Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

        TRỞ VỀ PONXAVAN SAU 16 NĂM
 
   Một số hình ảnh của Thành phố Ponxavan





  


Mười sáu năm về trước là thành viên trong đoàn của Tỉnh Nghệ An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Bá dẫn đầu có cả ông Nguyễn Đình Trạc lúc đó là Giám đốc Sở Công An nay là Trưởng Ban Nội chính Trung Ương cùng trên trên một chuyến bay từ Viên Chăn tới Ponxavan để làm việc với Chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng.  Thành phố Ponxavan tỉnh Xiêng Khoảng của đất nước Lạn Xang lúc đó chưa có điện lưới, phải dùng điện máy phát đến 10 giờ là ngắt, ban đêm thành phố tối mịt. Rất may khí hậu ban ngày không quá nóng, đêm rất lạnh, không cần máy điều hòa..

Ponxavan cách không xa Khu kinh tế Xayxomboun, thời đó phỉ Vàng Pao còn hoành hành, đi qua các vùng rừng núi hẻo lánh rất nguy hiểm, đã có một số người Việt bị phỉ bắn chết ( trong đó có người và lái xe Đoàn vận tải A của Nghệ An...). Nay phỉ không còn nữa, phần đông đã di tản sang các nước khác.

Ponxavan đã có điện lưới gần chục năm, nay đường và phố khang trang đẹp đẽ hơn, nhiều nhà mới mọc lên, nhưng không có nhà cao tầng.   

Trụ sở Công ty Thương mại Xiêng Khoảng ở ngay trung tâm, kiến trúc chưa có gì thay đổi vẫn là một ngôi nhà 2 tầng như xưa, chỉ khác nay đã cổ phần hóa thành doanh nghiệp tư nhân. Lào cũng có cái rất khác Việt, từ rất lâu chính quyền địa phương đã nhất thể hóa, người đứng đầu tỉnh là Tỉnh Trưởng không phải là Chủ tịch tỉnh mà thấy cũng rất ổn.

Người Lào chủ yếu theo đạo Phật, Ponxavan không thấy có nhà Thờ công giáo. Phật giáo ảnh hưởng tới người dân Lào mạnh mẽ hơn người Việt, mặc dù Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm hơn Lào rất nhiều. Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của họ như một tín ngưỡng chủ đạo. Các nhà sư Lào đi tu từ lúc còn rất trẻ để nhập đời, học cách hành xử với đời và sau này trở thành một Nhà sư được xã hội tôn trọng, công nhận, được coi là việc bình thường của cuộc đời. Trong khi đó, với người Việt, việc đi tu nói chung trong nhiều trường hợp là để lánh đời, để tìm sự siêu thoát cho bản thân trong cuộc đời còn đầy những nhiễu nhương, bon chen, vụ lợi.

Có thể vì vậy mà cuộc sống của người Lào bình lặng, thanh thản, không gấp gáp như người Việt. Mọi người không nói chuyện ồn ào nơi công cộng. Xe và người tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định và luôn nhường đường cho làn xe ưu tiên. Xe ôtô không được dùng còi xin đường mà dùng tín hiệu đèn. ….     

Cánh đồng Chum của tỉnh Xiêng Khoảng là một điểm du lịch nổi tiếng của Lào. Người tham quan không đông, rất ít người nước ngoài, chỉ gặp một đôi bạn trẻ người Slovenia đi phựợt bằng xe máy, 2 tốp người Trung Quốc đang ăn trưa dưới lùm cây trên một tảng đá và một số người Lào đến từ thủ đô Viên Chăn …

   Một số hình ảnh của cánh đồng Chum 






  Thời gian ít quá không đủ để đến Luang Prabang cố đô của Đất nước Triệu Voi
Tạm biệt Lan Xang đề quay về cửa khẩu Nậm Cắn    







Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

BÌNH ĐẲNG GIỚI:

NGOẠI TÌNH KHÔNG CÒN LÀ TỘI HÌNH SỰ Ở ẤN ĐỘ

 
  
 
Tòa tối cao Ấn Độ vừa đưa ra một phán quyết thay đổi một điều luật 158 tuổi: ngoại tình không phải là một tội phạm hình sự.
Trước đây, bất kỳ người đàn ông nào có quan hệ ngoài luồng với một phụ nữ đã có chồng sẽ bị xử tội.
Trong khi đó, người phụ nữ không bị phạt nhưng người đàn ông bị coi là kẻ đi quyến rũ và có thể bị phạt tiền hoặc giam giữ tới 5 năm, hoặc cả hai.
Ngược lại, điều luật cũng không cho phép phụ nữ khiếu nại chồng nếu anh ta ngoại tình.
Kaleeswaram Raj, luật sư đại diện bên khởi kiện nói rằng luật ngoại tình thường "bị lạm dụng" bởi những người chồng trong các tranh chấp hôn nhân như ly dị.
"Những người đàn ông thường sẽ nộp đơn khiếu nại hình sự với những người đàn ông bị nghi hoặc thậm chí là được tưởng tượng ra là đã có quan hệ bất chính với vợ của họ. Những lời cáo buộc này có thể sẽ không bao giờ được chứng minh, nhưng nó bôi nhọ danh tiếng của người phụ nữ trong các cuộc ly dị," ông nói với BBC.
Tháng Tám 2017, Joseph Shine, một doanh nhân Ấn Độ 41 tuổi sống ở Ý, đã yêu cầu Tòa án tối cao hủy bỏ điều luật này.
Ông lập luận rằng nó phân biệt đối xử với đàn ông khi chỉ xử phạt đàn ông trong các mối quan hệ ngoài luồng, trong khi đối xử phụ nữ như một tài sản sở hữu.
Trong đơn thỉnh nguyện 45 trang của mình, ông Shine trích dẫn từ nhà thơ Ralph Waldo Emerson, nhà hoạt động nữ quyền Mary Wollstonecraft và cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.
Tuy nhiên, chính quyền của Đảng BJP cầm quyền đã phản đối bản kiến nghị này, cho rằng ngoại tình vẫn nên được xem là tội phạm hình sự.
"Bỏ lệnh cấm ngoại tình sẽ ảnh hưởng đến sự thiêng liêng của một cuộc hôn nhân. Hợp pháp hóa ngoại tình sẽ làm ảnh hưởng đến hôn nhân" và rằng "đạo đức người Ấn Độ" rất coi trọng tầm sự thiêng liêng của một hôn nhân, đại diện chính quyền phát biểu tại tòa án.
Tuy nhiên, thú vị thay, văn hóa dân gian và sử thi Ấn Độ luôn đầy những câu chuyện tình yêu, mối quan hệ ngoài luồng. Hầu hết các bài thơ tình yêu trong tiếng Phạn, theo học giả J. Moussaief Masson, là "về tình yêu bị ngăn cấm".
Nhưng Manusmriti, một văn bản Hindu cổ đại, cũng viết rằng: "Nếu đàn ông cứ tiếp tục có quan hệ mật thiết với vợ của đàn ông khác, nhà vua nên trừng phạt họ để làm gương và trục xuất họ".
Tất cả thẩm phán tối cao đều cho rằng điều luật cũ này là cổ hủ, tùy tiện và vi hiến.
"Chồng không phải là chủ nhân của vợ. Phụ nữ nên được đối xử bình đẳng như đàn ông," Chánh ánDipak Misra nói.
Và các vụ việc ngoại tình có thể là cơ sở cho các vấn đề dân sự như ly hôn, chứ "không thể là một tội phạm hình sự".
Thẩm phán Rohinton Nariman nói rằng "quan niệm cổ xưa cho rằng đàn ông luôn là kẻ phạm tội và phụ nữ luôn là nạn nhân không còn phù hợp."
"Luật pháp không nên kiểm soát việc một người muốn ngủ cùng với ai," một giáo viên luật Rashmi Kalia nói.
Đây là điều luật thứ hai từ thời thuộc địa bị Tòa án tối cao Ấn Độ hủy bỏ trong tháng này. Trước đó, tòa đã hủy lệnh cấm quan hệ tình dục đồng giới.
Nơi nào trên thế giới còn cấm ngoại tình?
Ngoại tình được cho là bất hợp pháp tại 21 bang của Hoa Kỳ, bao gồm ở New York. Tuy nhiên, hầu hết người Mỹ không cho rằng ngoại tình là một tội.
Ngoại tình cũng bị cấm trong luật Sharia hay luật Đạo Hồi, và là một tội phạm hình sự tại các nước Hồi giáo như Iran, Ả Rập Saudi, Afghanistan, Pakistan, Bangladesh, Somalia.
Đài Loan trừng phạt tội ngoại tình bằng cách giam giữ tối đa 1 năm. Indonesia cũng coi ngoại tình là một tội, thậm chí đang có một dự luật cấm mọi quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Hàn Quốc cũng chỉ mới bỏ lệnh cấm ngoại tình vào 2015, sau khi một người đàn ông có thể bị giam giữ khoảng 2 năm vì ngoại tình. Tòa tối cao Nam Hàn cho rằng điều luật vi phạm quyền tự chủ và quyền riêng tư.
Tại Việt Nam, theo Điều 182, Bộ luật Hình sự 2015, quy định tội ngoại tình có thể bị phạt không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Theo Soutik Biswas BBC News, Delhi
 

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

TƯỢNG ĐÀI XÂY BẰNG LÒNG DÂN

TƯỢNG ĐÀI SỐNG


Một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, tận tụy như một bà nội trợ hoàn hảo của chính Tổ quốc mình.

Bà là Kollinda Grabar Kitarovics -Tổng thống nước Cộng hòa Croatia. Bà đã trở thành tượng đài sống trong lòng các thần dân của bà,

Thật đáng ngượng mộ. Hạnh phúc cho những ai là công dân của nước Croatia vì bà:
- Đã bán phi cơ riêng của tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz của văn phòng tổng thống đưa vào ngân sách quốc gia.
- Đã giảm 50% lương của mình và các bộ trưởng.
- Đã giảm 40% lương các đại sứ, các tổng lãnh sự quán.
- Đã xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các đại biểu quốc hội.
- Biết và nói 7 ngoại ngữ và sống bình dị như tất cả mọi người.
- Từ khi bà giữ chức tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.

 

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

DI SẢN CUỐI CÙNG


BIA MỘ VÀ DI SẢN CUỐI CÙNG

Trong số những bia mộ bên trong tầng hầm dưới nhà thờ Westminster nổi tiếng ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Mặc dù tấm bia mộ này cũng chỉ được làm bằng đá hoa cương, thiết kế bình thường, không có gì nổi bật.

Trong khi đó, quanh tấm bia mộ này đều là bia mộ của những người danh giá là các vị vua nước Anh như vua Hery III, vua George II hay những nhà bác học, nhà văn nổi tiếng:  Newton, Darwin, Charles Dickens…
So với những tấm bia này, tấm bia mộ vô danh chẳng đáng để nhắc tới. Thế nhưng nó lại trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu. Bất cứ ai đến nhà thờ Westminster để bái lạy trước những tấm bia mộ danh giá khác đều kính cẩn trước tấm bia mộ vô danh vì nội dung đoạn văn khắc trên đó:

"Khi tôi còn trẻ, khi mà trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ ước sẽ thay đổi cả thế giới.
Khi tôi trưởng thành, tôi phát hiện ra rằng tôi không thể thay đổi được thế giới. Tôi thu nhỏ lý tưởng của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi. Nhưng rồi tôi cũng chẳng làm được việc đó.

Khi tôi bước sang tuổi xế chiều, khi mà lý tưởng thay đổi đất nước thất bại, nguyện vọng cuối cùng của tôi chỉ là thay đổi gia đình mình. Nhưng điều này cũng là không thể.

Khi tôi nằm trên giường chẳng thể làm được việc gì nữa, tôi mới ý thức được rằng: Nếu như ngày từ đầu, tôi chỉ có một lý tưởng nhỏ bé là thay đổi bản thân mình, sau đó biến mình thành một tấm gương tốt, có thể tôi sẽ thay đổi được gia đình tôi, dưới sự giúp đỡ và cổ vũ của gia đình, tôi có thể làm được vài việc cho đất nước. 
Và sau đó, ai biết được, có khi tôi có thể thay đổi được cả thế giới."


Con người ta đến khi chết đều muốn có được một ngội mộ có ghi họ tên ngày sinh ngày mất là lẽ thường tình.

Ở Anh, Thủ tướng vĩ đại như Winston Churchill cũng chỉ có một ngôi mộ rất nhỏ, trên bia đá ghi tên và ngày mất. Ngoài ra không có gì đặc biệt.
 

Người khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx, được chôn ở Anh, cũng chỉ có một ngôi mộ nhỏ nhắn, thỉnh thoảng có người ghé thăm đặt vòng hoa.

Ngôi mộ của lãnh tụ Cu Ba - Fidel Castro, một trong những nhân vật nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20 cũng rất giản dị. Tro cốt của Ông được an táng bên trong một khối đá với tấm bia ghi duy nhất chữ “Fidel” tại nghĩa trang Santa Ifigenia ở thành phố Santiago.


Ở Mỹ, các tổng thống lừng danh như Abraham Lincoln, Franklin D.Roosevelt, Ronald Reagan,...đều khiêm tốn với một tấm bia nhỏ gọn hình chữ nhật, được chôn xuống ngang bằng với mặt đất, trong đó ghi tên và năm sinh, năm mất của họ.

Theo học thuyết Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa ở đó chỉ có tài sản chung của cộng đồng và những người trong đó là những người vô sản, vô thần (không tâm linh và không có đạo).
  
Thật đáng buồn ở Việt Nam ta hiện nay (trừ những bậc công thần có công lập quốc) nhiều người cộng sản khi chết họ lại cầu siêu và tin vào thần linh, cõi kiếp, xây lăng mộ hoành tráng 
 
.

 

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

NHŨNG CA KHÚC ƯA THÍCH THỜI TUỔI TRẺ ĐAM MÊ ÂM NHẠC

Самоцветы-Пламя- Не повторяется такое никогда




Червона рута - София Ротару и все участники Пять звезд


Мелодия -    Синий иней

 
 
Summer In Italy- Gianna Nannini & Edoardo Bennato
 
 
 
Adamo _ Tombe la neige
 
 
Самоцветы- За того парня
 
 
 
 

LUẬN BÀN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

DẤU MỐC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP





Cách mạng công nghiệp 0.0 : Phát minh ra Lửa.

Cách mạng công nghiệp 1.0 (1787): Phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong

Cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) :  Phát minh ra điện, động cơ điện và Dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Cách mạng công nghiệp 3.0 : Phát minh Bán dẫn -  Điện tử - internet, máy tính và tự động hóa. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 : Phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý. Xóa nhòa các ranh giới. Kết nối vạn vật lại với nhau.

Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng trong 75 năm qua, được nhắc lại vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover. Tháng 10 năm 2012, Nhóm Công tác về Công nghiệp 4,0 trình bày các khuyến nghị về thực hiện Công nghiệp 4.0 cho chính phủ Liên bang Đức. Các thành viên của Nhóm Công nghiệp 4.0 được công nhận là những người cha sáng lập và là động lực đằng sau Industry 4.0, khởi nguồn từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức, thúc đẩy việc sản xuất điện toán hóa sản xuất.
Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vậtđiện toán đám mâyđiện toán nhận thức (cognitive computing).
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng.


Thử bàn về tiêu chuẩn cán bộ thời công nghiệp 4.0

(Bài viết của TS Thái Doãn Hợp nguyên Bộ trưởng bộ Thông tin truyền thông, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) 20/09/2018  09:01 GMT+7



“…Trong thời đại công nghiệp 4.0, tôi nghĩ cán bộ cần có đủ 3 tiêu chuẩn: Đức, tài và bản lĩnh; Với nội hàm cụ thể như sau:

Người có đức phải hội đủ 3 phẩm chất: Gương mẫu, dân chủ, có tố chất văn hóa.
Đạo đức khó nhất của cán bộ là gương mẫu để được mọi người tin yêu. Để người tốt có chỗ dựa, người xấu không dám lộng hành. Gương mẫu là nói để làm, làm để chứng minh lời nói. Hành động trước, hưởng thụ sau. Hưởng thụ bằng thành quả lao động chân chính của mình. Lo cho mọi người, để mọi người tôn vinh, chăm lo và vun đắp cho mình.

Tiêu chuẩn bao trùm của đạo đức cán bộ là thực sự dân chủ. Dân chủ là cách tốt nhất để tập hợp trí tuệ. Dân chủ là cách duy nhất để giải phóng và thông thoáng tư tưởng. Dân chủ là con đường tốt nhất để không phạm sai lầm. Dân chủ là mục tiêu để đoàn kết nội bộ.
Đạo đức được toát ra bề ngoài của người lãnh đạo là nếp sống có văn hóa. Có đạo đức sẽ có văn hóa. Có văn hóa chính nhờ có đạo đức. Đạo đức là nhân quả, là nội dung, là cốt lõi của văn hóa. Văn hóa cần nhất của một người lãnh đạo là luôn chăm lo cho cấp dưới và không làm phiền cấp dưới.
Nói tóm lại một cán bộ có đạo đức là tận tụy để cấp dưới thương; là gương mẫu để cấp dưới trọng; là dân chủ cho cấp dưới tin cậy dễ gần để cung cấp thông tin; là sáng tạo để cấp dưới có đủ việc làm và có thêm thu nhập chính đáng; là kỉ cương để người tốt luôn có chỗ dựa và người xấu không dám thách đố, lộng quyền.
 
Người có tài cũng phải hội tụ 3 nội dung: Có tầm nhìn, biết tập hợp nhân tài, có sản phẩm cụ thể.
Trước hết người có tài là người có tầm nhìn xa trông rộng trong thời đại 4.0. Muốn nhìn xa để khỏi buồn gần trong thời đại ngày nay phải có ngoại ngữ, phải am hiểu CNTT biết ứng dụng kết nối và lan tỏa, phải đi nhiều để tổng kết thực tiễn, dũng cảm so sánh với bạn bè quốc tế, từ đó định vị đúng mình, xem mình là ai? Mình đang ở đâu? Và mình phải làm gì để sánh vai với các cường quốc 5 châu - Phải hiểu: Một cán bộ quyết đoán là một cán bộ đoán được tương lai để quyết đúng. Đó chính là tiêu chuẩn trí tuệ.

Một cán bộ có tài là một cán bộ luôn tìm cách tiếp cận, giao việc để phát hiện đúng nhân tài, đào tạo, quản lý, sử dụng và bảo vệ nhân tài, phải sử dụng người được việc, chứ không phải người được lòng. Bởi suy đến cùng người có tài là người biết tập hợp mọi cái tài của người khác. Không tập hợp được người tài cũng đồng nghĩa là người bất tài. Tập hợp được người tài là tiêu chuẩn cao nhất, cần nhất của người lãnh đạo.
Đã là cán bộ có tài thì phải có sản phẩm; đo đếm bằng thành quả do vai trò lãnh đạo của mình tạo ra trên 3 lĩnh vực chủ yếu: thành quả kinh tế (thu ngân sách, giá trị sản xuất tăng thêm), thành quả chính trị (đội ngũ cán bộ kế cận và tín nhiệm của dân) và các công trình có chất lượng để lại cho đời sau. Nói tóm lại sự  nghiệp của một cán bộ là làm 4 chữ: Nhiều tiền, yên dân. Muốn nhiều tiền phải lo phát triển kinh tế, mà nền tảng là kinh tế doanh nghiệp và kinh tế hộ gia đình. Muốn yên dân phải chăm lo các chính sách xã hội, từ thiện, nhân đạo, giáo dục, đào tạo và tiến bộ xã hội.
 
Trong tình hình hiện nay, cán bộ có đức, có tài, cần phải có bản lĩnh. Vì hiện nay có lúc, có việc, có nơi, người tốt chưa đủ tỷ lệ áp đảo người không tốt. Vì thế rất cần người lãnh đạo có bản lĩnh để thiết lập lại trật tự kỉ cương. Một cán bộ có bản lĩnh cũng cần hội đủ 3 tiêu chí: Dám nghĩ, dám làm, dám nói.
Dám nghĩ những điều chưa có trong sách, chưa có trong đời để làm vì sự nghiệp củng cố niềm tin của nhân dân và chấn hưng đất nước phù hợp với thời đại KHCN. Khi đã nghĩ đúng thì dám dấn thân để làm, quyết tâm đưa cái đúng vào cuộc sống, lấy kết quả cuối cùng để bảo vệ mình. Phải tích cực đổi mới, gắn với cải tạo môi trường để ra đời cái đúng, cái tốt nhiều hơn. Dám nghĩ, dám làm còn phải dám nói. Im lặng, thủ tiêu đấu tranh cũng là môi trường dung dưỡng cho cái xấu nảy sinh và phát triển. Thực tiễn cuộc sống đã chỉ ra rằng: Rất nhiều tiêu cực vừa qua, dân phát hiện khá sớm, nhưng các cơ quan chức năng nhận ra hơi muộn nên khi buộc phải xử lý thì tổn thất lớn hơn, cái giá kinh tế chính trị phải trả nặng hơn”  Lê Doãn Hợp

TS: Thế các thời đại CM 1.0; 2.0 và 3.0 có cấn 3 tiêu chuẩn: đức, tài và bản lĩnh không nhỉ ?
 
Cách mạng 4.0 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng chạy theo các yếu tố tích cực trên thế giới    Nguyễn Trung Kiên /ngày 19/9/2018 - 05:00  ( Phóng vấn Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt)  
 
 
Cách mạng 4.0 là giai đoạn xóa nhòa các ranh giới giữa các khoa học cơ bản như toán học, vật lý, vật lý lượng tử… 
Thưa ông, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0, vậy dưới góc nhìn của một chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm trong nhiều thập niên, ông có thể đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm mới này?
Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một cách gọi trạng thái phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới ở giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế phát triển ở giai đoạn 4.0 này ảnh hưởng một cách sâu sắc, mang lại những kết quả hết sức quan trọng và phức tạp.
Dường như  thái độ chung của xã hội chúng ta về hiện tượng này là chào đón nó như một con tàu chở đến toàn những thứ ăn được, mà quên mất cảnh báo của những người như Stephen Hawking – một trong những người thông minh nhất thế kỷ XXI, rằng nếu không cẩn thận thì trí tuệ nhân tạo sẽ thống trị con người.
Tất nhiên chúng ta không căn cứ vào một vài lời cảnh báo của một vài nhà khoa học mà tẩy chay nó, bởi đây là một khuynh hướng phát triển hoàn toàn tự nhiên, không theo ý muốn của bất kỳ ai. Không phải người Việt nói nhiều về nó thì từ 3.0 sẽ trở thành 4.0, mà cũng không phải nói thêm một chút nữa thì 4.0 thành 4.1. Rất tiếc là những yếu tố để tạo ra tiền đề của cách mạng công nghiệp 4.0 đều không thuộc về Việt Nam, nằm ngoài Việt Nam.
Nhận định như vậy liệu có bi quan quá không, thưa ông?
-Tôi không bi quan. Tất cả các kho dữ liệu quan trọng nhất tham gia vào mạng Internet - một trong những nền tảng đầu tiên tạo ra giai đoạn 4.0 của cách mạng công nghiệp - đều không nằm ở Việt Nam. Chúng ta buộc phải lôi nó về Việt Nam bằng luật, bằng “cưỡng bức” chứ nó không tự hình thành ở Việt Nam.
Các kho dữ liệu là nền tảng để giúp con người nâng cao tốc độ tư duy, tốc độ suy nghĩ, suy tưởng. Ở Việt Nam không có các yếu tố làm tiền đề như vậy. Tôi đã từng là Phó chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tôi biết rất rõ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 100 người được cấp thẻ đại diện để bảo vệ các quyền lợi này.
Nhưng vài ba năm nay các cuộc thi để cấp thẻ đại diện không có ai đỗ cả, tức là số lượng người cung cấp các dịch vụ bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ được hạn chế một cách đáng buồn ở Việt Nam. Những người phục vụ cho quá trình bảo hộ các sự sáng tạo về trí tuệ mà còn bị hạn chế như vậy thì làm thế nào có đủ lực lượng có trí tuệ để tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu nói về khả năng tham gia cuộc cách mạng này, chúng ta chỉ có thể nói ở góc độ mở cửa đất nước để hợp tác, sử dụng các sản phẩm, các thành tựu của cách mạng 4.0 chứ rất khó để tham gia thật sự vào đấy như những người sáng tạo.
Ví dụ, trong lĩnh vực chế tạo robot chẳng hạn, các bạn trẻ Việt Nam hiện nay đang chơi robot, nghịch robot, chứ chưa chế tạo được robot thật sự. Không công nghiệp hóa được các vật phẩm có liên quan đến trí tuệ nhân tạo thì tức là chúng ta cũng chưa có cả lực lượng để ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0.
Trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam như hiện nay thì không thể cung ứng yếu tố con người cũng như sự sáng tạo khoa học cho cách mạng công nghiệp 4.0 được. Cách mạng 4.0 là giai đoạn xóa nhòa các ranh giới giữa các khoa học cơ bản như toán học, vật lý, vật lý lượng tử…
Tất cả những thứ như vậy phải nằm trong một nền giáo dục có khả năng phát triển năng lực vật lý của xã hội với tốc độ cao. Chúng ta không có nền giáo dục có khả năng làm chỗ dựa cho cách mạng 4.0 trong việc đào tạo và cung cấp nhân lực. Chúng ta không có đủ lực lượng các nhà vật lý và toán học cần thiết cho cách mạng 4.0.
Các nhà khoa học của chúng ta vừa mới có chút tiếng tăm đã có nhu cầu làm chính trị. Chúng ta đón về đây toàn những người 80-90 tuổi. Ví dụ, giáo sư Trần Thanh Vân đã ngoài 80 tuổi, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu là thầy của chúng tôi cũng trên 80 tuổi.

 
Khi nói quá nhiều về cách mạng công nghiệp 4.0 thì nhiều người chúng ta vốn dĩ cũng không hiểu lắm về chuyện này và trở thành lệ thuộc vào giới trí thức về mặt dư luận. Người ta bảo với một trình độ 0.4 thì làm thế nào mà có cách mạng 4.0 được, đấy là sự giễu cợt không lành mạnh, nhưng để người ta có cớ để giễu cợt đã là lỗi của các nhà quản lý rồi.
Rất nhiều quan điểm cho rằng ba lần trước chúng ta nhỡ tàu, lần này chúng ta kiên quyết nhảy lên tàu, nhưng lên tàu và tham gia điều khiển con tàu ấy là hai việc khác nhau. Chúng ta cũng cố nhảy lên tàu bằng cách để cho Samsung chế tạo smartphone ở đây để cạnh tranh với Apple.
Như vậy chúng ta đâu đã tham gia cách mạng 4.0 với tư cách là một lực lượng của nó. Bây giờ ngay cả Samsung và Apple cũng đã đi đến một thỏa thuận dừng kiện cáo để dành tiền bạc đầu tư cho sự phát triển của họ. Tôi nghĩ chúng ta chưa kịp khôn thì thế giới đã khôn rồi.
Chúng ta chào mừng Samsung lên Bắc Ninh và Thái Nguyên, với hy vọng có thể cân bằng với Apple, bây giờ chúng ta thấy rằng họ cân bằng trước khi chúng ta kịp khôn ra để làm chuyện ấy. Tóm lại là chúng ta tham gia vào cách mạng 4.0 như một kẻ vỗ tay, bởi chúng ta không có truyền thống tham gia vào các cuộc cách mạng công nghiệp một cách nghiêm túc suốt thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
 
Hình như tất cả những lần lỡ tàu ấy đều có lý do?
-Những vấn đề chính trị của chúng ta ngăn cản tất cả sự tham gia của chúng ta đối với các cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng nếu không có các yếu tố chính trị thì liệu chúng ta có tham gia nổi các cuộc cách mạng công nghiệp không? Câu trả lời vẫn là không. Lý do là chúng ta lười, học chỉ để thi đỗ và lấy bằng.
Để làm quan nữa?
-Làm quan là công nghiệp 6.0 mất rồi. Công nghiệp làm quan ở chúng ta phát triển thay thế sự phát triển của cả bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Chúng ta không có công nghiệp, chúng ta là một cái chợ để bày bán các sản phẩm công nghiệp của nhân loại mà trước hết là của những kẻ thực dân.
Triết gia đức Edmund Husserl đã từng cảnh báo công nghệ càng phát triển càng khiến con người trở nên thiếu nhân bản và phi nhân văn, theo ông điều này có đúng không và liệu nó có lặp lại trong cuộc cách mạng 4.0 này?
-Đây là chỗ hay của người Việt. Các cuộc cách mạng nói chung đều làm hỏng con người, nhưng vì chúng ta không tham gia thật sự vào bất kỳ cuộc cách mạng nào trong bốn cuộc ấy, nên con người của chúng ta có vấn đề nhưng nó không hư hỏng giống như hiện tượng Edmund Husserl đặt ra. Người Việt còn rất nhiều bản năng, tình cảm tự nhiên để có thể huấn luyện thành những đối tượng có chất lượng nhân văn. Cho nên chúng ta chống cái gì thuộc về chúng ta cũng đều ở mức vừa phải, kể cả chống tham nhũng
Theo ông cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy hay kìm hãm tiến trình bảo vệ và phát triển các quyền con người?
-Không có cuộc cách mạng công nghiệp nào cản trở sự phát triển quyền con người. Anh thấy bây giờ ra đường rất nhiều người dùng smartphone. Cuộc cách mạng 4.0 ở trạng thái smartphone ấy đang phục vụ con người rất hữu ích. Phải nói là cách mạng 4.0 làm cho con người đỡ nhọc nhằn hơn nhiều.
Nhiều năm trước đây tôi mất khá nhiều công sức đọc sách để có thông tin, nhưng 10 năm trở lại đây, khi có Internet thì tôi đỡ vất vả hơn. Internet về bản chất là một trong ba điều kiện cơ bản của cách mạng 4.0. Sự chuẩn xác, tính khoa học của các tư duy được nâng đỡ bởi việc khai thác các yếu tố của cách mạng 4.0, trong đó yếu tố quan trọng nhất là các kho dữ liệu lớn trên không gian mạng.
Trên thực tế có những phản ứng hay những động thái trái chiều với cách mạng 4.0, ví dụ như ở Trung Quốc người ta xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng công dân thông qua việc kiểm soát các hoạt động hàng ngày, đặc biệt những hoạt động có liên quan tới các dịch vụ điện toán. Ông đánh giá thế nào về chuyện này?
-Nhiều người có một chút chống đối trong ý nghĩ nên có sai lầm trong phương pháp luận khi nhìn nhận về quản trị xã hội. Nếu xã hội không được quản trị tốt để ngăn ngừa các khía cạnh tiêu cực của cách mạng 4.0 thì cuộc cách mạng này sẽ bị chặn đứng lại.
Người ta chỉ mở cửa để cách mạng 4.0 đến Việt Nam khi người ta kiểm soát được các hậu quả của nó. Luật an ninh mạng là một công cụ để hỗ trợ biến cách mạng 4.0 trở thành một hiện thực ở Việt Nam chứ không như phương Tây và một số báo lề trái lập luận.
Khi các nhà lãnh đạo đưa ra được luật để quản lý vấn đề này thì họ có thể rút ra hai kết luận cơ bản: Thứ nhất là nhận thức được sự bất lực và tối thiểu của quản lý, không phải cứ có công cụ quản lý là có thể quản lý được. Thứ hai là khi anh có kinh nghiệm về tính không thể quản lý được thì anh sẽ nhận ra được những thiệt hại do quản lý bằng những cách thức thô thiển.
Cho nên luật nào cũng được nhưng phải có các chuẩn tối thiểu để những người cầm quyền rút ra những kết luận nghiêm túc trong quá trình ứng dụng nó. Tôi khuyên các anh không nên phê phán một cách cực đoan luật an ninh mạng mà hãy để cho Chính quyền có cơ hội để trải nghiệm tính bất lực của quản lý đối với những sự phát triển có tính chất cách mạng của đời sống.
Nhiều chuyên gia lo ngại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đẩy nhanh tiến trình phân hóa giầu nghèo, ông có đồng ý với quan điểm này không.
-Có! Chắc chắn cách mạng 4.0 sẽ đem lại tốc độ phát triển và để lại sau lưng nó rất nhiều lực lượng nghèo khổ, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào mà ở đấy trình độ của con người quy định điều kiện sống của họ đều nảy sinh hiện tượng chênh lệch giàu nghèo.
Chênh lệch giàu nghèo là cặn bã của sự phát triển của mọi giai đoạn lịch sử, của mọi quốc gia về mặt địa lý. Càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn, rất khó để khắc phục, tối đa chỉ có thể khắc phục phần nào cuộc sống của những người nghèo khổ, nâng mức sống tối thiểu lên để con người không chết trong một xã hội phát triển.
Làm cho con người không chết trong tiến trình phát triển chính là nhiệm vụ lịch sử của phát triển, nếu phát triển mà không có sự nâng đỡ đối với tầng lớp nghèo khổ thì sẽ có cách mạng vô sản.
Nhiều người vội vã chê bai chủ nghĩa Marx mà không thấy rằng trong quá khứ chủ nghĩa Marx là công cụ duy nhất để tiến hành cách mạng vô sản, nói cách khác chủ nghĩa Marx trở thành công cụ chính trị của người nghèo.
Người nghèo càng đông bao nhiêu thì chủ nghĩa Marx và các phương diện cách mạng của nó càng quan trọng bấy nhiêu đối với họ. Chủ nghĩa tư bản có cái hay là họ biết điều chỉnh và trong khi họ điều chỉnh thì Liên Xô không làm điều đó nên sụp đổ.
Nó sẽ lặp lại hiện tượng phân hóa giàu nghèo của các thế kỷ trước?
-Đúng! Nhưng con người không bất lực trước việc khắc phục khoảng cách ấy. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn thì người ta càng phải tính đến chuyện khắc phục bằng cách nâng đáy lên. Marxim Gorki là cha đẻ của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông ấy có một vở kịch tên là Dưới đáy. Khi mô tả trạng thái dưới đáy ông ta nhìn thấy nhiều thứ ở trong đấy.
Chúng ta không thể chờ những người ở dưới đáy để họ vươn lên cùng với những những người giàu có, nhưng chúng ta có thể thỉnh thoảng làm một vài động tác hỗ trợ để cái đuôi đằng sau không rơi vào tình trạng khốn khổ. Khi cái đuôi cũng có thịt có da thì con người mới thấy hóa ra đấy là sự phân loại chứ không phải là sự bỏ rơi. Cần phải phân biệt sự bỏ rơi của chủ nghĩa tư bản hoang dã với sự phân loại của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Ông nghĩ gì về số phận của lực lượng lao động trình độ thấp và không được đào tạo chính quy trong cuộc cách mạng 4.0? Tương lai nào sẽ chờ đón họ?
Trả lời: Nếu không có biện pháp tự khắc phục thì cách mạng vô sản là tương lai chờ đón họ. Nhiều nhà cầm quyền trên thế giới luôn sẵn sàng chuẩn bị lực lượng chờ đợi các cuộc cách mạng vô sản, cho nên hễ có phân hóa giàu nghèo xảy ra hay có khủng hoảng tài chính kinh tế ở châu Âu là lập tức các đảng cánh tả trội lên. Các đảng cánh tả mới là giai đoạn ban đầu, giai đoạn tiếp theo là các đảng cực hữu trội lên và đấy mới là giai đoạn phát triển tiêu cực thật sự. Ở mỗi một dân tộc khuynh hướng tiêu cực của nó được lựa chọn một cách khác nhau. Người Áo lựa chọn khác với người Pháp, người Hunggary lựa chọn khác với người Áo mặc dù trước đây họ là một đế quốc. Cách mạng vô sản luôn luôn là một dự phòng.
Theo ông Việt Nam chúng ta đang có lợi thế gì và bất lợi gì khi tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0?
-Vấn đề không phải là bỏ lỡ. Cuộc cách mạng ấy vĩ đại đến mức lôi cổ chúng ta đi chứ chúng ta không chạy thoát nó được. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng sản xuất ra các hàng hóa để phục vụ, trang bị cho con người tận răng và lôi cổ con người đi mua hàng của nó. Cách mạng 4.0 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng chạy theo các yếu tố tích cực trên thế giới, còn luật vừa ra là biện pháp kiểm soát sự chạy theo ấy để nó không ra khỏi các ranh giới mà một xã hội cần có để tồn tại.
Theo ông các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam phải chuẩn bị những gì để thành công trong cuộc cách mạng 4.0 này?
-Các doanh nghiệp này chẳng chuẩn bị cái gì. Cách mạng 4.0 là do những người hiểu biết chuẩn bị chứ không phải do những người ú ớ. Cho rằng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể chuẩn bị cho cách mạng 4.0 là một ảo tưởng. Họ sẽ tham gia cách mạng 4.0 với tư cách khách hàng của nó.
Tôi kể cho anh một ví dụ. Trước đây tôi có khoảng 500 - 700 cái đĩa nhạc, nhiều khi tôi không có thì giờ và không đủ sức để chọn một cái đĩa nào đó để nghe. Bây giờ tôi có thể nghe nhạc bằng smartphone thông qua loa bluetooth. Trên mạng Internet thiên hạ đã chuẩn bị rất nhiều đĩa hát hay từ Hồ thiên nga của Tchaikovsky đến Serenade của Schubert… cái gì cũng có.
Tức là tôi được hưởng thành tựu của cách mạng 4.0, chạy theo cách mạng 4.0 chứ không phải là tôi làm ra nó. Dân tộc chúng ta chưa có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp thật sự, cho nên càng không thể có kinh nghiệm sản xuất những thứ liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0. Đôi khi con người có thể tìm cách lý giải cái dốt, cái kém của mình như là sự may mắn: “Không phải vắt óc sáng tạo mà vẫn có Iphone để dùng, vẫn được nghe nhạc số bằng các kết nối không dây”.