, nâng cao chất lượng và giảm giá thành.

- Ngoài việc đơn giản hóa sắc luật thuế liên bang, ngày 30/1/2017 Tổng thống Trump còn ký một sắc lệnh của Tổng thống quy định, từ nay trở đi bất cứ một quy định, hay điều lệ mới nào của liên bangi ra đời thì cơ quan đệ trình buộc phải vô hiệu hóa hai hai quy định hay điều lệ cũ. Mục đích của việc này là tránh biến các cơ quan công quyền thành bộ máy quan liêu, ra các "quy định trên trời", tạo thuận lợi tối đa cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây chỉ là một số ít ví dụ, nhưng nó cho thấy cuộc chiến chống lại thiết chế đã định hình và gắn với nó là lợi ích nhóm với đủ loại biến tướng là hết sức khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, đây lại là cuộc chiến nội bộ nơi các đồng minh lẫn đối thủ đều minh tường các điểm mạnh, yếu của nhau và sẵn sàng ra đòn dứt điểm đối phương bất cứ khi nào khi có thời cơ.

Còn tiếp kỳ 3
TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

                
 
 

 
 
 

 

 

NGƯỜI DÂN CÓ ĐƯỢC BÀN?

Dự án nhà hát 1.500 tỷ tại Quận Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh và số phận 3 Nhà hát ngàn tỉ ở thủ đô Hà Nội

 
Kỳ họp khóa IX, HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng, quy mô 1.700 chỗ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến năm 2022.

Khi nói về dự án này, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "TP HCM nên tỉnh táo và hủy bỏ quyết định này, nếu không thì Chính phủ có thẩm quyền hủy bỏ quyết định này bởi vì nó không hợp với ý Đảng, lòng dân"    

Không hiểu các vị đại biểu dân cử của Thành phố có biết số phận của 3 nhà hát ngàn tỷ ở thủ đô Hà Nội không?
1. Nhà hát Hoa Sen: Nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa, dự kiến xây dựng tại Khu công viên hồ điều hòa CV1 - khu đô thị mới Cầu Giấy được coi là nhà hát lớn nhất thủ đô. Nhà hát này được dự kiến xây dựng trên diện tích khoảng 4 ha, có quy mô sáu tầng, được thiết kế như năm bông sen nổi trên mặt nước hồ điều hòa rộng 19 ha, công viên rộng 32 ha.

Nhà hát được thiết kế 2.000 chỗ ngồi, khu khuôn viên có sức chứa 25.000 người, trong nhà hát có văn phòng, sân trượt băng, khu vui chơi giải trí.

Đến tháng 5-2018, UBND TP Hà Nội đã thống nhất dừng triển khai dự án Nhà hát Hoa Sen do một số nhà đầu tư không có nhu cầu đầu tư dự án này. Hơn nữa, qua cân đối nguồn lực của TP không đáp ứng được nên UBND TP Hà Nội đã dừng xây dựng Nhà hát Hoa Sen.

 
                                       Thiết kế Nhà hát Hoa sen

2. Nhà hát Thăng Long: với tổng mức đầu tư 2.398 tỉ đồng, nguồn vốn xây dựng từ ngân sách nhà nước, dự định xây dựng vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thời điểm đầu, nhà hát này được hoạch định tại khu X2 Mễ Trì (Từ Liêm) trên diện tích 2,445 ha mặt đường Phạm Hùng, gần Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bảo tàng Hà Nội. Sau đó được tính chuyển về ô quy hoạch khu vực bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ.

Quy mô của nhà hát gồm khu biểu diễn hòa nhạc cổ điển 1.200-1.500 chỗ và khu biểu diễn đa chức năng 1.800 chỗ và không gian biểu diễn ngoài trời. 

Tuy nhiên, đã qua tám năm, dự án này vẫn nằm trên giấy do Hà Nội chưa cân đối được ngân sách. Năm 2017, do có khó khăn về nguồn vốn nên UBND TP Hà Nội dự định thay đổi hình thức đầu tư, kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để triển khai dự án.
 


                                        Thiết kê Nhà hát Thăng Long
3. Nhà hát Opera tại khu vực Đầm Trị, Hồ Tây, do một doanh nghiệp lớn của Việt Nam triển khai theo hình thức xã hội hóa.

Kế hoạch xây dựng nhà hát lần đầu tiên được Chủ tịch UBND Hà Nội công bố tại cuộc gặp gỡ giới văn nghệ sĩ trí thức của thủ đô dịp đầu năm 2017. Địa điểm xây dựng tại phường Quảng An, quận Tây Hồ với tiêu chuẩn quốc tế.

Đến tháng 9-2017, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu dự án này cho biết đã mời kiến trúc sư nổi tiếng của Ý để thiết kế nhà hát này với mục đích xây dựng một nhà hát mang tính biểu tượng, điểm nhấn văn hóa của thủ đô. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa chính thức được triển khai.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump
Trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
 
Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu, cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.
 
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh nước này rằng TQ và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, nghĩa là nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa.

Ở một góc độ nào đó, việc dư luận quan tâm đến khía cạnh thương mại và đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc này là đúng nhưng chưa đủ, vì nó mới chỉ phản ánh được một phần những chuyển động lớn đang chi phối cục diện thế giới hết sức phức tạp hiện nay.

Tạm thời chưa bàn đến chiến lược mới của TQ nhằm định vị lại vị thế quốc tế mới của mình, cũng như nỗ lực xây dựng một trật tự và hệ thống quan hệ quốc tế mới, bài viết này chỉ tập trung vào những chuyển động lớn từ Mỹ bắt đầu từ dưới thời Tổng thống Donald Trump.



 
Trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ. 
Năm “cuộc đại chiến” của ông Trump

Rất khó để hiểu chính xác Trump, ông muốn gì, sẽ làm gì, làm như thế nào và làm được đến đâu? Việc lãnh đạo Trung Quốc không hiểu rõ, phán đoán sai, rồi có những bước đi khiến “cuộc chiến thương mại” lúc đầu tưởng như chỉ bắt đầu từ những “xích mích” nhỏ, rồi lan ra thành cuộc đối đầu kinh tế, thương mại toàn diện... cần xem là chuyện “bình thường”.
Bởi ngay chính trong lòng nước Mỹ, dù thích hay không thích nhưng có một thực tế là không chỉ các đối thủ, mà ngay các đồng minh chính trị cũng không hiểu Tổng thống muốn gì. Còn người dân và giới doanh nghiệp thì “thấp thỏm” chờ đợi các dòng “tweets” hàng ngày của Tổng thống để phán đoán hành động tiếp theo. Chưa kể sự thể còn bị “rối bung” khi hàng ngàn tờ báo từ cánh tả tới cánh hữu lao vào bình luận, mổ xẻ, phân tích, rồi bút chiến nhằm dẫn dắt dư luận theo nhiều chiều hướng khác nhau khiến thông tin “rối mù”.

Tất cả những cái đó rất dễ dẫn dắt người đọc, dư luận sa vào các tiểu tiết, hoặc bỏ qua và không thể nhìn thấy các chiều hướng chính sách, các chuyển động lớn sẽ chi phối nước Mỹ và nền chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ tới, được khái quát thành “5 cuộc đại chiến” của Trump.
Ở đây chưa bàn đến cái hay - dở - đúng - sai của các cuộc chiến này. Nhưng đây là thực tế những gì Trump đang làm và dù thích hay không thì nước Mỹ và thế giới cũng phải sống chung, thích ứng chừng nào mà Donald Trump vẫn còn là Tổng thống Mỹ.
Tìm đọc nhiều tư liệu, nhưng tôi cũng kinh ngạc khi phát hiện dường như trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động và 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
Cần nhớ, trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ.

Vậy 5 cuộc chiến đó là gì?


Cuộc chiến thứ nhất: Cuộc chiến xác lập “giá trị bảo thủ” và tìm cách đẩy lui các “giá trị tự do”:
Cuộc chiến này thể hiện qua cuộc đấu quyết liệt giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ qua việc đề cử Thẩm phán Brett Kavanaugh vào vị trí thẩm phán suốt đời tại Tòa án tối cao (Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ) gồm 9 người thay cho Thẩm phán Anthony Kennedy. Thẩm phán Kennedy được Tổng thống Reagan bổ nhiệm năm 1987 và về hưu năm 2018 sau 31 năm ở cương vị này.



                                                                                                     Ảnh: CNBC
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác.
Việc đề cử vị trí thẩm phán thứ 9 Tòa án tối cao diễn ra ngay trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Cộng hòa Trump và trùng hợp với thời điểm đảng Cộng hòa đang kiểm soát đa số (dù mỏng manh) tại Thượng viện, đang giúp Trump lựa chọn người cùng quan điểm qua đó ghi dấu ấn, tạo ảnh hưởng bảo thủ và góp phần định vị bản sắc của nước Mỹ trong nhiều thập kỷ sau này. Tất nhiên, cần hiểu rõ đây không phải là những quan niệm bảo thủ hay tự do mà ta và nhiều nước khác quan niệm, mà chủ yếu liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ.

Vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện là vị trí đầy quyền lực trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập tại Mỹ, có quyền giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, sắc lệnh của Tổng thống xem có vi hiến hay không, cho ý kiến về các vụ xét xử gây tranh cãi, dư luận quan tâm thông qua hình thức bỏ phiếu.
Description: Media player poster frameLấy ví dụ về sắc lệnh cấm người Hồi giáo từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cư vào Mỹ khi Tổng thống Trump mới lên cầm quyền. Khi đó Tối cao Pháp viện phải ra phán quyết đây là sắc lệnh không vi hiến thì Sắc lệnh này của Tổng thống mới được thực thi.
Chỉ đơn cử một việc như vậy đã giải thích tại sao cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa một bên thì kịch liệt phản đối, còn bên kia thì ủng hộ bằng mọi giá ứng cử viên Thẩm phán Tối cao Pháp viện thông qua cuộc Điều trần đang diễn ra và tiếp theo là màn bỏ phiếu hết sức gay cấn ngay trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.

Và cũng cần nhắc lại là các Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan, Bill Clinton, George Bush từng không thành công lần đầu khi các ứng viên cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện của mình không vượt qua được vòng điều trần hoặc bỏ phiếu tại Quốc hội.

Cuộc chiến thứ hai: Cuộc chiến chống lại ngay chính đảng đề cử mình, mà ở đây là đảng Cộng hòa, để bảo vệ những giá trị bảo thủ cốt lõi của những người Cộng hòa theo quan điểm của Trump.

Đây là điều tưởng chừng là nghịch lý, nhưng lại là thực tế. Lần ngược lại thời gian trước cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ tháng 11/2016, Trump khi đó bị những lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng hòa xem là "đứa con hoang" (pariah), đi ngược dòng chủ lưu.

Nhưng trái với hầu hết các dự báo, Trump - một người chưa hề có kinh nghiệm chính trường - lần lượt đánh bại từng đối thủ một vốn là các nhân vật lãnh đạo gạo cội và “ngôi sao” trong đảng Cộng hòa như Rand Paul, Mitch Romney, McGovern...

Thông thường trong chính trị Mỹ “cuộc chiến nội bộ” kết thúc khi đã có phân định thắng thua. Tuy nhiên, với Trump thì ngược lại. Với tỷ lệ ủng hộ lên tới 85% của các cử tri Cộng hòa, Trump gần như không có các đối thủ nặng ký trong đảng, nên mạnh tay tấn công các “cây đa, cây đề”, các thiết chế mà Trump xem là “trì trệ” trong đảng Cộng hòa để xây dựng liên minh mới, thúc đẩy các ý tưởng bảo thủ và cải cách.

Còn các lãnh đạo Cộng hòa trong khi tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của Trump để mở rộng uy tín của Đảng, thì cũng đấu quyết liệt không kém với Trump trong nội bộ đảng để chống lại một số cải cách mà họ xem là “nguy hại” cho nước Mỹ, tìm cách duy trì các thiết chế cũ cũng như dòng tư tưởng chủ lưu. Tuy nhiên, đối với nhiều nghị sĩ thì việc duy trì trật tự cũ còn là cách để họ tiếp tục duy trì ảnh hưởng và tiếp tục được hưởng các “đặc quyền, đặc lợi”.
 
TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

(còn tiếp)

Giáo dục phải được coi là một lợi ích công cộng

GIÁO DỤC PHẦN LAN: HỌC VÀ THI ÍT VẪN NHẤT THẾ GIỚI


Phần Lan đã phát triển phương pháp giáo dục thành công nhất thế giới bằng cách yêu cầu sinh viên dành ít thời gian ở trường và cho các em ít bài kiểm tra và bài tập về nhà.
Theo Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA), sinh viên Phần Lan đạt điểm số cao hơn về môn khoa học, toán và đọc so với mức trung bình ở các nước khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Thành công của peruskoulu - hệ thống giáo dục phổ cập và bắt buộc của Phần Lan - bắt đầu vào những năm 1970 nhờ một loạt cải cách đổi mới. (Ở cuối những năm 1960, chỉ có 10% sinh viên Phần Lan hoàn thành bậc trung học).
Giáo dục công lập chất lượng cao của Phần Lan là kết quả không chỉ của các chính sách giáo dục mà còn nhờ vào chính sách xã hội hiệu quả.

Hệ thống giáo dục công bằng cao ở Phần Lan không phải chỉ riêng là kết quả của các yếu tố giáo dục, Pasi Sahlberg, một nhà giáo dục, nghiên cứu và cố vấn chính sách của Phần Lan đã viết: "Cấu trúc cơ bản về hệ thống phúc lợi quốc gia Phần Lan đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện công bằng cho tất cả trẻ em và gia đình một con đường giáo dục thành công ngay ở tuổi lên bảy."

Sự bất bình đẳng làm cản trở triển vọng phát triển của mọi người - vì vậy hệ thống giáo dục ở các xã hội có sự bình đẳng có hoạt động tốt hơn các nơi khác. Trong xã hội bình đẳng hơn, học sinh làm tốt hơn ở trường.

Các quốc gia có sự công bằng cao, thì có nhiều công dân biết chữ hơn, học sinh bỏ học ít hơn, ít béo phì, sức khỏe tâm thần tốt hơn, và tỉ lệ có thai ở tuổi vị thành niên ít hơn so với những quốc gia mà khoảng cách thu nhập giàu nghèo cao. Bất bình đẳng có liên quan đến việc dạy và học ở trường."
Tại trường Viikki ở thủ đô Helsinki, con cái của tầng lớp giàu có và giới công nhân ngồi cạnh nhau trong lớp học.

Trường không thu học phí và mọi sách giáo khoa, tài liệu học được phát miễn phí. Trong nhà ăn rộng rãi, các món ăn lành mạnh được phục vụ cho hơn học sinh từ cấp tiểu học đến trung học.

Tất cả trẻ em đều được chăm sóc y tế, khám chữa răng miễn phí và mọi tiến bộ trong học tập của các em đều có sự hỗ trợ từ các nhà tâm lý học và giáo viên.
Sự thành công về giáo dục của Phần Lan phần lớn là do được củng cố bởi mô hình kinh tế về bồi dưỡng bình đẳng và công lý xã hội, được áp dụng qua sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai ..

Mô hình này cung cấp khám sức khỏe và giáo dục miễn phí, nhà ở giá rẻ, thời gian nghỉ thai sản nhiều hơn để khuyến khích nam giới chịu trách nhiệm hơn về việc chăm sóc trẻ em, học mẫu giáo miễn phí, tạo phúc lợi xã hội phong phú cho công dân của họ.
Triết lý của hệ thống cũng được phản ánh trong lớp học. Giáo viên dành bốn giờ một ngày cho các bài học. Họ có thời gian để lên kế hoạch cho lớp học, tái tạo lại kiến thức và chú ý nhiều đến học sinh.

Nghề giáo viên được trả lương khá cao và điều kiện làm việc tốt trở thành một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất để hướng tới của các sinh viên Phần Lan - đứng đầu, ngang với y học, luật và kiến trúc.
Giờ học của Phần Lan ngắn so với các nước OECD khác: ví dụ: khoảng 670 giờ mỗi năm ở trường tiểu học. Học sinh tiểu học ở Hoa Kỳ và Colombia có hơn 1000 giờ học mỗi năm.

Điều quan trọng là trẻ em có thời gian để trở thành trẻ emchất lượng học, không phải số lượng, và thời gian dành cho lớp học.
Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan dành trung bình 2,8 tiếng mỗi tuần làm bài về nhà, theo sau là Hàn Quốc với 2,9 tiếng. Thời gian làm bài tập trung bình ở các nước OECD là 4,9 tiếng mỗi tuần, còn ở Trung Quốc là 13,8 tiếng.

Học sinh học được những gì họ cần phải học trong lớp. Họ có nhiều thời gian hơn để dành cho bạn bè và làm những việc khác mà họ thích, điều đó cũng rất quan trọng.
Tại trường học bầu không khí yên tĩnh và thân mật. Các em không mang đồng phục và đi lại trong trường chỉ cần tất, không đi giày.
Ở các trường học ở Scandinavia, không ai mang giày

Học sinh Phần Lan cũng không cần lo lắng về các kỳ thi: không có các kỳ thi trong năm năm đầu tiên của giáo dục và trong những năm sau đó, học sinh được đánh giá theo hiệu suất của các em trong lớp học.

Nguyên tắc của hệ thống giáo dục là mỗi em nhỏ đều có tiềm năng học tốt nếu được hỗ trợ và có đủ cơ hội.
Giáo viên tin rằng vai trò của họ là giúp học sinh học mà không phải lo lắng và phát triển sự tò mò tự nhiên - không phải lo thi đậu trong các kỳ kiểm tra
Sự tiến bộ của các chính sách giáo dục của Phần Lan đi đôi với phúc lợi xã hội mà nguồn thu là mức thuế cao nhất thế giới: 51,6%.


Mặc dù mang gánh nặng tài chính, Phần Lan vẫn được coi là quốc gia hạnh phúc nhất trên trái đất, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc năm 2018.

 
Công bằng, trung thực, và công lý xã hội bắt nguồn sâu sắc trong cách sống của người Phần Lan. Mọi người có ý thức chia sẻ trách nhiệm mạnh mẽ, không chỉ cho cuộc sống của chính họ, mà còn cho cuộc sống của người khác.

Nuôi dưỡng hạnh phúc của trẻ em bắt đầu trước khi chúng được sinh ra và tiếp tục trước khi chúng bắt đầu đi học ở tuổi lên bảy, và dịch vụ y tế công cộng có thể dễ dàng tiếp cận với mọi người trong suốt thời thơ ấu.

Để có một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì giáo dục phải  được coi là một lợi ích công cộng.
Những kẻ kinh doanh trên tương lai con em là có tội.

Những người làm bố làm mẹ chúng ta có quyền mơ ước và mong cho con em chúng ta được hường một nền giáo dục như Phần Lan./.   


Claudia Wallin BBC News Brazil


 Copy đường dẫnhttps://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45800943Về mục Chia sẻCác đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mớiĐóng kênh chia sẻ
 
 

 

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

THẮNG LỢI CÓ Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA TT TRUMP

Ông Kavanaugh, 53 tuổi, được bổ nhiệm làm Thẩm phán tòa tối cao có nhiệm kỳ  trọn đời.


    Ứng viên được Tổng thống Donald Trump đề cử, Brett Kavanaugh, tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án Tối cao sau những tuần tranh cãi gay gắt. Thượng viện Mỹ trước đó đã bỏ phiếu chuẩn thuận bổ nhiệm ông Kavanaugh với tỷ lệ phiếu 50-48.

    Người phụ nữ đưa ra lời cáo buộc ông Kavanaugh tấn công tình dục bà là giáo sư tâm lý Christine Blasey Ford đã làm chứng tại một buổi điều trần tuần trước rằng ông Kavanaugh đã cố gắng cởi bỏ quần áo của bà, ghim bà vào một chiếc giường và bịt miệng của bà khi bà lên tiếng kêu cứu tại một bữa tiệc ở nhà vào năm 1982, khi bà 15 tuổi và ông Kavanaugh 17 tuổi.

    Đáp lại lời khai của bà, ông Kavanaugh nói ông chưa bao giờ tấn công bà hay bất cứ ai khác. Ông cáo buộc đảng Dân Chủ đã chính trị hóa quá trình và làm hại gia đình ông và thanh danh của ông.

    Hai người phụ nữ khác cũng ra mặt và lên tiếng: Bà Deborah Ramirez, người đã theo học ở đại học Yale cùng lúc với ông Kavanaugh, nói rằng ông đã phơi bày bộ phận sinh dục của ông cho bà thấy trong một một trò chơi uống rượu.

    Bà Julia Swetnick thì đã từng tham dự những bữa tiệc tại gia mà ông Kavanaugh cũng tham dự vào đầu thập niên 1980, nơi bà nói rằng ông và bạn bè của ông đã cố gắng "tăng đột biến" vào thức uống của các cô gái. Ông Kavanaugh phủ nhận cả hai cáo buộc.

    Sau một cuộc điều tra dài 11 giờ của FBI về cáo buộc, các thượng nghị sĩ đã quyết định ủng hộ đề cử này. Đây có thể xem là chiến thắng chính trị của ông Trump trước cuộc bầu cử giữa kỳ trong tháng 11/2018.

    Như vậy sau những trò vu cáo bẩn thỉu, ông Kavanaugh, 53 tuổi, được bổ nhiệm nhiệm kỳ trọn đời.

    Tổng thống viết lời chúc mừng trên Twitter và trả lời phóng viên rằng ông Kavanaugh đã chịu đựng "cuộc tấn công khủng khiếp của đảng Dân chủ". Ông Trump cũng cho biết ông "chắc chắn 100%" rằng người phụ nữ cáo buộc ông Kavanaugh tấn công tình dục, giảng viên Christine Blasey Ford, đã nhắm sai người.

    Theo BBC 7/10/2018