Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

        TRỞ VỀ PONXAVAN SAU 16 NĂM
 
   Một số hình ảnh của Thành phố Ponxavan





  


Mười sáu năm về trước là thành viên trong đoàn của Tỉnh Nghệ An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Bá dẫn đầu có cả ông Nguyễn Đình Trạc lúc đó là Giám đốc Sở Công An nay là Trưởng Ban Nội chính Trung Ương cùng trên trên một chuyến bay từ Viên Chăn tới Ponxavan để làm việc với Chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng.  Thành phố Ponxavan tỉnh Xiêng Khoảng của đất nước Lạn Xang lúc đó chưa có điện lưới, phải dùng điện máy phát đến 10 giờ là ngắt, ban đêm thành phố tối mịt. Rất may khí hậu ban ngày không quá nóng, đêm rất lạnh, không cần máy điều hòa..

Ponxavan cách không xa Khu kinh tế Xayxomboun, thời đó phỉ Vàng Pao còn hoành hành, đi qua các vùng rừng núi hẻo lánh rất nguy hiểm, đã có một số người Việt bị phỉ bắn chết ( trong đó có người và lái xe Đoàn vận tải A của Nghệ An...). Nay phỉ không còn nữa, phần đông đã di tản sang các nước khác.

Ponxavan đã có điện lưới gần chục năm, nay đường và phố khang trang đẹp đẽ hơn, nhiều nhà mới mọc lên, nhưng không có nhà cao tầng.   

Trụ sở Công ty Thương mại Xiêng Khoảng ở ngay trung tâm, kiến trúc chưa có gì thay đổi vẫn là một ngôi nhà 2 tầng như xưa, chỉ khác nay đã cổ phần hóa thành doanh nghiệp tư nhân. Lào cũng có cái rất khác Việt, từ rất lâu chính quyền địa phương đã nhất thể hóa, người đứng đầu tỉnh là Tỉnh Trưởng không phải là Chủ tịch tỉnh mà thấy cũng rất ổn.

Người Lào chủ yếu theo đạo Phật, Ponxavan không thấy có nhà Thờ công giáo. Phật giáo ảnh hưởng tới người dân Lào mạnh mẽ hơn người Việt, mặc dù Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm hơn Lào rất nhiều. Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của họ như một tín ngưỡng chủ đạo. Các nhà sư Lào đi tu từ lúc còn rất trẻ để nhập đời, học cách hành xử với đời và sau này trở thành một Nhà sư được xã hội tôn trọng, công nhận, được coi là việc bình thường của cuộc đời. Trong khi đó, với người Việt, việc đi tu nói chung trong nhiều trường hợp là để lánh đời, để tìm sự siêu thoát cho bản thân trong cuộc đời còn đầy những nhiễu nhương, bon chen, vụ lợi.

Có thể vì vậy mà cuộc sống của người Lào bình lặng, thanh thản, không gấp gáp như người Việt. Mọi người không nói chuyện ồn ào nơi công cộng. Xe và người tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định và luôn nhường đường cho làn xe ưu tiên. Xe ôtô không được dùng còi xin đường mà dùng tín hiệu đèn. ….     

Cánh đồng Chum của tỉnh Xiêng Khoảng là một điểm du lịch nổi tiếng của Lào. Người tham quan không đông, rất ít người nước ngoài, chỉ gặp một đôi bạn trẻ người Slovenia đi phựợt bằng xe máy, 2 tốp người Trung Quốc đang ăn trưa dưới lùm cây trên một tảng đá và một số người Lào đến từ thủ đô Viên Chăn …

   Một số hình ảnh của cánh đồng Chum 






  Thời gian ít quá không đủ để đến Luang Prabang cố đô của Đất nước Triệu Voi
Tạm biệt Lan Xang đề quay về cửa khẩu Nậm Cắn    







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét