Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

BÀI THƠ HAY CỦA THUẬN HỮU

Những phút xao lòng

Có th v mình xưa cũng có mt người yêu
(Ng
ười y gi v mình là người yêu cũ)
C
ũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
Y
êu mt cô, gi cô y đã ly chng 

Có th v mình vì nhng phút mm lòng
N
ên giu kín nhng suy tư, không k v gic mng
Ng
ười yêu cũ v mình có nhng điu mình không có được
C
ô y không nói ra vì s mình bun

Mình cũng có nhng phút giây cm thy xao lòng
Khi g
p người yêu xưa vi nhng điu v mình không có được

Nghĩ v cái đã qua nhiu khi nui tiếc
M
ình cũng chng nói ra vì s v bun

Sau nhng ln nghĩ đâu đâu mình thương v mình hơn
V
à cm thy mình như người có li
(Ch
c v mình hiu điu mình không nói
C
ô y cũng thương yêu và chăm chút mình hơn) 

Mà có trách chi nhng phút xao lòng
Ai c
ũng có mt thi để yêu và mt thi để nh
Ai c
ũng có nhng phút giây ngoài chng ngoài v
Đừng có trách chi nhng phút xao lòng 
 

THUẬN HỮU
 

cô giáo và học trò

Thủa nhỏ khi tôi chăn trâu mê mải đọc sách để trâu ăn lúa của hợp tác xã bị bố quát mắng có khi bị roi: bà nội ôm tôi vào lòng và nói với tôi: cháu à, thương con thì cho đòn, ghét con cho chơi", lớn lên cháu sẽ hiểu... Khi tôi học thêm lớp quốc ngữ do dưỡng Đài lấy o em của bố, tôi cũng đã chứng kiến các bạn học không thuộc bài phải quỳ trên vỏ quả mít. Thế hệ của chúng tôi học tập và trưởng thành trong môi trường như thế    

Qua vụ việc cô giáo phạt học sinh quỳ gối mà bị đưa lên báo. Em Thế Mạnh - Huyện Thanh Chương - Nghệ An đã có một bài thơ hay đăng tải trên mạng. Là Phụ huynh tôi đã đọc và suy ngẫm không có thầy cô nào tự dưng lại phạt học sinh cả, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. 



MẸ ƠI! 

Nếu một ngày người quỳ gối là con

Mẹ có giận hay trách hờn cô giáo?

Vì dạy học mà nặng tay chỉ bảo

Để cho con rèn giũa đạo làm người

Con biết rằng cô mắng nạt con thôi

Mẹ sẽ nói với cô lời ác ý

Nhưng mẹ ơi có bao giờ mẹ nghĩ

Cô phạt con là có lý hay không?

Trong lòng mẹ sao phải nổi bão giông?

Khi đứa con từng bế bồng chăm sóc

Đi đến trường không nghe lời, nhác học

Phải quỳ gối ở trong góc một mình

Mẹ phải hiểu con đang tuổi học sinh

Con chẳng sợ những phê bình kiểm điểm

Mà chỉ sợ hình phạt cô chủ nhiệm

Phạt để con rút kinh nghiệm lần sau

Con quỳ gối mẹ đừng sợ con đau

Nếu không muốn con mai sau sa đọa

Không chịu học sống lọc lừa dối trá

Bởi là do cha mẹ quá nuông chiều

Nếu muốn con lớn lên sống biết điều

Hãy để cô phạt thật nhiều mẹ nhé!

Dạy con cái phải từ khi còn trẻ

Không bạo hành mẹ cứ để vậy đi

Sinh con ra mẹ chẳng dạy được chi

Không dám đánh cũng là vì thương xót

Muốn cho cây có hoa thơm trái ngọt

Thì người ta phải nắn nót khi trồng.

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

CHỦ NHẬT PHIM NGA

 VÀ NƠI ĐÂY BÌNH MINH YÊN TĨNH 

(Một trong những bộ phim hay nhất về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.)



https://youtu.be/bIJFiSSGSMA

https://youtu.be/JAVWnva0Kw4


BẢN SONATA BÊN HỒ - MỘT TRONG NHỮNG PHIM TÌNH CẢM HAY NHẤT CỦA ĐIỆN ẢNH LIÊN XÔ



https://youtu.be/q_CZFpn_4eo

Không ai có thể hờ hững với “Bản Sonata bên hồ”. Từ đầu đến cuối, cả bộ phim thấm đẫm chất trữ tình, ngập tràn tình cảm cao đẹp, sâu sắc và trong sáng, như nước hồ xanh thẳm, nơi câu chuyện này bắt đầu.





Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

 YÊU NHAU THỜI CHƯA CÓ SMARTPHONE













Tôi nhớ cách đây không lâu, hàng loạt fanpage chia sẻ bức ảnh “Cô dâu chú rể thời công nghệ” với cảnh chàng trai và cô gái ngồi quán trà đá trong trang phục cưới nhưng đều chăm chú vào điện thoại không để ý đến nhau. 

Không hiểu cuộc sống sau hôn nhân của cặp đôi sẽ ra sao  khi quá say sưa công nghệ.

Câu chuyện tưởng như đùa ấy lại chính là thực trạng của xã hội ngày nay khi mà các cặp đôi yêu chiếc điện thoại hơn cả người bạn đồng hành của mình. Những buổi hẹn hò gặp nhau trong một quán cà phê để online và xem điện thoại.

Công nghệ còn đẩy con người xa nhau, lạc lõng ngay trong chính nơi bình yên nhất – gia đình. Khi cả nhà “quây quần” cùng nhau, thay vì trò chuyện, nhất là lớp trẻ đều chăm chăm vào màn hình điện thoại. Cha mẹ cũng ít nói chuyện với con hơn, những đứa trẻ chẳng muốn chia sẻ chuyện gì cho người lớn.

Còn nhớ cái thời chưa có internet, chưa có điện thoại di động, chưa có máy tính bảng, sau khi ăn cơm xong cả nhà quây quần bên nhau, cùng trò chuyện, xem phim…. 




Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

ĐÀN SẾU - Журавли

 NGÀY  12 THÁNG 4 NĂM 1998

Cách đây 43 năm vào ngày 12/4/1998, khi tôi đang ở khu tập thể ngã 3 Quán Bàu của Ty Ngoại thương Nghệ Tĩnh, trên đường Nguyễn Trãi TP Vinh, được tin em tôi đã hy sinh trên Biên giới tỉnh Hà Tiên. Không ai đau xót bằng chính những người có con em đã ngã xuống trên chiến trường... dù đó là cuộc chiến nào. 

Nhớ đến ngày em hy sinh, anh lại nghe lại ca khúc Đàn Sếu (Журавли) của Nga tưởng niệm những người lính Xô Viết đã hy sinh trong chiến tranh Vệ Quốc.   

ĐÀN SẾU

Đôi lúc tôi chợt nghĩ rằng, người lính
Trong cuộc chiến tranh đẫm máu đã hy sinh,

Không vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Mà hóa thành những đàn sếu trắng tinh.

Họ bay mãi tự xa xăm quá khứ
Tới ngày nay và trò chuyện cùng ta,
Phải vì thế mà ta thường tư lự
Hay chạnh buồn khi lặng ngắm trời xa.

Hôm nay lúc hoàng hôn đang dần tới
Tôi bồi hồi khi thấy giữa màn sương
Đàn sếu trắng bay chỉnh tề hàng lối
Như đoàn người lê bước giữa đồng hoang.

Đàn sếu bay trên con đường dằng dặc
Và gọi tên những ai đó lao xao.
Phải vì thế mà âm thanh Avác
Tự bao đời giống tiếng sếu làm sao…

Bay, bay qua khoảng trời mệt mỏi
Trong bóng chiều, trong bát ngát màn sương,
Giữa đoàn quân ngỡ thừa ra khoảng trống
Hình như còn dành để cho tôi.

Sẽ có ngày tôi bay cùng đàn sếu
Trong mịt mờ sương xám tựa hôm nay,
Và ở giữa trời cao như chim tôi sẽ gọi

Tất cả mọi người còn lại ở nơi đây…

Trong ngày Lễ Chiến thắng 9-5 của Liên Xô, khi tôi ở Nga, luôn thấy có những bà mẹ, những người phụ nữ Nga đã cao tuổi bên vệ đường, trên quảng trường dõi mắt theo đoàn người mít-tinh, diễu hành. Họ đứng đó với bó hoa cẩm chướng trên tay và các tấm ảnh chân dung và tấm biển ghi tên cha, anh, chồng, con, những người lính Hồng quân đã không trở về sau ngày Chiến Thắng phát xít Đức, có khi chỉ là những bức thư thời chiến trận còn lưu giữ. Đối với họ, những người lính ấy không bao giờ chết và họ hy vọng về một ngày không xa sẽ gặp lại người thân...

Hình ảnh người phụ nữ Nga đợi người thân trong Ngày chiến thắng 9-5 hằng năm đã trở thành biểu tượng hy sinh của nhân dân Liên Xô luôn vang vọng như giai điệu mượt mà, trầm buồn của ca khúc Đàn Sếu. Bài thơ Đàn Sếu (Журавли) của Ra-xun Gam-da-tốp xứ Đa-ghét-xtan- Liên Xô sáng tác được Ян Френкель phổ nhạc vào năm 1968, 23 năm sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc đã nhanh chóng lan truyền và được nhiều người Liên Xô và người yêu nhạc Việt Nam yêu thích.








Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

CHÀO NHÉ, VĂN HÓA NGHỆ AN!

TẢN MẠN VĂN HÓA NGHỆ AN 

 Anh Phan Văn Thắng nguyên TBT tạp chí VĂN HÓA NGHỆ AN  

Tôi quen biết và có cơ hội làm việc với anh Phan Văn Thắng vào những năm 1995 - 1998 khi anh là giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Nghệ An, trụ sở trên đường Quang Trung, cạnh Rạp chiếu phim 12/9 - trên mặt đường phố to, đẹp nhất của TP Vinh. Khi anh làm Tổng biên tập tạp chí Văn hóa Nghệ An do thay đổi môi trường làm việc tôi không gặp anh nữa, nhưng tôi quý phong cách làm việc phóng khoáng, thẳng thắn của anh và vẫn thường xuyên theo dõi Tạp chi Văn Hóa Nghệ An vì có nhiều bài viết hay, rất chất lượng về các vấn đề trong nước và quốc tế, Anh là người sáng lập và tạo nên hồn cốt của Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Anh nghỉ hưu khi tạp chí tròn 13 tuổi. Qua 15 năm tồn tại Tạp chí VHNA có tới 73,2 triệu người theo dõi.

Đúng như anh đã nói: "một tờ tạp chí được quan tâm, đón đợi và mến mộ của bạn đọc, nhất là giới trí thức trong và ngoài nước. Sở dĩ vậy vì nó có hàm lượng khoa học khá cao, có tinh thần học thuật, tinh thần phản biện, có dũng khí, có trách nhiệm với những vấn đề quan trọng của đất nước, của sự nghiệp văn hóa:  

Từ 30/11/2020 tạp chí đã chấm dửt hoạt động, xin phép đăng lại bài viết này của anh được đăng trên Tạp chí Văn Hóa Nghệ An:    

                                                                                              D.T.B


Tạp chí VHNA tổ chức giới thiệu sách của nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn
tại thành phố Vinh (Nghệ An)




   
Chào nhé, Văn hóa Nghệ An!

  •   PHAN VĂN THẮNG
  • Thứ hai, 30 Tháng 11 2020 19:38

         Ban biên tập đề xuất tôi viết về quá trình phát triển của tạp chí Văn hóa Nghệ An (VHNA) nhân kỉ niệm 15 năm thành lập (và cũng là lúc chấm dứt hoạt động của nó). Tôi băn khoăn không biết có nên viết vì thực ra bây giờ tôi cũng chỉ làm một bạn đọc như bao người khác mà thôi. Vả lại, những điều cần viết về Văn hóa Nghệ An tôi đã viết cách đây 5 năm, nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập. Cân nhắc khá lâu và cuối cùng tôi đã nhận lời vì có nhiều gửi gắm của đồng nghiệp, bạn đọc, bạn viết; Và còn có những điều cần nói về Văn hóa Nghệ An mà chưa ai nói, chưa ai viết một cách rõ ràng.

Lịch sử của Văn hóa Nghệ An tôi đã viết (và đọc) khá đầy đủ cách đây 5 năm, xin không nhắc lại. Những con người đã góp phần làm nên Văn hóa Nghệ An tôi cũng đã nói khá rõ và bày tỏ sự biết ơn, trân trọng trong dịp đó.

Vậy nói gì bây giờ?

Lần trước, tôi nói về sự trưởng thành của nó. Bây giờ thì Văn hóa Nghệ An hết cơ hội trưởng thành rồi! Ngày 30.11.2020 sẽ là ngày cuối cùng của nó.

Một vài năm trước không ai có thể ngờ có ngày hôm nay. Đọc lại bài vở, thư từ giao dịch với cộng tác viên, với bạn đọc và với cả các vị lãnh đạo hữu quan… thì đúng là không có gì khó đoán hơn về sự mất còn. Văn hóa không bao giờ là trò sấp ngửa nhưng số phận nó thì có. Tôi còn nhớ các vị lãnh đạo cao nhất tỉnh từng nói: Tỉnh này không thể không có một tờ VHNA. Phải hỗ trợ cho nó phát triển. Và các ông đã có những quan tâm thiết thực cho nó phát triển. Chúng tôi đã vô cùng cảm kích, biết ơn và phấn đấu để có một tạp chí văn hóa như bạn đọc và các vị lãnh đạo mong muốn. Vâng, nó đã phát triển đến tuổi 15, cái tuổi của sự trưởng thành…!Minh triết của cha ông có câu: “Cái quan định luận”. Bây giờ đã có thể luận về tạp chí VHNA, vì nó đã “cái quan”; Nó sẽ không còn tồn tại sau khi số báo này phát hành.

Có người nói tạp chí Văn Hóa Nghệ An đã hoàn thành sứ mạng của nó. Tôi không nghĩ như vậy. Văn hóa là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng khi còn nhân loại. Sự nghiệp văn hóa cũng như vậy, sẽ dài lâu và không có điểm dừng để tạo ra những giá trị mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Nghiên cứu, truyền thông về văn hóa là công việc đương nhiên, thường xuyên của bất cứ thiết chế xã hội nào. Việc tồn tại của các cơ quan nghiên cứu, truyền thông văn hóa ra đời và tồn tại là vì vậy.

Vẫn biết thời nay mọi việc đều có thể xảy ra ngoài ý muốn, thậm chí phi quy luật, ngoài sức tưởng tượng, nhưng sự chấm dứt hoạt động của tạp chí Văn hóa Nghệ An, với tôi, vẫn là bất ngờ lớn.

Vậy thì hãy nói về những bất ngờ, những bất ngờ khó ngờ nhất.

Tôi không ngờ, không hiểu, Nghệ An - xứ sở có một nền văn hóa, truyền thống văn hóa phong phú, nhiều đặc sắc, đặc thù đến vậy mà không thể có một tờ tạp chí với tư cách là công cụ để tổ chức nghiên cứu và quảng bá về nó, để làm cho các giá trị độc đáo, đặc thù ấy ngấm vào dòng chảy cuộc sống hôm nay và tương lai của người xứ Nghệ. 3,2 triệu dân xứ Nghệ đang cư trú ở quê và hàng triệu người Nghệ các thế hệ đang sinh sống ở khắp nơi trên thế giới xứng đáng có một tờ tạp chí về văn hóa của xứ sở. Sẽ làm gì để cho văn hóa thấm sâu vào đời sống nhân dân như mong muốn? Nghệ An đang phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Có thêm một tờ tạp chí văn hóa sẽ là một động cơ góp phần thúc đẩy bước tiến của tỉnh nhà, ít nhất là về văn hóa theo nghĩa hẹp nhất của nó.

Để thúc đẩy phát triển văn hóa thì hô hào suông là không đủ mà phải hành động, phải sáng tạo mới hi vọng có được các giá trị. Muốn có sáng tạo thì phải có tri thức, có tài năng, và có phương tiện. Liệu tạp chí Văn hóa có phải là một thiết chế, một phương tiện để cộng đồng bồi bổ tri thức làm nền tảng cho quá trình sáng tạo? Hãy xem nó là một công cụ truyền dẫn cho cộng đồng trong quá trình tiếp nhận văn hóa từ các nguồn khác nhau, từ truyền thống, từ thời đại… Và là một phương tiện, một kênh truyền thông quảng bá văn hóa xứ Nghệ với thiên hạ. Nếu điều đó là đúng thì rất đáng để cho nó một cơ hội tồn tại và phát triển.

Thêm một điều nữa, tôi muốn nói. Rằng, Văn hóa Nghệ An suốt 15 năm qua chắc chắn là một tờ tạp chí được quan tâm, đón đợi và mến mộ của bạn đọc, nhất là giới trí thức trong và ngoài nước. Sở dĩ vậy vì nó có hàm lượng khoa học khá cao, có tinh thần học thuật, tinh thần phản biện, có dũng khí, có trách nhiệm với những vấn đề quan trọng của đất nước, của sự nghiệp văn hóa. Văn hóa Nghệ An là tờ tạp chí đã từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của bạn đọc.Đó là điều đã được chứng thực.

Vậy thì, cớ sao lại không vì nhu cầu của đông của đảo bạn đọc mà tạo cho Văn hóa Nghệ An một cơ hội tiếp tục phục vụ bạn đọc?

Cách đây 5 năm, khi kỉ niệm 10 năm thành lập (năm 2015), chúng tôi và bạn đọc, bạn viết đã cùng nhau rạo rực hướng về “Hành trình và khát vọng” của tạp chí Văn hóa Nghệ An.

Còn hôm nay, tôi, và rất nhiều bạn đọc, nhiều người viết đã, đang và sẽ bâng khuâng, hụt hẫng về một ngày mai không có tạp chí VHNA. Sẽ không có ai chết, nhưng chắc chắn tinh thần và tâm hồn của nhiều người sẽ nghèo nàn đi không ít.

Chào nhé, Văn hóa Nghệ An!

Hẹn gặp lại vào một ngày không xa!


Tiếc cho một thương hiệu

  •   

Từ Hà Nội, tôi chính thức được tin Tạp chí sẽ ra số cuối cùng vào cuối tháng 11/2020.

Trong cảm xúc, tôi thực sự tiếc, rất tiếc cho một thương hiệu uy tín trong làng báo chí cả nước và trong tình cảm mến mộ của hàng vạn độc giả.

Tôi nói Văn hóa Nghệ An là một thương hiệu, bởi trước hết nó là một sản phẩm văn hóa có giọng điệu riêng, có bản sắc và có bản lĩnh riêng.

Khoảng cuối năm 2011, tôi đưa người bạn đến tạp chí ở đường Nguyễn Đức Cảnh. Ngồi lâu rồi mà bạn tôi vẫn ngó quanh và trầm ngâm về một điều gì đó có vẻ thật xa xôi. Khi ra khỏi cổng lão ta mới nói mình không ngờ ông ạ. Tôi hỏi không ngờ chi? Lão nói bạn đọc bên Đức, Mỹ, Nga, Úc…họ có biết cái Tạp chí này phải đthuê trụ sở không nhỉ? Rồi lão lẩm bẩm phi thường, phi thường, đáng nể quá.

Tôi nói Văn hóa Nghệ An là một thương hiệu còn bởi những lẽ sau:

1. Nhạy bén và bản lĩnh khi đưa tin là đặc trưng nổi trội của Văn hóa Nghệ An.

Nhạy bén là vì có những vấn đề lớn, các báo khác không đưa, chưa đưa hoặc đưa rất dè dặt thì Văn hóa Nghệ An lên tiếng sớm, đậm đặc, thái độ rõ ràng không úp mở.

Bản lĩnh ở chỗ, phàm là những thông tin như vậy thì bên chức năng thường cho là nhạy cảm, bạn đọc cũng chưa có kênh thông tin đối chứng nên lời vào lời ra thường xuyên.

Nhiều người yêu và lo Văn hóa Nghệ An thì hỏi đăng thế không sợ bị đình bản à?

Cũng có người vì được phân công rồi cứ lảng vảng, tiếng xa tiếng gần đánh động để Văn hóa Nghệ An ý tứ mà giảm nhiệt.

Nhưng không. Văn hóa Nghệ An duy trì trạng thái đó thường xuyên nhiều năm, không giao động, không nghiêng ngả. Thậm chí mấy lần cũng sơ sẩy và phải nhờ vào những tác động siêu tưởng và thêm tý may mắn thì mới giữ lại được cái giấy phép.

Trong những chuyên đề như vậy thì đáng nói nhất là mạch bài với chủ đề Kinh  tế thị trường định hướng XHCN và mạch bài Làm thế nào để thoát Trung? Riêng mạch bài Làm thế nào để thoát Trung? khi Văn hóa Nghệ An xuất bản đã tạo cơn sốt về dư luận xã hội rất đáng chú ý. Bây giờ thì nhiều báo lên tiếng, kể cả báo Trung ương, nghĩa là nội dung này đúng/ sai đã được khẳng định. Nhưng Văn hóa Nghệ An lúc đó là một trong số rất ít các cơ quan báo chí chính thống trong cả nước đưa tin đầu tiên, đưa liên tục cả chùm bài rất đậm.

Một tạp chí chuyên ngành của một tỉnh lẻ, bé nhỏ và mỏng manh như cái thuyền nan, vậy mà đã trụ vững qua không biết bao nhiêu là giông bão. Kỳ tài thật!

Tạp chí Văn hóa Nghệ An tổ chức Đêm giao lưu "Trò chuyện về Trịnh Công Sơn". 

Ảnh Trần Hoài

2. Điểm lại những tác giả đã cộng tác trong những ngày Văn hóa Nghệ An trứng nước đến ngày cứng cáp, có GS. Phan Huy Lê, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Nguyễn Đình Chú, GS. Mạch Quang Thắng, PSG. Bùi Đình Phong, NNC Đỗ Lai Thúy, NNC Phạm Xuân Nguyên, NNC Nguyễn Hùng Vỹ, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Nguyễn Ngọc Chu, nhà văn, nhà giáo Bùi Việt Thắng, TS. nhà báo Hồ Bất Khuất… Tôi hiểu đó là những trí thức rất cá tính, rất chân chính và rất uyên thâm các lĩnh vực chuyên ngành. Những bài viết của những gốc đa này thường có cái nhìn khác lạ, có cách lý giải đầy ma lực và sự cuốn hút thật dữ dội. Khen cho Văn hóa Nghệ An đã có tài dùng được họ, và chính họ đã mang lại cho Văn hóa Nghệ An một chất giọng rất riêng, giúp Văn hóa Nghệ An tạo nên hàm lượng giá trị thông tấn vượt trội - điều mà không nhiều tạp có được.

3. Tôi có người bạn đồng niên gốc Vinh, sống ở Liên bang Đức tròn 45 năm. Năm ngoái lão về Hội khóa. Ngồi cà phê Star Movies (TP Vinh) lão tý toáy liên hồi cái Ipad. Lát sau lão nói bài này đọc nghiện luôn. Tôi ghé mắt trông sang mới hay đó là bài viết về nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ trên trang điện tử của Văn hóa Nghệ An. Tò mò, tôi hỏi ông cũng vào trang này à? Bạn tôi nói ngay bên Beclin hội người Việt vào thường xuyên, nhất là mục Đất và người xứ Nghệ, đọc để hiểu thêm văn hóa quê nhà và cũng để bớt nguôi ngoai về núi Hồng sông Lam.

Có lẽ nhờ chất lượng tin bài hấp dẫn nên Văn hóa Nghệ An đã giữ chân cả hàng vạn độc giả, từ Nghệ An đến Hà Nội, vào Sài Gòn; từ trong nước vươn ra Phần Lan, Pháp, Nhật, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan...Lúc cao điểm, Văn hóa Nghệ An đã phủ sóng tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bạn đọc tiếp cận Văn hóa Nghệ An trước hết để khám phá những hiểu biết về văn hóa xứ Nghệ - một xứ sở văn hóa khác biệt và kỳ thú. Văn hóa Nghệ An cũng luôn thỏa mãn nhu cầu độc giả khi muốn làm đầy thêm những thông tin thời cuộc Đông Tây mới lạ, đa chiều.

Ai đã trải qua nghề báo, thấu hiểu những hiu hắt của bạn đọc với bản báo thì mới thấm hết giá trị niềm vui và hạnh phúc của Văn hóa Nghệ An.

Tôi nghĩ âu đó cũng là một kết thúc có hậu cho một tiền vận rất long đong của Văn hóa Nghệ An.

Dành một lời cám ơn cựu Tổng Biên tập Phan Văn Thắng, người đã tạo dựng nên hồn cốt của Văn hóa Nghệ An.

Cám ơn các anh chị phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên đã góp sức vun đắp cho Văn hóa Nghệ An luôn ngập tràn năng lượng và đạt ngưỡng thăng hoa trong nhiều năm qua.

Thời gian sẽ cuốn trôi nhiều chuyện. Nhưng tôi tin mãi mãi về sau, người đời vẫn nhớ và nhắc đến Văn hóa Nghệ An như một dấu ấn rất đáng trân trọng!

  • ĐẶNG KHẮC THẮNG
  • Thứ hai, 30 Tháng 11 2020 20:04

 


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

 NGHỊ LỰC VÀ TÌNH YÊU

 

                                          Modern Romeo and Ruliet


VINH KHUAT

              CHÀNG TRAI ĐỨC GỐC VIỆT ĐA TÀI 



Новая Волна-2013 Brandon Stone & Vinh Khuat - ''Подмосковные Вечера'' HD

CỐ GÁI VIỆT MẶC ÁO DÀI CHỤP ẢNH VỚI TỔNG THỐNG MỸ

                 ÁO DÀI VIỆT NAM TRÊN ĐẤT MỸ 



 

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

CUỘC CHIẾN BẤT ĐỐI XỨNG CỦA DONALD J TRUMP

 HIỂU RÕ TƯ DUY VÀ CUỘC CHIẾN CỦA DONALD J. TRUMP, NHÌN LẠI NƯỚC MỸ, ĐỊNH HÌNH BỐI CẢNH THẾ GIỚI

(Ngô Đình Thẩm) 

(Phần 1)

Khi những con người tử tế và ngây thơ bắt đầu bữa tiệc ăn mừng chiến thắng thì cũng là lúc lũ gian tà gửi đến những kẻ giả dạng nằm vùng. Trung cộng là đại diện hoàn hảo của sự lưu manh, quỷ quyệt đó, nhưng còn cao thâm vượt xa hơn rất nhiều là Do Thái - cái nôi khai sinh, bậc thầy của lý thuyết cũng như ứng dụng kỹ năng thao túng/ dẫn dắt và điều khiển con người. Thật may mắn khi giữa buổi tiệc tùng no say vui thú miên man ấy, vẫn có 1 kẻ tỉnh táo lặng lẽ ngồi quan sát ở góc phòng. Kẻ đó là gã cao bồi cầu toàn đến khắt khe, sắt thép Donald J. Trump.

DONALD J. TRUMP - KẺ LÀM CHO NHỮNG THỨ MƠ HỒ TRỞ NÊN SÁNG TỎ

Cái chất Mỹ, cái gene của nước Mỹ không phải là những đoạn ADN sinh học, mà nó nằm ở tố chất quả cảm, bén nhọn trong tư tưởng. Sự thuần chủng trong những đứa con của Hoa Kỳ nằm ở đó, chứ không phải việc cha mẹ/ ông bà/ tổ tiên nó đã đến từ đâu. Donald J. Trump chính là đứa con trai của linh hồn Mỹ. Ở người đàn ông sắp bước qua tuổi 75 nhưng vẫn cực kỳ máu lửa và quyết liệt này có rất nhiều điều đáng để khâm phục và học hỏi mà nếu chỉ nhìn ông ta trong 4 năm cầm quyền ở Washington thì thật quá thiển cận và thiếu sót.

Ở đây tôi sẽ không đề cập đến những quy chụp/ cáo buộc và bịa đặt mà ông Trump đã phải hứng chịu tràn ngập mỗi ngày suốt 4 năm từ những người chống đối. Đã có quá nhiều phản biện/ vạch trần/ bóc mẽ và đáp trả thích đáng đối với sự nhỏ mọn thuộc về hằn học, tị hiềm và thù ghét ấy, bản thân tôi cũng không thuộc dạng người soi mói và tọc mạch những vấn đề riêng tư. Nhưng qua điều đó, người ta lại càng thấy 1 điểm sáng ở tính cách của Trump hơn: ông ta thẳng thắn và không cả nể, sẵn sàng đốp chát trực tiếp/ thẳng thừng vào mặt những kẻ vu cáo/ xỏ lá/ gài bẫy mình không cần kiêng dè/ do dự, tuy nhiên ông ta cũng rất bản lĩnh/ khí khái và quảng đại khi không để ý/ chấp chiếm những lời dèm pha/ xuyên tạc sau lưng. Vỗ mặt đám lưu manh/ xấc xược là phản ứng, xem những kẻ vu không/ đặt điều sau lưng như rác rưởi là tính cách. Sự bộc trực và khinh miệt đó, vốn dĩ rất gây căm hận và tức tối cho hạng người đạo đức giả cũng như nịnh bợ - những kẻ chuyên dùng sự hoa mỹ/ lịch lãm/ mật đường để kiếm chác lợi ích và chiến thắng dù trong lòng chỉ toàn giả dối/ tráo trở/ đố kị và toan tính.

Một điều vô cùng quan trọng cần phải nhìn ra ở con người Donald J. Trump đó là tính bền bỉ, cầu toàn và khả năng quan sát để xây dựng kế hoạch lâu dài của ông ấy. Vài người thắc mắc làm sao 1 kẻ chân ướt chân ráo như Trump lại có thể bất ngờ chen vào và hạ gục 1 Hillary Clinton vừa cáo già/ quỷ quyệt lại quá sành sỏi/ trải đời trong chính trị?! Bởi vì thực chất, Trump không hề là 1 tay mơ và ông ta không phải chỉ ngẫu hứng mà nhảy ra làm loạn chính trường. Tất cả đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng/ hoàn hảo, dù cho đó không phải là con đường/ chọn lựa chủ đạo và ưu tiên.

Trái ngược với hình ảnh công tử bột ẻo lả, chơi bời mà những kẻ ganh ghét nhào nặn cho ông, Donald J. Trump đã từng là thiếu sinh quân của Học viện quân sự New York (NYMA), nơi có sự rèn luyện kỷ luật khắc nghiệt hơn cả quân đội, từ năm 13 tuổi. Trump tốt nghiệp năm 1964 và được bầu chọn là "ladies man" trong lớp, nghĩa là người rất được lòng các bạn gái (chứng tỏ ông ta không thuộc loại người khinh miệt/ coi thường phụ nữ như đã bị vu cáo). Ông cũng đã tích góp từng đồng tiền nhỏ bé kiếm được từ việc cho thuê nhà trong những năm tháng ở độ tuổi 20, trước khi đủ khả năng mua 1 căn hộ tại New York và từng bước trở thành 1 doanh nhân, tỷ phú bất động sản chứ không phải bước vào đời với hành trang rich kid ôm mớ của nả gia đình để lại.

Khi đã thành công, Trump giao du với nhiều nhân vật chính trị tầm cỡ và giới doanh nhân gạo cội, trong đó có sự tiếp cận quan trọng với cố tổng thống Ronald Wilson Reagan. Và có thể khẳng định rằng, kể từ lúc đó Donald J. Trump đã bắt đầu dự trù 1 kế hoạch B cho cuộc đời mình: tham chính khi nước Mỹ cần. Các cuộc phỏng vấn bởi Rona Barrett (1980) và Oprah Winfrey (1987) cũng đã cho thấy rất rõ quan điểm/ thái độ và tầm nhìn chính trị của Donald J. Trump. Và hãy nhìn xem ông ấy đã dùng chính kế hoạch A để kiến thiết kế hoạch B khéo léo/ tinh tế thế nào!

- Năm 1980, trả lời Rona Barrett, Trump đã nói "Tôi muốn cống hiến cho đất nước này, nhưng tôi thấy chính trị là 1 cuộc đời không đẹp. Một người có tầm nhìn sâu sắc nhưng chưa chắc đã nổi tiếng. Và tôi cũng thấy rằng, 1 người có tầm nhìn đúng đắn/ mạnh mẽ nhưng không nổi tiếng chưa chắc đã thắng cử trước 1 kẻ thiếu đầu óc nhưng chỉ cần có nụ cười đẹp". Rõ ràng, ngay từ thời điểm đó, Donald J. Trump đã nhìn thấy vai trò dẫn dắt dư luận và sự nguy hiểm của truyền thông.

- Năm 1987, Trump không ngại chia sẻ cùng Oprah Winfrey: "Có lẽ tôi sẽ không tranh cử, nhưng đúng là tôi chán khi phải chứng kiến những điều đang xảy ra với nước ta. Và nếu mọi chuyện quá tệ, tôi sẽ không muốn loại bỏ mọi khả năng", "vì tôi chán ngấy những gì đang xảy ra đối với chúng ta" và quan trọng là đoạn này "Trong khi chúng ta giúp các nước khác sống như vua, còn ta thì không được như vậy. Tôi nghĩ rằng người ta, không biết khán giả của cô thế nào, nhưng tôi nghĩ người ta cũng đã chán nhìn nước Mỹ bị lợi dụng". Thời điểm 1987 là giai đoạn mà nước Mỹ đang rất cần tinh thần đồng minh để đương đầu với Liên Xô, và Trump đã nhìn ra việc các quốc gia tây Âu lợi dụng Hoa Kỳ dựa vào tình thế đó ra sao. Lực lượng "đồng minh giấy" thực sự đã ăn hại từ những ngày ấy vì căn bản quốc gia nào cũng chỉ lo cho bản thân mình. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các đồng minh càng trở nên bệ rạc hơn.

- Trong cuộc phỏng vấn năm 1989, Donald Trump bày tỏ sự thất vọng về chính trường Hoa Kỳ, ông ấy đã đòi hỏi "1 cuộc đại phẫu thuật" và khẳng định mình sẽ làm rất tốt điều đó. Nhưng ông vẫn từ chối con đường chính trị "nhưng tôi thích không phải làm điều đó hơn" và ông hi vọng 1 người có chủ trương sẽ xuất hiện. Ở thời điểm này, Donald J. Trump đã là 1 người rất thành công, nhưng về chính trị, ông vẫn chỉ là 1 đảng viên Cộng hòa vì "tin tưởng các nguyên tắc của đảng Cộng hòa". Năm 1991, phát biểu tại Ủy ban ngân sách, Trump đã vạch ra những bất cập trong chính sách và luật thuế. Ông phê phán sự thiếu ngay thẳng của chính quyền trong việc điều chỉnh luật thuế gây thiệt hại cho công dân và bảy tỏ "luật lệ đối với chính phủ thì thay đổi nhưng nó không thay đổi cho chúng ta" và "Tôi không hiểu tại sao trước giờ chưa có ai, từ bất kỳ đâu trên đất nước này, lại không đi kiện chính phủ Mỹ cho nó sụp đổ luôn".

Có thể thấy rằng, trong khi nước Mỹ còn đang bỡ ngỡ và dò dẫm trước những biến đổi của thời cuộc, trước trạng thái tương tác nảy sinh từ bối cảnh chiến tranh lạnh, trước sự tái cấu trúc sau cơn hoành hành và tan vỡ của làn sóng đỏ cộng sản, thì Donald J. Trump đã nhìn ra tường tận những vấn đề nảy sinh, sự bất cập và những rắc rối tồi tệ sẽ xảy đến. Trump đã luôn có 1 sự nhạy bén chính trị rất đặc biệt và ông ấy cũng luôn khẳng định tình yêu nước Mỹ của mình. Điều đó có nghĩa là ông ấy ghét chính trường, ông ấy luôn hi vọng có ai đó đủ sức đảm đương trọng trách, nhưng chắc chắn bản thân ông ấy vẫn luôn dự liệu và chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất, thời điểm mà sự suy đồi/ tệ hại vượt qua khỏi khả năng nhẫn nhịn và chịu đựng.

Vì đã nhìn rõ bản chất của truyền thông, để không gặp trở ngại và bị lệ thuộc vào thứ quyền lực đó, Donald Trump đã xúc tiến các công việc có thể quảng bá hình ảnh của mình. Trump tham dự vào lĩnh vực truyền thông giải trí, trở thành ông chủ của show truyền hình đô vật WWE RAW đình đám vào năm 2000. Nắm WWE RAW trong tay, Trump vừa thu được lợi nhuận khổng lồ lại chẳng cần tốn kém tiền bạc để mua sự nổi tiếng mà thanh danh càng lúc càng trở nên phổ biến, lan tỏa rất tự nhiên. Năm 2004, Donald Trump tiếp tục tham dự chương trình truyền hình thực tế The Apprentice để củng cố/ gia tăng uy tín và hình ảnh. Với 1 ai khác, đó có thể chỉ là 1 chọn lựa công việc để kiếm tiền. Nhưng đối với Donald J. Trump thì không. Tôi thực sự tin rằng đó là 1 bước đi được tính toán rất kỹ lưỡng, nghiêm túc và cẩn trọng, để lấy thành công này củng cố/ nuôi dưỡng cho dự định kia và từng bước định hình con đường chính trị. "Một mũi tên trúng hai con nhạn" hay "1 công đôi việc" chắc chắn là tiêu chí hành động không thể thiếu của tác giả đầu sách "Nghệ Thuật Đàm Phán - The Art of Deal", 1 tỷ phú bất động sản của New York.

Trả lời CNN năm 2006, Donald Trump 1 lần nữa lên án thực trạng chính trị Hoa Kỳ và ông thẳng thừng chỉ trích cuộc chiến tranh Iraq, 1 cuộc chiến để lại rất nhiều cân nhắc và dấu hỏi. Cũng trên CNN năm 2007, Donald Trump thể hiện quan điểm và tình cảm của ông đối với những người lính Mỹ, đặc biệt là những cựu chiến binh trở về nhà với thân thể không còn toàn vẹn. Năm 2011, cuộc phỏng vấn với Forbes là diễn đàn mà ông Trump phê phán chính quyền Barack Obama về lĩnh vực kinh tế. "Tôi nghĩ ông ta chưa từng phải đối mặt với những người mà ông và tôi đã từng đối mặt", Trump nói với Steve Forbes. Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Donald Trump đã đề cập và tố cáo tình trạng thao túng tiền tệ của Trung cộng, trong khi người quản lý đương nhiệm của nhà trắng Barack Obama vẫn nồng nàn dịu ngọt bước xuống Beijing bằng cửa hậu máy bay. Năm 2014, tại diễn đàn Conservative Political Action Conference (CPAC), Donald Trump 1 lần nữa lên án chính sách hạ giá đồng tiền của Trung cộng và ông gay gắt phê phán lãnh đạo Hoa Kỳ quá yếu đuối và thảm hại. Ông cũng chỉ trích chính sách đối ngoại tập trung tài chính bên ngoài nước Mỹ quá nhiều trong khi nội bộ quốc gia thiếu nguồn lực thì bỏ mặc. Cho đến năm 2015 thì giới hạn chịu đựng cuả Trump đã bị sự trì trệ/ suy thoái/ bệ rạc của nước Mỹ vượt qua. Ông đã phải thốt lên rằng "Hoa Kỳ giờ đây đã trở thành bãi rác cho mọi vấn đề của người khác".

Chính là như vậy, ở cương vị 1 doanh nhân nhưng Donald J. Trump đã thể hiện sự quan tâm/ lo lắng và tính toán cho lợi ích của nước Mỹ, cho quyền lợi và công việc của người dân Hoa Kỳ hơn mọi chính quyền đương nhiệm từ giai đoạn 1991. Những thế hệ lãnh đạo tồi tàn ấy của nước Mỹ, đã chỉ chú trọng đến việc làm đầy hơn túi tiền riêng của họ. Và rõ ràng, Donald J. Trump đã yêu nước Mỹ bằng cả cuộc đời của ông, vì chỉ với tình yêu chân thành ấy ông mới có thể nhìn rõ, liên tục lên tiếng vạch ra thực trạng tệ hại và những tồn đọng chí tử trong khi cũng với chặng đường như vậy, bao nhiêu thế hệ lãnh đạo nước Mỹ đã phớt lờ/ ngó lơ không thấy.

Mỗi 1 lần xuất hiện trước công chúng là 1 lần Donald Trump bộc lộ nỗi trăn trở của mình về đất nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều đó cũng có nghĩa rằng, mỗi 1 lần xuất hiện ấy, chính là ông ấy đã bước thêm 1 bước trên con đường chuẩn bị cho ngày tham chính. Lão già gân guốc ấy đã có 1 tinh thần thép bền bỉ "nếu cần 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dùng 4 giờ để mài thật bén lưỡi rìu". Các bạn thân mến, chính trị phải là như vậy. Nó phải là cả 1 quá trình, 1 chặng đường, 1 sự nỗ lực và đầu tư nghiêm túc, kiên trì. Đó mới là thứ chính trị của lòng yêu nước. Còn các thể loại ăn xổi ở thì, mượn gió phất cờ thì mãi mãi chỉ là bọn xảo quyệt mượn chính trị để làm giàu mà thôi.

Donald J. Trump đã sở hữu và mài giũa nên 1 tư duy đạt đến như vậy. Cho nên ngay khi bắt đầu công cuộc của mình, ông ấy đã dễ dàng giành thắng lợi. Một thắng lợi thực sự to lớn và vang dội. Một thắng lợi thổi tung những ô uế/ bệ rạc và gieo niềm hi vọng vào sâu thẳm trái tim của những con người vẫn mong mỏi lẽ phải/ bình đẳng/ công bằng.