Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

10 CUỐN HỘ CHIẾU QUYỀN LỰC NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2018

Công ty tư vấn về cư trú và quốc tịch Hanley & Partner có trụ sở chính tại London-Anh, ngày 9/10/2018 công bố danh sách những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2018. Đáng chú ý là không phải nước Mỹ hay châu Âu được xếp là nước có hộ chiếu quyền lực nhất mà chính là nước châu Á: Nhật Bản đã trở thành nước sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất hành tinh. công dân Nhật hiện không cần visa hoặc chỉ phải làm thủ tục visa tại cửa hải quan (visa on arrival) tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
1. Hộ chiếu của công dân Nhật Bản đã trở thành nước sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất hành tinh vượt qua  Singapore soán ngôi đầu bảng.


2. Hộ chiếu Singapore bị tụt xuống vị trí thứ 2:

 

3. Đức đã tụt xuống vị trí thứ 3 ngang bằng với Pháp và Hàn Quốc.

4. Đứng vị trí thứ 4 bao gồm: Đan Mạch, Phần Lan, Italy, Thụy Điển và Tây Ban Nha.



5. Đứng vị trí thứ 5: Hai quốc gia Mỹ và Anh được miễn làm visa hoặc có thể làm tại điểm đến ở 186 nơi. Cả hai đều đứng vị trí thứ 5 cùng Na Uy, Áo, Hà Lan và Bồ Đào Nha.




6. Belgium; Switzerlen; Ireland; Canada;
7. Australia; Greece; Malta;

8. New zealand; Czech Republic; 

9. Iceland;

10. Hungary; Sloveny; Malaysia

- Hộ chiếu Đài Loan xếp hang thứ 32



- Hộ chiếu Nga dứng vị trí 47


- Hộ chiếu Thái Lan xếp thứ hang 68. 














- Hộ chiếu Trung Quốc giảm hai bậc xuống vị trí 71.



- Hộ chiếu Indonesia thứ hang 72 và Philippines thứ hang 75;

- Hộ chiếu Cambodia thứ hang cầu 87 (số điểm đến miễn visa 54);

- Hộ chiếu Lào thứ hạng toàn cầu 89 (số điểm đến miễn visa 52)

- Hộ chiếu Việt Nam đứng vị trí thứ 90, công dân Việt Nam được miễn visa hoặc làm visa tại 51 điểm đến.



- Iraq và Afghanistan vẫn tiếp tục giữ vị trí “đáy bảng”. Công dân ở hai quốc gia này chỉ có thể tới 30 điểm mà không cần xin trước thị thực.


- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đứng vị trí thứ 21 trên thế giới, tăng từ vị trí thứ 62 của năm 2006 và trở thành hộ chiếu mạnh nhất khu vực Trung Đông.

(Nguồn: CNN)

 
Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump

“Phởn chí” nên chủ quan, giờ ráo riết sửa sai lầm chiến lược

Sau khi Liên Xô tan rã, nước Mỹ "phởn chí" khi không còn đối thủ ngang tầm. Trong khi đó, Trung Quốc âm thầm, quyết liệt thực thi cải cách mở cửa về kinh tế, xây dựng nội lực bên trong, cố gắng tránh gây bất hòa hoặc đối đầu với Mỹ khi không cần thiết. Nhờ chiến lược "Thao quang dưỡng hối", hiện đại hoá đúng đắn, cách làm bài bản, có sự chỉ huy, thống nhất và tập trung cao độ, lại tận dụng được lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ nên họ đã lớn mạnh vượt bậc chỉ trong thời gian rất ngắn.

Dưới góc nhìn của Tổng thống Donald Trump và Chính quyền mới ở Mỹ, sự vươn lên của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc thiết lập một hệ thống riêng không khác gì cách thức Mỹ từng làm trước đây khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc để xác lập và củng cố vị trí siêu cường lâu dài sau đó.

Cuộc chiến thứ tư: Duy trì địa vị siêu cường số một thế giới của Mỹ

Theo tư duy và cách làm thông thường, một quốc gia duy trì ngôi vị hàng đầu của mình bằng cách thực hiện hai bước song song: Củng cố sức mạnh quốc gia tổng hợp của mình, đồng thời chặn bước tiến và tạo khoảng cách xa nhất có thể với địch thủ bám ngay sát. Và nước Mỹ không phải là ngoại lệ.

Lịch sử của Mỹ từ khi lập quốc ngày 4/7/1776 đến nay là lịch sử bành trướng, và vươn lên không ngừng, từ một liên bang lỏng lẻo gồm 13 bang ban đầu vốn dĩ là thuộc địa của Anh quốc thành một nhà nước liên bang hợp chủng quốc hùng mạnh nhất thế giới với 50 bang như hiện nay. Lịch sử Mỹ cũng là lịch sử đấu tranh và triệt hạ không khoan nhượng bất kỳ địch thủ thủ nào tìm cách thách thức vị trí số một của Mỹ.

Chỉ sau khoảng 100 năm lập quốc, đến đầu những năn 1870, sau khi kết thúc nội chiến Bắc Nam (1861-1865) Mỹ đã thay Anh trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, rồi trở thành siêu cường số một thế giới khoảng 70 năm sau đó, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Trong khi hầu hết các cường quốc khác bị suy yếu và tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh thì Mỹ ra khỏi thế chiến 2 với vị thế đặc biệt của người chiến thắng, với sức mạnh vượt trội so với bất kỳ cường quốc nào khác.

Trong khoảng thời gian 5 năm hậu chiến, GDP của Mỹ luôn chiếm tới 1/2 GDP của cả thế giới, Mỹ cũng là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử, còn đồng USD thì "hất cẳng" đồng bảng Anh, trở thành đồng tiền thanh toán, lưu trữ chủ chốt của thế giới.

Với vị thế áp đảo như vậy, Mỹ dễ dàng "vẽ" trật tự của Phương tây và phần nào đó là trật tự thế giới hòng thao túng theo ý đồ của mình: Về quân sự, Mỹ lập ra khối quân sự Bắc Đại Tây Dương; về thương mại Mỹ sử dụng ảnh hưởng để lập Hiệp định Thuế quan và Thương mại (GATT), tổ chức tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới WTO sau này; còn về tài chính, Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập ra các thiết chế tài chính có ảnh hưởng đến tận bây giờ như: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển IBRD, Công ty Tài chính Quốc tế IFC... Mục đích tối thượng là duy trì địa vị cường quốc số một thế giới và thiết lập một trật tự toàn cầu bao trùm hầu khắp các lĩnh vực theo luật chơi do Mỹ đặt ra.

Trong 45 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các hệ thống quốc tế do Mỹ "cầm trịch" đã vận hành tương đối hiệu quả, giúp Mỹ "đánh bại" - dù hết sức khó khăn - được địch thủ cạnh tranh về quân sự, chiến lược và ý thức hệ là Liên Xô, khiến không chỉ Liên Xô, mà hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu cùng lúc bị tan rã. 

Về mặt kinh tế, với Thỏa ước Plaza (Plaza Accord Agreement) ký ngày 22/9/1985 tại New York để giải quyết "chiến tranh tiền tệ" giữa năm cường quốc Phương tây, mà thực chất là nhằm vào Nhật Bản, buộc nước này phải tăng giá đồng Yên so với đồng USD và các ngoại tệ chủ chốt khác. Thỏa ước Plaza là đòn độc, đòn "tước vũ khí" quyết định khiến Nhật không thể dùng chiến thuật dumping (giảm giá), cạnh tranh không lành mạnh nhờ hỗ trợ của chính phủ để đánh bại các công ty Mỹ. Và cũng từ đây bong bóng bất động sản Nhật bị bể, kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ suốt từ đầu những năm 1990 đến nay và từ đó trở đi Nhật không bao giờ trở thành mối đe dọa về kinh tế với Mỹ nữa.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã thì nước Mỹ bước vào tình trạng "phởn chí" khi không còn đối thủ ngang tầm. Học giả Mỹ nổi tiếng Francis Fukayama thậm chí còn xuất bản cuốn sách "Sự cáo chung của Lịch sử" (The End of History and the Last Man), với tuyên bố ngạo mạn về "Chiến thắng của nền dân chủ tự do" đứng đầu là Mỹ trước các "chính thể chuyên quyền". Tiếp đó là các sai lầm chiến lược nối tiếp sai lầm khi Mỹ sử dụng lực lượng quân sự quy mô lớn tiến hành cùng lúc cuộc chiến chống khủng bố hao người tốn của và không lối thoát sau vụ khủng bố 11/9/2001 - với phí tổn khoảng 4000 tỷ USD và hàng chục ngàn sinh mạng - trên hai mặt trận là Iraq và Afghanistan.

Trong khi đó, trên một mặt trận khác, Trung Quốc thực hiện một chiến lược âm thầm, nhưng hết sức quyết liệt là thực thi cải cách mở cửa về kinh tế, xây dựng nội lực bên trong, cố gắng tránh, tìm cách không gây bất hòa hoặc đối đầu với Mỹ khi không cần thiết. Nhờ chiến lược "Thao quang dưỡng hối", hiện đại hoá đúng đắn, cách làm bài bản, có sự chỉ huy, thống nhất và tập trung cao độ, lại tận dụng được lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ nên Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc chỉ trong thời gian rất ngắn.

Trong giai đoạn kéo dài 25 năm từ 1990-2014, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% năm, vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 2010. Trong giai đoạn 2004-2016 GDP của Trung Quốc tăng trưởng tới 4 lần từ 2.500 lên 10.000 tỷ USD và đuổi sát Mỹ.

Đến trước giai đoạn Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền 1/1/2017, nếu như tốc độ phát triển kinh tế của Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì như thời gian trước đó thì theo dự báo của WB và IMF, chỉ đến năm 2025 hoặc cùng lắm là 2030 Trung Quốc sẽ vươn lên thay thế Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. 

Không chỉ phát triển về chất, mà Trung Quốc còn tập trung phát triển về lượng, hướng đến các tiêu chí quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia thông minh, xây dựng lối sống, cách hành xử văn minh của người dân theo những tiêu chuẩn cao nhất của thế giới. 

Nhờ sự lớn mạnh vê kinh tế, sự phát triển về khoa học kỹ thuật vượt bậc, Trung Quốc cũng mạnh dạn, tự tin và quyết đoán trong chi tiêu quốc phòng, trong hành xử với láng giềng và trong quan hệ quốc tế cho phù hợp với vị thế mới của mình.

Đáng chú ý là Trung Quốc thực hiện cùng lúc hai chiến lược lớn, đầy tham vọng là trở thành cường quốc số một thế giới về công nghệ vào năm 2025 và chiến lược Vành đai, Con đường (BRI) nhằm tạo ra một hệ thống riêng, trong đó Trung Quốc có vai trò chi phối. Chiến lược Vành đai, Con đường nếu được thực thi đầy đủ sẽ giúp thúc đẩy 6 kết nối chặt chẽ về đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt, kết nối về mạng lưới viễn thông, kết nối về dịch vụ tài chính giữa Trung Quốc và khoảng 80 quốc gia trên thế giới, kéo dài từ Bắc Á quá Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi, một phần Tây và Đông Âu, Nga và Trung Á, những nước chiếm khoảng 1/2 dân số, 1/3 tổng GDP và 1/4 tổng thương mại thế giới. Cùng với BRI, Trung Quốc liên tiếp cho ra đời Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) củng cố và mở rộng vai trò của Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO, Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi... 

Dưới góc nhìn của Tổng thống Donald Trump và Chính quyền mới ở Mỹ, sự vươn lên của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc thiết lập một hệ thống riêng không khác gì cách thức Mỹ từng làm trước đây khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc để xác lập và củng cố vị trí siêu cường lâu dài sau đó. Và đây là điều không thể chấp nhận được với Trump cũng như bất kỳ chính quyền nào của Mỹ trước đó.

Tuy nhiên, trong khi các vị Tổng thống tiền nhiệm hoặc né tránh, hoặc không có một chiến lược rõ ràng rồi sau đó đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời thì chiến lược của Trump lại hết sức rõ ràng với hai bước song song: (i) Đối đầu trực diện, tìm cách làm suy yếu đối phương về mọi mặt; và (ii) “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) thông qua việc kiên trì thực hiện khẩu hiệu tranh cử “Nước Mỹ trên hết” (America First).

Thực chất của chiến lược này là tạo khoảng cách “an toàn” giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng đang bám ngay sát nách, khiến đối thủ không đủ sức mạnh và khả năng để tranh chấp hay thách thức vị trí số một của Mỹ một cách hiệu quả. 

Còn tiếp……

 

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump


Cuộc chiến thứ Ba:  Cuộc chiến chống lại các thiết chế đã định hình và sự "trì trệ" của nước Mỹ.

Nước Mỹ từ lâu vốn được xem là quốc gia năng động bậc nhất, là nơi tập trung các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, là nơi có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel nhất thế giới, nơi luôn khuyến khích sự sáng tạo, các ý tưởng lạ. Nước Mỹ được nhìn nhận là quốc gia luôn thay đổi và biết cách "tự làm mới" mình liên tục.

Giữa những năm 1980, cách đây quãng ba chục năm, khi đó Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev đã đưa ra ý tưởng "cải tổ" và "công khai hóa" ("perestroika” and “glasnost") đã làm thế giới phát sốt, còn nước Mỹ thì bị lo qua mặt. Khi đó có nhà báo hỏi Tổng thống Ronald Reagan là nước Mỹ có ý định thực thi "cải tổ" và "công khai hóa" như Gorbachev đang theo đuổi hay không thì câu trả lời của Reagan, đại ý là: Gorbachev đang làm cái việc mà đáng ra các nhà lãnh đạo Liên Xô phải làm từ lâu, nhưng họ đã không làm và để vấn đề tích tụ lại. Mỹ không cần "cải tổ" hay "công khai hóa" vì đây là việc Mỹ làm thường xuyên.

 

Bốn vị Tổng thống được tạc tượng, từ trái qua: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln.

Kết quả là "cải tổ" và "công khai hóa" của Gorbachev thiếu một tầm nhìn và cách làm bài bản đã đưa Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đến chỗ sụp đổ, còn khẩu hiệu "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" (Make America Great Again) của Reagan cùng chính sách kinh tế Reaganomics và "làm mới lại nước Mỹ ngay trên đất Mỹ" đã giúp nước Mỹ hùng mạnh trở lại trên mọi phương diện vào đầu những năm 1990.

Trước khi ông Trump lên cầm quyền. Từ góc độ của một nhà kinh doanh thành đạt trên đỉnh cao sự nghiệp và góc nhìn mới của một chính trị gia Trump cảm thấy hết sức "thất vọng" vì nước Mỹ đang trở nên già nua, sơ cứng, có quá nhiều "trì trệ", sức ỳ, quá nhiều rào cản. Bên cạnh đó, quá nhiều thế lực hùng mạnh trong giới chính trị, kinh doanh, truyền thông... sẵn sàng liên kết, ra tay bóp nghẹt các ý tưởng mới để bảo vệ đặc quyền của mình, mà như từ ngữ ta hay dùng là lợi ích nhóm.

Lợi ích nhóm ở nước Mỹ hiện quá hùng mạnh, bám rễ quá sâu nên các nhóm này sẵn sàng liên kết, tiến hành "chiến tranh tổng lực" chống lại Trump và toàn bộ chính quyền của ông ta đến cùng. Ngược lại, để thực hiện cam kết tranh cử đưa nước Mỹ "vĩ đại trở lại" Trump, với tác phong và cách làm "phi truyền thống" cũng lao vào ăn thua đến cùng với nhóm lợi ích.

Đỉnh điểm là ngày 16/8/2018 vừa qua, cùng lúc 350 tờ báo trên khắp nước Mỹ, trong đó có những tờ lâu đời và nổi tiếng như Boston Globe, the New York Times, Washington Post, Philadelphia Inquirer... đồng loạt đăng xã luận, công kích chính quyền Trump, coi cá nhân và Chính quyền Trump là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do báo chí - vốn từng được coi là một trụ cột quan trọng trong xã hội Mỹ cùng với tam quyền phân lập.

Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử và xã hội Mỹ từ xưa đến nay. Nói đến đặc quyền của báo chí Mỹ thì phải kể đến câu chuyện cách đây 36 năm, chỉ với tờ Washington Post đi tiên phong, cùng các phóng sự của hai nhà báo điều tra gạo cội là Carl Bernstein và Bob Woodward đã góp phần "hạ bệ" Tổng thống đương nhiệm Richard Nixon trong vụ Watergate. Với sức mạnh của báo chí tới mức có thể "làm nên" hay "làm tiêu tùng" (make or break) sự nghiệp của một Tổng thống như vậy nên các chính trị gia thường chọn cách "dĩ hòa vi quý" thay vì làm "mếch lòng" báo chí.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump thì khác, chọn ngay cách đối đầu "không cùng phe”, điển hình là CNN, Washington Post, the New York Times. Ông Trump sử dụng còn bài nhất quán ngay từ đầu là coi ba tập đoàn truyền thông lớn này cùng các bài báo chỉ trích cá nhân và chính quyền của mình là "báo chí của phe Dân chủ" và chuyên đăng "tin giả" (fake news)! Nói cách khác, Trump đánh trực tiếp vào tính chính danh và sự khách quan của báo chí "không cùng phe".

Nhìn một cách công bằng, sự ra đời của Internet, và cùng với nó là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat, YouTube... trong những năm qua đã làm giảm đáng kể quyền lực của các "ông lớn" truyền thông trong khi các ông lớn này vẫn ngủ quên trên đỉnh cao quyền lực thời hoàng kim. Mặt khác, sự phân hóa Xã hội Mỹ về mọi mặt, từ câu chuyện ranh giới giàu nghèo, thu nhập, đẳng cấp, sự hình thành giới chính trị gia "xa lông" ngày càng tách dời tầng lớp "thấp cổ bé họng"... dưới tác động đa chiều của Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa đã tác động mạnh, làm mất đi sự trung lập vốn có và khiến báo chí cũng phân làn rõ rệt. Trước đây thì rất khó phát hiện, nhưng nay chỉ cần cầm tờ báo đọc qua vài bản tin hoặc bật xem TV vài phút là có thể nói tương đối chính xác thiên kiến chính trị của tờ báo hoặc hãng một truyền thông nào đó.

Do đó, khá dễ hiểu là 350 tờ báo cùng lúc đả kích Trump nhưng lại ít nhiều đều chia sẻ các quan điểm chính trị như nhau. Và như thường lệ, chỉ vài dòng "Tweets" với 50 triệu người theo dõi mỗi ngày, Trump dễ dàng "vô hiệu hóa" các xã luận trên. Trước đây khi mạng xã hội chưa phát triển, các Tổng thống, chính trị gia thường đứng im chịu trận. Nhưng nay, Trump cũng lên tiếng "đòi" được đối xử công bằng, không bị báo chí tấn công một chiều!

Tuy nhiên, chủ đích cuối cùng của Tổng thống Trump là "vô hiệu hóa" sự chỉ trích của đối thủ, khiến ông ta có vị thế áp đảo trong giới truyền thông, từ đó gây ảnh hưởng, truyền tải các thông điệp chính trị.

Trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, quản trị đất nước.... ông Trump cũng có những cách làm "lạ đời", giúp tiết kiệm hàng chục triệu giờ công lao động hoặc hàng tỷ USD tiền đóng thuế của người dân, doanh nghiệp, cụ thể là:

- Tổng thống Trump ngay khi nhậm chức đã yêu cầu Boeing phải xem xét và đàm phán lại Hợp đồng mà Chính quyền Tổng thống Obama đã ký trước đó để mua hai máy bay "Không lực số một" (Air Force One) giao hàng vào năm 2024 vì giá quá cao. Boeing đứng trước tình thế phải đàm phán lại nếu không có nguy cơ bị hủy hợp đồng. Kết quả là cặp máy bay nay chỉ còn giá 3,9 tỷ USD, từ giá "trên trời" là 5,3 tỷ USD, tức giảm khoảng 25% giá ban đầu.

- Tương tự như vậy, ông Trump và Lầu Năm Góc cũng buộc hãng Lockheed Martin, nhà cung cấp máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm phải đàm phán lại và giảm giá từ 95 triệu USD/1 chiếc F-35 mà Lầu Năm Góc trả năm 2017, xuống còn 89 triệu USD/1 chiếc cho lô hàng giao trong năm 2018 và 80 triệu USD/1 chiếc năm 2020.

Chỉ qua hai vụ đàm phán đình đám, thông điệp của ông Trump đối với giới doanh nghiệp rất đơn giản: Ngay cả những hàng hóa mang tính biểu tượng của Tổng thống, đến bảo vệ an ninh quốc gia chính quyền cũng sẵn sàng xem xét, thậm chí hủy đơn hàng nếu cần. Dó đó, các hãng lớn nếu muốn làm ăn với chính phủ, muốn có tương lai phải cải tiến, nâng cao chất lượng và giảm giá thành.

- Ngoài việc đơn giản hóa sắc luật thuế liên bang, ngày 30/1/2017 Tổng thống Trump còn ký một sắc lệnh của Tổng thống quy định, từ nay trở đi bất cứ một quy định, hay điều lệ mới nào của liên bangi ra đời thì cơ quan đệ trình buộc phải vô hiệu hóa hai hai quy định hay điều lệ cũ. Mục đích của việc này là tránh biến các cơ quan công quyền thành bộ máy quan liêu, ra các "quy định trên trời", tạo thuận lợi tối đa cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cũng như hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây chỉ là một số ít ví dụ, nhưng nó cho thấy cuộc chiến chống lại thiết chế đã định hình và gắn với nó là lợi ích nhóm với đủ loại biến tướng là hết sức khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, đây lại là cuộc chiến nội bộ nơi các đồng minh lẫn đối thủ đều minh tường các điểm mạnh, yếu của nhau và sẵn sàng ra đòn dứt điểm đối phương bất cứ khi nào khi có thời cơ.

Còn tiếp kỳ 3
TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

                
 
 

 
 
 

 

 

NGƯỜI DÂN CÓ ĐƯỢC BÀN?

Dự án nhà hát 1.500 tỷ tại Quận Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh và số phận 3 Nhà hát ngàn tỉ ở thủ đô Hà Nội

 
Kỳ họp khóa IX, HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng, quy mô 1.700 chỗ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 đến năm 2022.

Khi nói về dự án này, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: "TP HCM nên tỉnh táo và hủy bỏ quyết định này, nếu không thì Chính phủ có thẩm quyền hủy bỏ quyết định này bởi vì nó không hợp với ý Đảng, lòng dân"    

Không hiểu các vị đại biểu dân cử của Thành phố có biết số phận của 3 nhà hát ngàn tỷ ở thủ đô Hà Nội không?
1. Nhà hát Hoa Sen: Nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa, dự kiến xây dựng tại Khu công viên hồ điều hòa CV1 - khu đô thị mới Cầu Giấy được coi là nhà hát lớn nhất thủ đô. Nhà hát này được dự kiến xây dựng trên diện tích khoảng 4 ha, có quy mô sáu tầng, được thiết kế như năm bông sen nổi trên mặt nước hồ điều hòa rộng 19 ha, công viên rộng 32 ha.

Nhà hát được thiết kế 2.000 chỗ ngồi, khu khuôn viên có sức chứa 25.000 người, trong nhà hát có văn phòng, sân trượt băng, khu vui chơi giải trí.

Đến tháng 5-2018, UBND TP Hà Nội đã thống nhất dừng triển khai dự án Nhà hát Hoa Sen do một số nhà đầu tư không có nhu cầu đầu tư dự án này. Hơn nữa, qua cân đối nguồn lực của TP không đáp ứng được nên UBND TP Hà Nội đã dừng xây dựng Nhà hát Hoa Sen.

 
                                       Thiết kế Nhà hát Hoa sen

2. Nhà hát Thăng Long: với tổng mức đầu tư 2.398 tỉ đồng, nguồn vốn xây dựng từ ngân sách nhà nước, dự định xây dựng vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thời điểm đầu, nhà hát này được hoạch định tại khu X2 Mễ Trì (Từ Liêm) trên diện tích 2,445 ha mặt đường Phạm Hùng, gần Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bảo tàng Hà Nội. Sau đó được tính chuyển về ô quy hoạch khu vực bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ.

Quy mô của nhà hát gồm khu biểu diễn hòa nhạc cổ điển 1.200-1.500 chỗ và khu biểu diễn đa chức năng 1.800 chỗ và không gian biểu diễn ngoài trời. 

Tuy nhiên, đã qua tám năm, dự án này vẫn nằm trên giấy do Hà Nội chưa cân đối được ngân sách. Năm 2017, do có khó khăn về nguồn vốn nên UBND TP Hà Nội dự định thay đổi hình thức đầu tư, kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để triển khai dự án.
 


                                        Thiết kê Nhà hát Thăng Long
3. Nhà hát Opera tại khu vực Đầm Trị, Hồ Tây, do một doanh nghiệp lớn của Việt Nam triển khai theo hình thức xã hội hóa.

Kế hoạch xây dựng nhà hát lần đầu tiên được Chủ tịch UBND Hà Nội công bố tại cuộc gặp gỡ giới văn nghệ sĩ trí thức của thủ đô dịp đầu năm 2017. Địa điểm xây dựng tại phường Quảng An, quận Tây Hồ với tiêu chuẩn quốc tế.

Đến tháng 9-2017, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu dự án này cho biết đã mời kiến trúc sư nổi tiếng của Ý để thiết kế nhà hát này với mục đích xây dựng một nhà hát mang tính biểu tượng, điểm nhấn văn hóa của thủ đô. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa chính thức được triển khai.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Năm cuộc 'đại chiến’ chưa từng thấy của ông Donald Trump
Trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
 
Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu, cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.
 
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh nước này rằng TQ và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, nghĩa là nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa.

Ở một góc độ nào đó, việc dư luận quan tâm đến khía cạnh thương mại và đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc này là đúng nhưng chưa đủ, vì nó mới chỉ phản ánh được một phần những chuyển động lớn đang chi phối cục diện thế giới hết sức phức tạp hiện nay.

Tạm thời chưa bàn đến chiến lược mới của TQ nhằm định vị lại vị thế quốc tế mới của mình, cũng như nỗ lực xây dựng một trật tự và hệ thống quan hệ quốc tế mới, bài viết này chỉ tập trung vào những chuyển động lớn từ Mỹ bắt đầu từ dưới thời Tổng thống Donald Trump.



 
Trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ. 
Năm “cuộc đại chiến” của ông Trump

Rất khó để hiểu chính xác Trump, ông muốn gì, sẽ làm gì, làm như thế nào và làm được đến đâu? Việc lãnh đạo Trung Quốc không hiểu rõ, phán đoán sai, rồi có những bước đi khiến “cuộc chiến thương mại” lúc đầu tưởng như chỉ bắt đầu từ những “xích mích” nhỏ, rồi lan ra thành cuộc đối đầu kinh tế, thương mại toàn diện... cần xem là chuyện “bình thường”.
Bởi ngay chính trong lòng nước Mỹ, dù thích hay không thích nhưng có một thực tế là không chỉ các đối thủ, mà ngay các đồng minh chính trị cũng không hiểu Tổng thống muốn gì. Còn người dân và giới doanh nghiệp thì “thấp thỏm” chờ đợi các dòng “tweets” hàng ngày của Tổng thống để phán đoán hành động tiếp theo. Chưa kể sự thể còn bị “rối bung” khi hàng ngàn tờ báo từ cánh tả tới cánh hữu lao vào bình luận, mổ xẻ, phân tích, rồi bút chiến nhằm dẫn dắt dư luận theo nhiều chiều hướng khác nhau khiến thông tin “rối mù”.

Tất cả những cái đó rất dễ dẫn dắt người đọc, dư luận sa vào các tiểu tiết, hoặc bỏ qua và không thể nhìn thấy các chiều hướng chính sách, các chuyển động lớn sẽ chi phối nước Mỹ và nền chính trị thế giới trong nhiều thập kỷ tới, được khái quát thành “5 cuộc đại chiến” của Trump.
Ở đây chưa bàn đến cái hay - dở - đúng - sai của các cuộc chiến này. Nhưng đây là thực tế những gì Trump đang làm và dù thích hay không thì nước Mỹ và thế giới cũng phải sống chung, thích ứng chừng nào mà Donald Trump vẫn còn là Tổng thống Mỹ.
Tìm đọc nhiều tư liệu, nhưng tôi cũng kinh ngạc khi phát hiện dường như trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, thế giới chưa từng chứng kiến một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động và 5 "cuộc chiến sống mái" trên 5 mặt trận khác nhau.
Cần nhớ, trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ.

Vậy 5 cuộc chiến đó là gì?


Cuộc chiến thứ nhất: Cuộc chiến xác lập “giá trị bảo thủ” và tìm cách đẩy lui các “giá trị tự do”:
Cuộc chiến này thể hiện qua cuộc đấu quyết liệt giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ qua việc đề cử Thẩm phán Brett Kavanaugh vào vị trí thẩm phán suốt đời tại Tòa án tối cao (Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ) gồm 9 người thay cho Thẩm phán Anthony Kennedy. Thẩm phán Kennedy được Tổng thống Reagan bổ nhiệm năm 1987 và về hưu năm 2018 sau 31 năm ở cương vị này.



                                                                                                     Ảnh: CNBC
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác.
Việc đề cử vị trí thẩm phán thứ 9 Tòa án tối cao diễn ra ngay trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Cộng hòa Trump và trùng hợp với thời điểm đảng Cộng hòa đang kiểm soát đa số (dù mỏng manh) tại Thượng viện, đang giúp Trump lựa chọn người cùng quan điểm qua đó ghi dấu ấn, tạo ảnh hưởng bảo thủ và góp phần định vị bản sắc của nước Mỹ trong nhiều thập kỷ sau này. Tất nhiên, cần hiểu rõ đây không phải là những quan niệm bảo thủ hay tự do mà ta và nhiều nước khác quan niệm, mà chủ yếu liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ.

Vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện là vị trí đầy quyền lực trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập tại Mỹ, có quyền giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, sắc lệnh của Tổng thống xem có vi hiến hay không, cho ý kiến về các vụ xét xử gây tranh cãi, dư luận quan tâm thông qua hình thức bỏ phiếu.
Description: Media player poster frameLấy ví dụ về sắc lệnh cấm người Hồi giáo từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cư vào Mỹ khi Tổng thống Trump mới lên cầm quyền. Khi đó Tối cao Pháp viện phải ra phán quyết đây là sắc lệnh không vi hiến thì Sắc lệnh này của Tổng thống mới được thực thi.
Chỉ đơn cử một việc như vậy đã giải thích tại sao cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa một bên thì kịch liệt phản đối, còn bên kia thì ủng hộ bằng mọi giá ứng cử viên Thẩm phán Tối cao Pháp viện thông qua cuộc Điều trần đang diễn ra và tiếp theo là màn bỏ phiếu hết sức gay cấn ngay trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.

Và cũng cần nhắc lại là các Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan, Bill Clinton, George Bush từng không thành công lần đầu khi các ứng viên cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện của mình không vượt qua được vòng điều trần hoặc bỏ phiếu tại Quốc hội.

Cuộc chiến thứ hai: Cuộc chiến chống lại ngay chính đảng đề cử mình, mà ở đây là đảng Cộng hòa, để bảo vệ những giá trị bảo thủ cốt lõi của những người Cộng hòa theo quan điểm của Trump.

Đây là điều tưởng chừng là nghịch lý, nhưng lại là thực tế. Lần ngược lại thời gian trước cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ tháng 11/2016, Trump khi đó bị những lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng hòa xem là "đứa con hoang" (pariah), đi ngược dòng chủ lưu.

Nhưng trái với hầu hết các dự báo, Trump - một người chưa hề có kinh nghiệm chính trường - lần lượt đánh bại từng đối thủ một vốn là các nhân vật lãnh đạo gạo cội và “ngôi sao” trong đảng Cộng hòa như Rand Paul, Mitch Romney, McGovern...

Thông thường trong chính trị Mỹ “cuộc chiến nội bộ” kết thúc khi đã có phân định thắng thua. Tuy nhiên, với Trump thì ngược lại. Với tỷ lệ ủng hộ lên tới 85% của các cử tri Cộng hòa, Trump gần như không có các đối thủ nặng ký trong đảng, nên mạnh tay tấn công các “cây đa, cây đề”, các thiết chế mà Trump xem là “trì trệ” trong đảng Cộng hòa để xây dựng liên minh mới, thúc đẩy các ý tưởng bảo thủ và cải cách.

Còn các lãnh đạo Cộng hòa trong khi tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của Trump để mở rộng uy tín của Đảng, thì cũng đấu quyết liệt không kém với Trump trong nội bộ đảng để chống lại một số cải cách mà họ xem là “nguy hại” cho nước Mỹ, tìm cách duy trì các thiết chế cũ cũng như dòng tư tưởng chủ lưu. Tuy nhiên, đối với nhiều nghị sĩ thì việc duy trì trật tự cũ còn là cách để họ tiếp tục duy trì ảnh hưởng và tiếp tục được hưởng các “đặc quyền, đặc lợi”.
 
TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

(còn tiếp)