DẤU MỐC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Cách mạng công nghiệp 0.0 : Phát minh ra Lửa.
Thử bàn về tiêu chuẩn cán bộ thời công nghiệp 4.0
Tiêu chuẩn bao trùm của đạo đức cán bộ là thực sự dân chủ. Dân chủ là cách tốt nhất để tập hợp trí tuệ. Dân chủ là cách duy nhất để giải phóng và thông thoáng tư tưởng. Dân chủ là con đường tốt nhất để không phạm sai lầm. Dân chủ là mục tiêu để đoàn kết nội bộ.
Đạo đức được toát ra bề ngoài của người lãnh đạo là nếp sống có văn hóa. Có đạo đức sẽ có văn hóa. Có văn hóa chính nhờ có đạo đức. Đạo đức là nhân quả, là nội dung, là cốt lõi của văn hóa. Văn hóa cần nhất của một người lãnh đạo là luôn chăm lo cho cấp dưới và không làm phiền cấp dưới.
Một cán bộ có tài là một cán bộ luôn tìm cách tiếp cận, giao việc để phát hiện đúng nhân tài, đào tạo, quản lý, sử dụng và bảo vệ nhân tài, phải sử dụng người được việc, chứ không phải người được lòng. Bởi suy đến cùng người có tài là người biết tập hợp mọi cái tài của người khác. Không tập hợp được người tài cũng đồng nghĩa là người bất tài. Tập hợp được người tài là tiêu chuẩn cao nhất, cần nhất của người lãnh đạo.
Cách mạng 4.0 là giai đoạn xóa nhòa các ranh giới giữa các khoa học cơ bản như toán học, vật lý, vật lý lượng tử…
Cách mạng công nghiệp 0.0 : Phát minh ra Lửa.
Cách
mạng công nghiệp 1.0 (1787): Phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong
Cách
mạng công nghiệp 2.0 (1870) : Phát minh ra điện, động cơ điện và Dây chuyền sản xuất
hàng loạt.
Cách
mạng công nghiệp 3.0 : Phát minh Bán dẫn - Điện
tử - internet, máy tính và tự động hóa.
Cách
mạng công nghiệp 4.0 : Phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số, Công nghệ
sinh học và Vật Lý. Xóa nhòa các ranh giới. Kết nối vạn vật lại với
nhau.
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" đã được
áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng trong 75 năm qua, được nhắc lại vào năm
2011 tại Hội
chợ Hannover. Tháng 10 năm 2012, Nhóm Công tác về
Công nghiệp 4,0 trình bày các khuyến nghị về thực hiện Công nghiệp 4.0
cho chính phủ Liên bang Đức. Các thành viên của Nhóm Công nghiệp 4.0 được công
nhận là những người cha sáng lập và là động lực đằng sau Industry 4.0, khởi nguồn từ một dự án
trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức, thúc đẩy việc sản xuất điện
toán hóa sản xuất.
Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời
trong việc tự động hóa và trao
đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng
thực-ảo (cyber-physical system), Internet
Vạn Vật và điện toán đám mây
và điện
toán nhận thức (cognitive computing).
Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông
minh (smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu
trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một
bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet
Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người
trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và
dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử
dụng. Thử bàn về tiêu chuẩn cán bộ thời công nghiệp 4.0
(Bài
viết của TS Thái Doãn Hợp nguyên Bộ trưởng bộ Thông tin truyền thông, nguyên Bí
thư, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) 20/09/2018 09:01 GMT+7
“…Trong thời đại công nghiệp 4.0, tôi nghĩ cán bộ cần có đủ 3
tiêu chuẩn: Đức, tài và bản lĩnh; Với nội hàm cụ thể như sau:
Người có đức phải hội đủ 3 phẩm chất: Gương mẫu, dân chủ, có tố
chất văn hóa.
Đạo đức khó nhất của cán bộ là gương mẫu để được mọi người tin
yêu. Để người tốt có chỗ dựa, người xấu không dám lộng hành. Gương mẫu là nói
để làm, làm để chứng minh lời nói. Hành động trước, hưởng thụ sau. Hưởng thụ
bằng thành quả lao động chân chính của mình. Lo cho mọi người, để mọi người tôn
vinh, chăm lo và vun đắp cho mình.Tiêu chuẩn bao trùm của đạo đức cán bộ là thực sự dân chủ. Dân chủ là cách tốt nhất để tập hợp trí tuệ. Dân chủ là cách duy nhất để giải phóng và thông thoáng tư tưởng. Dân chủ là con đường tốt nhất để không phạm sai lầm. Dân chủ là mục tiêu để đoàn kết nội bộ.
Đạo đức được toát ra bề ngoài của người lãnh đạo là nếp sống có văn hóa. Có đạo đức sẽ có văn hóa. Có văn hóa chính nhờ có đạo đức. Đạo đức là nhân quả, là nội dung, là cốt lõi của văn hóa. Văn hóa cần nhất của một người lãnh đạo là luôn chăm lo cho cấp dưới và không làm phiền cấp dưới.
Nói tóm lại một cán bộ có đạo đức là tận tụy để cấp dưới thương;
là gương mẫu để cấp dưới trọng; là dân chủ cho cấp dưới tin cậy dễ gần để cung
cấp thông tin; là sáng tạo để cấp dưới có đủ việc làm và có thêm thu nhập chính
đáng; là kỉ cương để người tốt luôn có chỗ dựa và người xấu không dám thách đố,
lộng quyền.
Người có tài cũng phải hội tụ 3 nội dung: Có tầm nhìn, biết tập
hợp nhân tài, có sản phẩm cụ thể.
Trước hết người có tài là người có tầm nhìn xa trông rộng trong
thời đại 4.0. Muốn nhìn xa để khỏi buồn gần trong thời đại ngày nay phải có
ngoại ngữ, phải am hiểu CNTT biết ứng dụng kết nối và lan tỏa, phải đi nhiều để
tổng kết thực tiễn, dũng cảm so sánh với bạn bè quốc tế, từ đó định vị đúng
mình, xem mình là ai? Mình đang ở đâu? Và mình phải làm gì để sánh vai với các
cường quốc 5 châu - Phải hiểu: Một cán bộ quyết đoán là một cán bộ đoán được
tương lai để quyết đúng. Đó chính là tiêu chuẩn trí tuệ.Một cán bộ có tài là một cán bộ luôn tìm cách tiếp cận, giao việc để phát hiện đúng nhân tài, đào tạo, quản lý, sử dụng và bảo vệ nhân tài, phải sử dụng người được việc, chứ không phải người được lòng. Bởi suy đến cùng người có tài là người biết tập hợp mọi cái tài của người khác. Không tập hợp được người tài cũng đồng nghĩa là người bất tài. Tập hợp được người tài là tiêu chuẩn cao nhất, cần nhất của người lãnh đạo.
Đã là cán bộ có tài thì phải có sản phẩm; đo đếm bằng thành quả
do vai trò lãnh đạo của mình tạo ra trên 3 lĩnh vực chủ yếu: thành quả kinh tế
(thu ngân sách, giá trị sản xuất tăng thêm), thành quả chính trị (đội ngũ cán
bộ kế cận và tín nhiệm của dân) và các công trình có chất lượng để lại cho đời
sau. Nói tóm lại sự nghiệp của một cán bộ là làm 4 chữ: Nhiều tiền, yên
dân. Muốn nhiều tiền phải lo phát triển kinh tế, mà nền tảng là kinh tế doanh
nghiệp và kinh tế hộ gia đình. Muốn yên dân phải chăm lo các chính sách xã hội,
từ thiện, nhân đạo, giáo dục, đào tạo và tiến bộ xã hội.
Trong tình hình hiện nay, cán bộ có đức, có tài, cần phải có bản
lĩnh. Vì hiện nay có lúc, có việc, có nơi, người tốt chưa đủ tỷ lệ áp đảo người
không tốt. Vì thế rất cần người lãnh đạo có bản lĩnh để thiết lập lại trật tự
kỉ cương. Một cán bộ có bản lĩnh cũng cần hội đủ 3 tiêu chí: Dám nghĩ, dám làm,
dám nói.
Dám nghĩ những điều chưa có trong sách, chưa có trong đời để làm
vì sự nghiệp củng cố niềm tin của nhân dân và chấn hưng đất nước phù hợp với
thời đại KHCN. Khi đã nghĩ đúng thì dám dấn thân để làm, quyết tâm đưa cái đúng
vào cuộc sống, lấy kết quả cuối cùng để bảo vệ mình. Phải tích cực đổi mới, gắn
với cải tạo môi trường để ra đời cái đúng, cái tốt nhiều hơn. Dám nghĩ, dám làm
còn phải dám nói. Im lặng, thủ tiêu đấu tranh cũng là môi trường dung dưỡng cho
cái xấu nảy sinh và phát triển. Thực tiễn cuộc sống đã chỉ ra rằng: Rất nhiều
tiêu cực vừa qua, dân phát hiện khá sớm, nhưng các cơ quan chức năng nhận ra
hơi muộn nên khi buộc phải xử lý thì tổn thất lớn hơn, cái giá kinh tế chính
trị phải trả nặng hơn” Lê Doãn Hợp
TS: Thế các thời đại CM 1.0; 2.0 và 3.0 có cấn 3 tiêu chuẩn: đức, tài và bản lĩnh không nhỉ ?
TS: Thế các thời đại CM 1.0; 2.0 và 3.0 có cấn 3 tiêu chuẩn: đức, tài và bản lĩnh không nhỉ ?
Cách mạng
4.0 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng chạy theo các yếu tố tích cực trên thế
giới Nguyễn Trung Kiên /ngày 19/9/2018 - 05:00 ( Phóng vấn Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt)
Thưa ông, hiện nay có
rất nhiều cách hiểu về khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0, vậy dưới góc nhìn
của một chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm trong nhiều thập niên, ông có thể
đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm mới này?
Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là
một cách gọi trạng thái phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới ở giai đoạn
hiện nay. Nền kinh tế phát triển ở giai đoạn 4.0 này ảnh hưởng một cách sâu
sắc, mang lại những kết quả hết sức quan trọng và phức tạp.
Dường như thái
độ chung của xã hội chúng ta về hiện tượng này là chào đón nó như một con tàu
chở đến toàn những thứ ăn được, mà quên mất cảnh báo của những người như
Stephen Hawking – một trong những người thông minh nhất thế kỷ XXI, rằng nếu
không cẩn thận thì trí tuệ nhân tạo sẽ thống trị con người.
Tất nhiên chúng ta
không căn cứ vào một vài lời cảnh báo của một vài nhà khoa học mà tẩy chay nó,
bởi đây là một khuynh hướng phát triển hoàn toàn tự nhiên, không theo ý muốn
của bất kỳ ai. Không phải người Việt nói nhiều về nó thì từ 3.0 sẽ trở thành
4.0, mà cũng không phải nói thêm một chút nữa thì 4.0 thành 4.1. Rất tiếc là
những yếu tố để tạo ra tiền đề của cách mạng công nghiệp 4.0 đều không thuộc về
Việt Nam, nằm ngoài Việt Nam.
Nhận định như vậy liệu
có bi quan quá không, thưa ông?
-Tôi không bi quan. Tất
cả các kho dữ liệu quan trọng nhất tham gia vào mạng Internet - một trong những
nền tảng đầu tiên tạo ra giai đoạn 4.0 của cách mạng công nghiệp - đều không
nằm ở Việt Nam. Chúng ta buộc phải lôi nó về Việt Nam bằng luật, bằng “cưỡng
bức” chứ nó không tự hình thành ở Việt Nam.
Các kho dữ liệu là nền
tảng để giúp con người nâng cao tốc độ tư duy, tốc độ suy nghĩ, suy tưởng. Ở
Việt Nam không có các yếu tố làm tiền đề như vậy. Tôi đã từng là Phó chủ tịch
Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tôi biết rất rõ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 100
người được cấp thẻ đại diện để bảo vệ các quyền lợi này.
Nhưng vài ba năm nay
các cuộc thi để cấp thẻ đại diện không có ai đỗ cả, tức là số lượng người cung
cấp các dịch vụ bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ được hạn chế một cách đáng buồn
ở Việt Nam. Những người phục vụ cho quá trình bảo hộ các sự sáng tạo về trí tuệ
mà còn bị hạn chế như vậy thì làm thế nào có đủ lực lượng có trí tuệ để tham
gia vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Nếu nói về khả năng
tham gia cuộc cách mạng này, chúng ta chỉ có thể nói ở góc độ mở cửa đất nước
để hợp tác, sử dụng các sản phẩm, các thành tựu của cách mạng 4.0 chứ rất khó
để tham gia thật sự vào đấy như những người sáng tạo.
Ví dụ, trong lĩnh vực
chế tạo robot chẳng hạn, các bạn trẻ Việt Nam hiện nay đang chơi robot, nghịch
robot, chứ chưa chế tạo được robot thật sự. Không công nghiệp hóa được các vật
phẩm có liên quan đến trí tuệ nhân tạo thì tức là chúng ta cũng chưa có cả lực
lượng để ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0.
Trình độ đào tạo của
hệ thống giáo dục Việt Nam như hiện nay thì không thể cung ứng yếu tố con người
cũng như sự sáng tạo khoa học cho cách mạng công nghiệp 4.0 được. Cách mạng 4.0
là giai đoạn xóa nhòa các ranh giới giữa các khoa học cơ bản như toán học, vật
lý, vật lý lượng tử…
Tất cả những thứ như
vậy phải nằm trong một nền giáo dục có khả năng phát triển năng lực vật lý của
xã hội với tốc độ cao. Chúng ta không có nền giáo dục có khả năng làm chỗ dựa
cho cách mạng 4.0 trong việc đào tạo và cung cấp nhân lực. Chúng ta không có đủ
lực lượng các nhà vật lý và toán học cần thiết cho cách mạng 4.0.
Các nhà khoa học của
chúng ta vừa mới có chút tiếng tăm đã có nhu cầu làm chính trị. Chúng ta đón về
đây toàn những người 80-90 tuổi. Ví dụ, giáo sư Trần Thanh Vân đã ngoài 80
tuổi, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu là thầy của chúng tôi cũng trên 80 tuổi.
Khi nói quá nhiều về
cách mạng công nghiệp 4.0 thì nhiều người chúng ta vốn dĩ cũng không hiểu lắm
về chuyện này và trở thành lệ thuộc vào giới trí thức về mặt dư luận. Người ta
bảo với một trình độ 0.4 thì làm thế nào mà có cách mạng 4.0 được, đấy là sự giễu
cợt không lành mạnh, nhưng để người ta có cớ để giễu cợt đã là lỗi của các nhà
quản lý rồi.
Rất nhiều quan điểm
cho rằng ba lần trước chúng ta nhỡ tàu, lần này chúng ta kiên quyết nhảy lên
tàu, nhưng lên tàu và tham gia điều khiển con tàu ấy là hai việc khác nhau.
Chúng ta cũng cố nhảy lên tàu bằng cách để cho Samsung chế tạo smartphone ở đây
để cạnh tranh với Apple.
Như vậy chúng ta đâu
đã tham gia cách mạng 4.0 với tư cách là một lực lượng của nó. Bây giờ ngay cả
Samsung và Apple cũng đã đi đến một thỏa thuận dừng kiện cáo để dành tiền bạc
đầu tư cho sự phát triển của họ. Tôi nghĩ chúng ta chưa kịp khôn thì thế giới
đã khôn rồi.
Chúng ta chào mừng
Samsung lên Bắc Ninh và Thái Nguyên, với hy vọng có thể cân bằng với Apple, bây
giờ chúng ta thấy rằng họ cân bằng trước khi chúng ta kịp khôn ra để làm chuyện
ấy. Tóm lại là chúng ta tham gia vào cách mạng 4.0 như một kẻ vỗ tay, bởi chúng
ta không có truyền thống tham gia vào các cuộc cách mạng công nghiệp một cách
nghiêm túc suốt thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
Hình như tất cả những
lần lỡ tàu ấy đều có lý do?
-Những vấn đề chính trị của chúng ta ngăn cản
tất cả sự tham gia của chúng ta đối với các cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng
nếu không có các yếu tố chính trị thì liệu chúng ta có tham gia nổi các cuộc
cách mạng công nghiệp không? Câu trả lời vẫn là không. Lý do là chúng ta lười,
học chỉ để thi đỗ và lấy bằng.
Để làm quan nữa?
-Làm quan là công
nghiệp 6.0 mất rồi. Công nghiệp làm quan ở chúng ta phát triển thay thế sự phát
triển của cả bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Chúng ta không có công nghiệp,
chúng ta là một cái chợ để bày bán các sản phẩm công nghiệp của nhân loại mà
trước hết là của những kẻ thực dân.
Triết gia đức Edmund
Husserl đã từng cảnh báo công nghệ càng phát triển càng khiến con người trở nên
thiếu nhân bản và phi nhân văn, theo ông điều này có đúng không và liệu nó có
lặp lại trong cuộc cách mạng 4.0 này?
-Đây là chỗ hay của
người Việt. Các cuộc cách mạng nói chung đều làm hỏng con người, nhưng vì chúng
ta không tham gia thật sự vào bất kỳ cuộc cách mạng nào trong bốn cuộc ấy, nên
con người của chúng ta có vấn đề nhưng nó không hư hỏng giống như hiện tượng
Edmund Husserl đặt ra. Người Việt còn rất nhiều bản năng, tình cảm tự nhiên để
có thể huấn luyện thành những đối tượng có chất lượng nhân văn. Cho nên chúng
ta chống cái gì thuộc về chúng ta cũng đều ở mức vừa phải, kể cả chống tham
nhũng
Theo ông cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy hay kìm hãm tiến trình bảo vệ và phát triển
các quyền con người?
-Không có cuộc cách
mạng công nghiệp nào cản trở sự phát triển quyền con người. Anh thấy bây giờ ra
đường rất nhiều người dùng smartphone. Cuộc cách mạng 4.0 ở trạng thái
smartphone ấy đang phục vụ con người rất hữu ích. Phải nói là cách mạng 4.0 làm
cho con người đỡ nhọc nhằn hơn nhiều.
Nhiều năm trước đây
tôi mất khá nhiều công sức đọc sách để có thông tin, nhưng 10 năm trở lại đây,
khi có Internet thì tôi đỡ vất vả hơn. Internet về bản chất là một trong ba
điều kiện cơ bản của cách mạng 4.0. Sự chuẩn xác, tính khoa học của các tư duy
được nâng đỡ bởi việc khai thác các yếu tố của cách mạng 4.0, trong đó yếu tố
quan trọng nhất là các kho dữ liệu lớn trên không gian mạng.
Trên thực tế có những
phản ứng hay những động thái trái chiều với cách mạng 4.0, ví dụ như ở Trung
Quốc người ta xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng công dân thông qua việc kiểm
soát các hoạt động hàng ngày, đặc biệt những hoạt động có liên quan tới các
dịch vụ điện toán. Ông đánh giá thế nào về chuyện này?
-Nhiều người có một chút chống đối trong ý nghĩ
nên có sai lầm trong phương pháp luận khi nhìn nhận về quản trị xã hội. Nếu xã
hội không được quản trị tốt để ngăn ngừa các khía cạnh tiêu cực của cách mạng
4.0 thì cuộc cách mạng này sẽ bị chặn đứng lại.
Người ta chỉ mở cửa để
cách mạng 4.0 đến Việt Nam khi người ta kiểm soát được các hậu quả của nó. Luật
an ninh mạng là một công cụ để hỗ trợ biến cách mạng 4.0 trở thành một hiện
thực ở Việt Nam chứ không như phương Tây và một số báo lề trái lập luận.
Khi các nhà lãnh đạo
đưa ra được luật để quản lý vấn đề này thì họ có thể rút ra hai kết luận cơ
bản: Thứ nhất là nhận thức được sự bất lực và tối thiểu của quản lý, không phải
cứ có công cụ quản lý là có thể quản lý được. Thứ hai là khi anh có kinh nghiệm
về tính không thể quản lý được thì anh sẽ nhận ra được những thiệt hại do quản
lý bằng những cách thức thô thiển.
Cho nên luật nào cũng
được nhưng phải có các chuẩn tối thiểu để những người cầm quyền rút ra những
kết luận nghiêm túc trong quá trình ứng dụng nó. Tôi khuyên các anh không nên
phê phán một cách cực đoan luật an ninh mạng mà hãy để cho Chính quyền có cơ
hội để trải nghiệm tính bất lực của quản lý đối với những sự phát triển có tính
chất cách mạng của đời sống.
Nhiều chuyên gia lo
ngại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đẩy nhanh tiến trình phân hóa giầu
nghèo, ông có đồng ý với quan điểm này không.
-Có! Chắc chắn cách
mạng 4.0 sẽ đem lại tốc độ phát triển và để lại sau lưng nó rất nhiều lực lượng
nghèo khổ, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Trong bất cứ điều
kiện, hoàn cảnh nào mà ở đấy trình độ của con người quy định điều kiện sống của
họ đều nảy sinh hiện tượng chênh lệch giàu nghèo.
Chênh lệch giàu nghèo
là cặn bã của sự phát triển của mọi giai đoạn lịch sử, của mọi quốc gia về mặt
địa lý. Càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn, rất khó để khắc
phục, tối đa chỉ có thể khắc phục phần nào cuộc sống của những người nghèo khổ,
nâng mức sống tối thiểu lên để con người không chết trong một xã hội phát
triển.
Làm cho con người
không chết trong tiến trình phát triển chính là nhiệm vụ lịch sử của phát
triển, nếu phát triển mà không có sự nâng đỡ đối với tầng lớp nghèo khổ thì sẽ
có cách mạng vô sản.
Nhiều người vội vã chê
bai chủ nghĩa Marx mà không thấy rằng trong quá khứ chủ nghĩa Marx là công cụ
duy nhất để tiến hành cách mạng vô sản, nói cách khác chủ nghĩa Marx trở thành
công cụ chính trị của người nghèo.
Người nghèo càng đông
bao nhiêu thì chủ nghĩa Marx và các phương diện cách mạng của nó càng quan
trọng bấy nhiêu đối với họ. Chủ nghĩa tư bản có cái hay là họ biết điều chỉnh
và trong khi họ điều chỉnh thì Liên Xô không làm điều đó nên sụp đổ.
Nó sẽ lặp lại hiện
tượng phân hóa giàu nghèo của các thế kỷ trước?
-Đúng! Nhưng con người không bất lực trước việc
khắc phục khoảng cách ấy. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn thì người ta càng
phải tính đến chuyện khắc phục bằng cách nâng đáy lên. Marxim Gorki là cha đẻ
của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông ấy có một vở kịch tên là Dưới
đáy. Khi mô tả trạng thái dưới đáy ông ta nhìn thấy nhiều thứ ở trong đấy.
Chúng ta không thể chờ
những người ở dưới đáy để họ vươn lên cùng với những những người giàu có, nhưng
chúng ta có thể thỉnh thoảng làm một vài động tác hỗ trợ để cái đuôi đằng sau
không rơi vào tình trạng khốn khổ. Khi cái đuôi cũng có thịt có da thì con
người mới thấy hóa ra đấy là sự phân loại chứ không phải là sự bỏ rơi. Cần phải
phân biệt sự bỏ rơi của chủ nghĩa tư bản hoang dã với sự phân loại của chủ
nghĩa tư bản hiện đại.
Ông nghĩ gì về số phận
của lực lượng lao động trình độ thấp và không được đào tạo chính quy trong cuộc
cách mạng 4.0? Tương lai nào sẽ chờ đón họ?
Trả lời: Nếu không có
biện pháp tự khắc phục thì cách mạng vô sản là tương lai chờ đón họ. Nhiều nhà
cầm quyền trên thế giới luôn sẵn sàng chuẩn bị lực lượng chờ đợi các cuộc cách
mạng vô sản, cho nên hễ có phân hóa giàu nghèo xảy ra hay có khủng hoảng tài
chính kinh tế ở châu Âu là lập tức các đảng cánh tả trội lên. Các đảng cánh tả
mới là giai đoạn ban đầu, giai đoạn tiếp theo là các đảng cực hữu trội lên và
đấy mới là giai đoạn phát triển tiêu cực thật sự. Ở mỗi một dân tộc khuynh
hướng tiêu cực của nó được lựa chọn một cách khác nhau. Người Áo lựa chọn khác
với người Pháp, người Hunggary lựa chọn khác với người Áo mặc dù trước đây họ
là một đế quốc. Cách mạng vô sản luôn luôn là một dự phòng.
Theo ông Việt Nam
chúng ta đang có lợi thế gì và bất lợi gì khi tiếp cận cách mạng công nghiệp
4.0?
-Vấn đề không phải là
bỏ lỡ. Cuộc cách mạng ấy vĩ đại đến mức lôi cổ chúng ta đi chứ chúng ta không
chạy thoát nó được. Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng sản xuất ra các hàng hóa để
phục vụ, trang bị cho con người tận răng và lôi cổ con người đi mua hàng của
nó. Cách mạng 4.0 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng chạy theo các yếu tố tích
cực trên thế giới, còn luật vừa ra là biện pháp kiểm soát sự chạy theo ấy để nó
không ra khỏi các ranh giới mà một xã hội cần có để tồn tại.
Theo ông các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam phải chuẩn bị những gì để thành công trong
cuộc cách mạng 4.0 này?
-Các doanh nghiệp này
chẳng chuẩn bị cái gì. Cách mạng 4.0 là do những người hiểu biết chuẩn bị chứ
không phải do những người ú ớ. Cho rằng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
có thể chuẩn bị cho cách mạng 4.0 là một ảo tưởng. Họ sẽ tham gia cách mạng 4.0
với tư cách khách hàng của nó.
Tôi kể cho anh một ví
dụ. Trước đây tôi có khoảng 500 - 700 cái đĩa nhạc, nhiều khi tôi không có thì
giờ và không đủ sức để chọn một cái đĩa nào đó để nghe. Bây giờ tôi có thể nghe
nhạc bằng smartphone thông qua loa bluetooth. Trên mạng Internet thiên hạ đã
chuẩn bị rất nhiều đĩa hát hay từ Hồ thiên nga của Tchaikovsky đến Serenade
của Schubert… cái gì cũng có.
Tức là tôi được hưởng
thành tựu của cách mạng 4.0, chạy theo cách mạng 4.0 chứ không phải là tôi làm
ra nó. Dân tộc chúng ta chưa có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp thật sự, cho
nên càng không thể có kinh nghiệm sản xuất những thứ liên quan đến cách mạng
công nghiệp 4.0. Đôi khi con người có thể tìm cách lý giải cái dốt, cái kém của
mình như là sự may mắn: “Không phải vắt óc sáng tạo mà vẫn có Iphone để dùng,
vẫn được nghe nhạc số bằng các kết nối không dây”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét